Cam Bergamot – Thảo dược quý đẩy lùi mỡ máu cao từ miền nam nước Ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Cam Bergamot – Thảo dược quý đẩy lùi mỡ máu cao từ miền nam nước Ý

    Tác giả: Lê Lan Anh

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    21/05/21

    Ở Italia, các nhà khoa học đã phát hiện ra cam Bergamot – vị thảo dược quý có công dụng kiểm soát mỡ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nghiên cứu được Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GRAS, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

    4.8/5 - (20 bình chọn)

    1. Cam Bergamot là quả gì?

    Tên tiếng anh: Bergamot (Citrus Bergamia)

    Tên tiếng Việt: Bergamot

    Tên Bergamot được đặt theo từ Bergomotta của tiếng Ý, nguồn gốc từ thị trấn Bergamo của Ý – nơi tinh dầu Bergamot lần đầu tiên được bán ra thị trường. Giống Cam này được trồng nhiều nhất ở Calabria (miền Nam nước Ý), chiếm hơn 80% sản lượng cam Bergamot trên toàn thế giới. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy giống cây này ở miền Nam nước Pháp, bờ biển Ngà ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

    2. Đặc điểm dược liệu

    Cây có chiều cao chừng 4m, lá xanh, dài như lá cây cam. Quả Bergamot có mùi thơm, kích thước tương tự như quả cam nhưng lại mang màu vàng giống chanh.

    Như những trái cam khác, cam Bergamot gồm nhiều múi nhỏ, tuy nhiên vỏ sần sùi và mỏng.

    3. Thành phần hóa học

    Nước ép từ loại quả vỏ dày, sần sùi này chứa tới hơn 368 hoạt chất quý. So với các chất chiết xuất cơ bản, Bergamot được tiêu chuẩn hóa chứa hơn 38% flavonoid, gồm có: naringin, neohesperidin, neoeriocitrin, 1% melitidin và 2% brutieridin.

    Cam Bergamot được chuẩn hóa 38 Flavonoid

    Cam Bergamot được chuẩn hóa 38 Flavonoid

    4. Mùi vị

    Cam Bergamot mang vị đắng, hơi cay, thêm mùi thơm dễ chịu tự nhiên nên mang cảm giác nhẹ nhàng, thanh mát.

    5. Thu hái và chế biến

    Quy trình chuẩn bị để điều chế cam Bergamot:

    Bước 1:  Trái cam Bergamot gọt vỏ được xay để tạo hỗn hợp

    Bước 2:  Dùng enzyme loại bỏ pectin của hỗn hợp

    Bước 3:  Khử hoạt tính và lọc enzyme tạo ra dung dịch trong

    Bước 4:  Các polyphenol của dung dịch được phân lập

    Bước 5:  Chế biến nhiều giai đoạn tạo ra chiết xuất thành phẩm khô

    6. Cam Bergamot có tác dụng gì với sức khỏe con người?

    Theo Webmd, Cam chanh Bergamot mang đến nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe con người, cụ thể:

    • Giảm đau cơ, đau khớp
    • Giảm cholesterol, hạ mỡ máu
    • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch
    • Chống trầm cảm
    • Hỗ trợ hệ tiêu hóa
    • Chống viêm, kháng khuẩn
    • Giúp nhà cửa thơm tho, thoáng mát
    • Sạch miệng, khử mùi cơ thể
    • Trị sẹo và phục hồ da

    7. Vì sao Cam Bergamot có tác dụng hạ mỡ máu?

    Đã có hơn 440 nghiên cứu chỉ ra rằng cam Bergamot có tác dụng giúp hỗ trợ điều chỉnh các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Đồng thời, ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hai hoạt chất flavonoid từ cam Bergamot bao gồm neohesperidin và naringin có cấu trúc giống Statin, giúp ức chế enzyme HMG-CoA reductase – chất chịu trách nhiệm tổng hợp cholesterol (tại gan).

    Sự tương đồng về cấu trúc polyphenol này giúp giới hạn tốc độ tổng hợp cholesterol.  Từ đó, làm giảm cả ba chỉ số mỡ xấu: cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-Cholesterol (mỡ xấu).  Đồng thời, tăng chỉ số HDL-Cholesterol (mỡ tốt).

    Ngoài ra, loại cam quý này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nhờ ức chế quá trình oxy hóa các hạt LDL, ngăn chặn sự liên kết mỡ xấu tập kết tại thành mạch. Từ đó, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

    Tác dụng của Cam Bergamot

    Tác dụng của Cam Bergamot

    >> Cam Bergamot – Thảo dược quý miền nam nước Ý hỗ trợ hạ mỡ máu an toàn, hiệu quả <<

    Tìm hiểu ngay nếu bạn đang bị mỡ máu cao

    Hotline

    8. Các nghiên cứu chứng minh chiết xuất Cam Bergamot (Cam Địa Trung Hải) giảm mỡ máu

    8.1. Nghiên cứu 1

    Khoa Dược lý, Đại học Magna Grecia, Catania, Ý kết hợp với Khoa Tim mạch, Trung tâm Y tế Salus, Marinella di Bruzzano, Ý

    Nghiên cứu  được thực hiện  trên 237 bệnh nhân, chia làm 3 nhóm:

    Nhóm 1: Không dùng Bergamot

    Nhóm 2: Dùng 500mg Bergamot/ngày

    Nhóm 3: Dùng 1000 mg Bergamot/ngày.

    Cholesterol toàn phần HDL-Cholesterol LDL-Cholesterol Triglyceride
    Nhóm 1 (Không dùng Bergamot) +0,14% +1,2% -1,1% +0,1%
    Nhóm 2 (Dùng Bergamot liều 500mg/ ngày) -20,69% +22,9% -24,1% -29,9%
    Nhóm 3 (Dùng Bergamot liều 1000mg/ngày) -26,53% +40,1% -36,0% -38,8%

    Chú thích:      +0,14%: Sau 30 ngày xét nghiệm lại cho kết quả tăng 0,14%

    – 1,1%: Sau 30 ngày xét nghiệm lại cho kết quả giảm 1,1%

    Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm người sử dụng Bergamot giảm mạnh cả 3 chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-Cholestero. Trong khi nhóm người không sử dụng Bergamot  chỉ số giảm thấp.

    8.2. Nghiên cứu 2

    Nghiên cứu: Thành phần polyphenolic của cam Bergamot tăng cường tác dụng do rosuvastatin gây ra trên LDL-cholesterol, biểu hiện LOX-1 và phosphoryl hóa protein kinase B ở bệnh nhân tăng lipid máu

    Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 77 bệnh nhân được phân làm 5 nhóm như bảng dưới. Sau 30 ngày, tiến hành đo kết quả trung bình các chỉ số mỡ máu:

    Cholesterol toàn phần (mg/dl) HDL-C(mg/dl) LDL-C(mg/dl) Triglyceride(mg/dl)
    Trước khi dùng 278 ± 4 191 ± 3 38 ± 2 238 ± 5
    Nhóm chứng (không dùng thuốc) 275 ± 4 190 ± 2 38 ± 3 235 ± 5
    Nhóm dùng Rosuvastatin 10mg/ngày 195 ± 3 115 ± 4 42 ± 3 200 ± 4
    Nhóm dùng Rosuvastatin 20mg/ngày 174 ± 4 87 ± 3 48 ± 3 202 ± 5
    Nhóm dùng Bergamot 1000mg/ngày 191 ± 5 113 ± 4 45 ± 4 165 ± 3
    Nhóm dùng Rosuvastatin 10mg/ngày + Bergamot 1000mg/ngày 172 ± 3 90 ± 4 52 ± 4 152 ± 5

    Kết luận: Việc bổ sung Bergamot vào rosuvastatin trong quá trình điều trị của bệnh nhân làm tăng đáng kể tác dụng do rosuvastatin gây ra dựa trên các kết quả xét nghiệm máu so với chỉ dùng rosuvastatin.

    9. Lưu ý từ chuyên gia

    Hiện nay, tinh dầu Cam Bergamot được bán ở dạng nước hoa phổ biến trên mạng, tuy nhiên chiết xuất Bergamot sử dụng hạ mỡ máu thì không. Người bệnh có thể tham khảo các sản phẩm có thành phần Bergamot đã được nêu ở trên.

    Bên cạnh việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, người bị mỡ máu có thể cũng cần xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

    • Bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc… đồng thời, hạn chế thực phẩm chứa cholesterol, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
    • Kiêng rượu bia, đồ uống có gas tuyệt đối.
    • Dành thời gian luyện tập thể dục hoặc chơi bất kỳ môn thể thao yêu thích ít nhất 30 phút/ngày.
    • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện bệnh.

    Có thể nói, những nghiên cứu Cam Bergamot đã chứng minh dược liệu này có công dụng trong hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, giúp giảm cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride. Đồng thời, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh tim mạch.

    Qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm được đầy đủ thông tin về Cam Bergamot trong hỗ trợ điều trị mỡ máu. Nếu còn băn khoăn nào về dược liệu có thể liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe 0865344349 để được hỗ trợ. Đừng quên truy cập Cẩm nang bệnh mỡ máu mỗi ngày để có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

    VIDEO ĐỀ XUẤT: 

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cây Nữ lang – Vị thuốc quý cổ đại nổi tiếng về an thần, điều trị mất ngủ 15/02/24
      Người mất ngủ thường truyền tai nhau vị thuốc như Lạc tiên, Tâm sen, Nụ hoa tam thất… Nhưng theo…
      Tìm hiểu về cây tơm trơng – dược liệu quý không phải ai cũng biết 04/11/20
      Tơm trơng là vị thuốc đã được truyền lại từ ông “Vua voi”, không những tăng cường sinh lý nam…
      Cây an xoa – Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và cách sử dụng 22/06/21
      Cây an xoa là thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng,…
      TOP 12 thảo dược tăng cường sinh lý nam giới tốt nhất 30/07/24
      Từ xa xưa, y học cổ truyền đã ghi nhận nhiều thảo dược công dụng bổ thận tráng dương, tốt…
      Xem thêm