Cây trạch tả: Vị thuốc lợi tiểu, trị gout không phải ai cũng biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • CÂY THUỐC

    Cây trạch tả: Vị thuốc lợi tiểu, trị gout không phải ai cũng biết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    04/01/21

    Cây trạch tả là một trong những vị thuốc chữa bệnh gout trong dân gian. Vậy cây trạch tả là cây gì, ngoài công dụng chữa gout còn có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (73 bình chọn)

    1. Cây trạch tả là cây gì?

    cây trạch tả là cây gì

    Cây trạch tả thường sống tại các khu vực đầm lầy, ẩm ướt.

    Cây trạch tả hay còn gọi là cây mã đề nước, cây thủy tả, hộc tả, mang vu, cập tả, như ý thái, trạc chi, ngưu nhĩ thái…

    Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L

    Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae)

    Trạch tả thường mọc ở ao, ruộng, cao từ 0,3-1m có thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay, mọc thành cụm, lá mọc ở gốc hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống dài đều.

    Hoa trạch tả lưỡng tính, có 3 cánh trắng hoặc hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp hình xoắn ốc. Quả bế dạng đơn, không nứt vỏ.

    Vị thuốc này thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện được trồng ở nhiều tỉnh như Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hòa Bình.

    Bộ phận dùng làm thuốc: rễ củ đã xử lý (cạo bỏ rễ con, phơi, sấy).

    2. Thành phần

    Trong thân rễ trạch tả có nhiều thành phần hóa học quý như:

    • Tinh dầu, chất nhựa 7%, protid, tinh bột 23%
    • Các chất dẫn Triterpenoid: alisol A, Alisol B, alisol A monoacetat, alisol B monoacetat, alisol C, epialisol, 11-deoxyalisol C, alisol D và sitosterol 3-0-6 stearoyl-b-D glucopyranosid. Iod 6,10 mg/kg, Mn 1,2%.
    • Sesquiterpen: alismol và alismoxid

    3. Mùi vị

    Trạch tả có mùi nhẹ, vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng đi vào bàng quang và thận.

    4. Thu hái chế biến

    Thu hái:  

    Thân rễ được thu hoạch vào tháng 4-5 khi phần lá cây chuyển sang màu vàng (yêu cầu thời gian sinh trưởng tối thiểu 3 tháng kể từ sau khi trồng để đảm bảo chất lượng).

    Chế biến:

    • Trạch tả loại bỏ tạp chất, cạo sạch vỏ và các rễ nhỏ rửa sạch
    • Ủ cho mềm sau đó thái lát dày phơi cho khô hoặc sấy khô
    • Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp diêm trạch tả (trạch tả ủ muối): sau khi đã phơi khô phun nước muối cho ẩm, ủ kỹ sao cho mặt ngoài thân rễ có màu vàng thì phơi khô một lượt nữa
    • Phương pháp ủ muối theo tỷ lệ 100kg trạch tả dùng 2kg muối

    5. Tác dụng

    Theo nghiên cứu trong Y học hiện đại và Đông y, cây trạch tả có một số tác dụng như:

    • Hỗ trợ lợi tiểu
    • Hạ lipid máu và chống xơ vữa động mạch
    • Chống viêm, ức chế sưng phù và sự tăng sinh của tổ chức trên u hạt
    • Làm giảm lượng cholesterol trong máu
    • Hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao
    • Bệnh thủy thũng trong viêm thận
    • Có thể điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như ợ chua, đau bụng, cảm cúm…
    • Được coi là phương pháp chữa bệnh dại mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chính thống
    • Lá tươi có tính chất rubefacient, được dùng trong trị bệnh phong và dùng tại chỗ cho các vết bầm tím, sưng tấy

    6. Cây trạch tả có trị gout được không?

    Dấu hiệu nhận biết bệnh gout đầu tiên chính là hàm lượng axit uric trong máu tăng cao dẫn đến sự hình thành của các tinh thể muối urat tại các khớp, gây nên các cơn đau nhức, sưng tấy.

    Cây trạch tả có tác dụng trong điều trị gout nhờ cơ chế lợi tiểu, làm tăng lượng nước tiểu, natri và ure từ đó tăng bài tiết ure, nước tiểu và clorua.

    Nước sắc từ trạch tả có thể làm giảm hàm lượng canxi trong thận và sự hình thành các tinh thể canxi oxalate trong ống thận, ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Như vậy với tác dụng lợi tiểu, chúng có thể thúc đẩy quá trình đào thải axit uric thông qua đường tiết niệu nhanh hơn.

    Xem thêmBệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả

    7. Một số bài thuốc từ cây trạch tả

    7.1. Cây trạch tả chữa thủy thũng do thận

    Cách 1:

    Thành phần: Râu ngô và thân cây sậy mỗi loại 100g, lá trạch tả 100g

    Cách dùng:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên và sắc với 700ml nước đến khi cạn còn 1/3
    • Chia làm 2 lần uống trưa và tối sau ăn
    • Kiên trì dùng trong 10 ngày

    Cách 2:

    Thành phần: trạch tả, phục linh, xa tiền thảo, trư linh mỗi vị 10g

    Cách dùng:

    • Sắc tất cả nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ đến khi còn ½ thì tắt bếp
    • Chia hai lần uống trong ngày, qua hôm sau thay thang thuốc mới

    Cách 3:

    Thành phần: trạch tả, phục linh mỗi vị 6g, quế chi và cam thảo mỗi vị 2g, bạch truật 4g

    Cách dùng:

    • Bỏ các nguyên liệu trên sắc với 600ml sắc lửa nhỏ đến khi còn ½ và chia 3 lần uống trong ngày sau ăn

    7.2. Chữa chứng thận hư, tiểu buốt, tiểu rắt

    Thành phần: Bạch long cốt, tang phiêu phiêu, xa tiền tử mỗi vị 40g, cẩu tích 80g và 1,2g trạch tả

    Cách dùng:

    • Tán bột và trộn đều các dược liệu trên
    • Mỗi ngày uống 8g trước khi ăn
    • Có thể dùng chung với rượu ấm

    7.3. Chữa nóng gan

    Thành phần: Trạch tả 10g, thục địa 12g, bạch phục linh 10g, củ mài 12g, mẫu đơn bì 10g và giác mộc 10g

    Cách dùng:

    • Sao vàng các vị dược liệu sau đó tán bột, có thể chế viên hoàn nhỏ bằng hạt đỗ xanh
    • Mỗi ngày uống 8-10 viên
    • Sử dụng trong 10 ngày liên tục

    7.4. Trị hoa mắt chóng mặt do thiếu máu

    Cách 1:

    Thành phần: trạch tả 12g, địa hoàng 15g, long đởm thảo 10g, mộc ban 10g, hoàng cầm 10g, sài hồ 10g, hoa vương 10g, tri mẫu 10g, cúc hoa 10g

    Cách dùng:

    • Sắc các nguyên liệu trên với lượng nước vừa đủ cho đến khi cạn còn ½
    • Uống hết trong ngày

    Cách 2:

    Thành phần: trạch tả 15g, sơn khương 6g, cúc hoa 12g

    Cách dùng:

    • Sắc các nguyên liệu trên với 500ml đến khi còn ½ thì tắt bếp
    • Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày
    • Nên kiên trì sử dụng từ 7-10 ngày

    7.5. Lá trạch tả trị viêm họng

    Thành phần: lá trạch tả và húng chanh, mỗi loại 30g, gừng tươi 5g

    Cách dùng:

    • Rửa sạch các nguyên liệu trên, gừng tươi đập dập, sắc với 300ml đến khi cạn còn 50ml
    • Uống ngày một lần trong vòng 5 ngày liên tục
    • Nên dùng khi nước thuốc còn ấm

    7.6. Trạch tả trị viêm ruột, đi ngoài phân lỏng

    Cách 1:

    Thành phần: bạch truật, trạch tả, thần khúc, bạch linh, mạch nha mỗi vị 10g, cam thảo và sa nhân mỗi vị 3g

    Cách dùng:

    • Sắc các nguyên liệu trên với ba bát nước, đun cạn đến khi còn một nửa
    • Uống ngày hai lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm

    Cách 2:

    Thành phần: trạch tả 10g, nấm lỗ 10g, xích phục linh 10g, phấn thảo 15g, xa tiền tử 6g

    Cách dùng:

    • Sắc tất cả nguyên liệu trên với ba bát nước, đun đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Nên uống hết trong ngày, mỗi ngày 2 lần

    7.7. Cây trạch tả trị gout

    bài thuốc trị gout từ cây trạch tả

    Nhờ khả năng lợi tiểu nên trạch tả thường được dùng trong hỗ trợ đào thải acid uric qua đường tiểu.

    Cách 1:

    Thành phần: trạch tả, xuyên khung, thục địa, đương quy, xích thược, bạch truật, bạch linh, độc hoạt mỗi vị 12g, đan sâm 16g

    Cách dùng:

    • Sắc các thảo dược trên với 3 bát nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
    • Ngày uống hai lần, mỗi ngày một thang

    Cách 2:

    Thành phần: Bạch linh 20g, trần bì, trạch tả, độc hoạt, bán hạ chế, phòng phong, nhũ hương, nam bình, xuyên khung mỗi vị 12g, một dược, hồng hoa mỗi vị 8g

    Cách dùng:

    • Sắc các nguyên liệu trên với 3 bát nước cho đến khi còn một nửa thì tắt bếp
    • Dùng trong ngày, mỗi ngày hai lần

    >> Xem ngay: 7+ cách chữa bệnh gout (gút) tại nhà hiệu quả theo lời chuyên gia

    8. Liều dùng

    Trạch tả chủ yếu làm thuốc thông tiểu chữa bệnh thủy thũng trong viêm thận. Mỗi ngày nên dùng từ 10-30g dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng riêng/phối hợp với các vị thuốc khác.

    9. Mua cây trạch tả ở đâu, giá bao nhiêu?

    Trạch tả hiện nay được bày bán nhiều tại các hiệu thuốc Đông y trên toàn quốc hoặc một số đơn vị kinh doanh các vị dược liệu. Giá cho mỗi một cân trạch tả dao động từ 300.000đ – 350.000đ/kg.

    Khi lựa chọn vị thảo dược trạch tả hay mã đề nước này bạn nên tìm hiểu các đơn vị có uy tín, tránh tình trạng tẩm hóa chất, nấm mốc, mối mọt trong sản phẩm.

    Đối với việc mua hàng qua các trang web nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng, nếu có dấu hiệu lạ về màu sắc, mùi vị nên liên hệ với đơn vị kinh doanh để kiểm tra.

    10. Một số sản phẩm sử dụng cây trạch tả

    Cây trạch tả đã được ứng dụng trong một số sản phẩm như:

    • Kidneyton của Công ty Dược phẩm OPC trị suy huyết kém, thắt lưng, đầu gối mỏi, hoa mắt chóng mặt
    • Hoàng thống phong TPBVSK hỗ trợ điều trị bệnh gout, người bị tăng axit uric máu
    • BoniGUT TPBVSK hỗ trợ điều trị bệnh gout, giảm acid uric máu

    >> Tìm hiểu thêm: Top [10+] thuốc trị gout của Mỹ hiệu quả bạn nên biết

    11. Lưu ý khi sử dụng

    11.1. Tương tác thuốc

    Trạch tả được nghiên cứu ít có tính độc. Tuy nhiên khi sử dụng loại thảo dược này nên dùng đúng liều khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ như:

    • Đau đầu, khó thở
    • Sưng môi, miệng
    • Da nổi mẩn, phát ban, ngứa ngáy
    • Cần ngưng sử dụng nếu gặp dấu hiệu lạ trong quá trình uống thuốc.

    11.2. Bảo quản

    • Thân rễ trạch tả sau khi phơi khô nên để trong túi nilon buộc chặt hút chân không hoặc để trong bình thủy tinh
    • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
    • Trong quá trình phơi nên phơi ráo, có thể tán nhỏ dễ dàng sử dụng

    11.3. Đối tượng sử dụng

    Cây trạch tả là một trong những vị thuốc được dùng để hỗ trợ lợi tiểu. Trong quá trình sử dụng cần chú ý tới các đối tượng như:

    • Người dị ứng với các thành phần trong cây trạch tả nên cân nhắc sử dụng
    • Không dùng cho bà bầu, phụ nữ cho con bú. Nếu dùng cần tham khảo ý kiến chuyên gia
    • Nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để tránh những tương tác thuốc không đáng có

    12. Lời khuyên từ chuyên gia

    Ths.Bs nguyễn Thị Hằng chỉ ra một số lưu ý khi sử dụng cây trạch tả.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, trạch tả đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc, không chỉ thúc đẩy quá trình đào thải các chất độc hại trong cơ thể mà còn dùng chữa rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp.

    Do vị thảo dược này gián tiếp tác động tới việc giảm các cơn đau do gout nên bạn nên kết hợp cả chế độ ăn uống như:

    • Hạn chế thực phẩm giàu đạm, giàu nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản
    • Không sử dụng bia rượu, chất kích thích
    • Tăng cường chế độ ăn giàu rau xanh
    • Uống nhiều nước và tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp
    • Có thể kết hợp các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ làm giảm các cơn đau do gout

    Trên đây là một số thông tin về cây trạch tả, công dụng và cách sử dụng trong điều trị gout. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về gout có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Một bình luận cho “Cây trạch tả: Vị thuốc lợi tiểu, trị gout không phải ai cũng biết”

    1. Anh Tú viết:

      Tôi cũng hay dùng cây trạch tả ngâm rượu, không ngờ nó còn có nhiều tác dụng như thế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Hỏi – Đáp] Nhân trần chữa rối loạn mỡ máu có tốt không? Lưu ý gì? 03/07/21
       Hỏi: Tôi năm nay gần 50 tuổi, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì phát hiện rối loạn lipid…
      Dâm dương hoắc – Thảo dược tráng kiện dương khí giúp quý ông “yêu” bền bỉ 29/01/21
      Dâm dương hoắc được mệnh danh là “viagra thiên nhiên” kích thích ham muốn tình dục, giúp quý ông “yêu”…
      Cây cỏ xước là gì? Các bài thuốc điều trị xương khớp mới nhất 2021 03/02/21
      Cây cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam, hoài ngưu tất, là một trong những vị thuốc có…
      Cây bá bệnh (mật nhân) – Thực hư công dụng chữa yếu sinh lý nam 25/08/21
      Cây bá bệnh (tên khoa học là Eurycoma Longifolia), được lưu truyền trong dân gian với công dụng chữa “bách…
      Xem thêm