HDL – Cholesterol là một trong những thành phần mỡ tốt quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Duy trì chỉ số HDL – cholesterol ở mức cao sẽ giúp cơ thể tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch.
1. Chỉ số HDL – cholesterol là gì?
HDL – cholesterol là một loại cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (mỡ tốt), được tổng hợp tại gan, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển cholesterol máu. Nếu chỉ số HDL – cholesterol ở mức ổn định, sẽ giúp cơ thể loại bỏ mỡ thừa và mảng bám tích tụ trong động mạch. Sau đó, vận chuyển chúng tới gan để đào thải. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
2. Vai trò của HDL – Cholesterol
Các chuyên gia tim mạch cho biết HDL – cholesterol có chức năng đặc biệt quan trọng với con người:
- Lọc và loại bỏ LDL – hoặc cholesterol xấu.
- Bảo vệ mạch máu, giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh tránh các tổn thương.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.
3. Ý nghĩa của chỉ số HDL – cholesterol trong xét nghiệm máu
Các chỉ số cholesterol được đo bằng miligam (mg) cholesterol trên decilit (dL) máu hoặc milimol (mmol) trên lít (L). Chỉ số HDL – cholesterol cao bao nhiêu là tốt có thể phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi của bạn.
GIỚI TÍNH | MỨC CẢNH BÁO | MỨC AN TOÀN |
Nam | Dưới 40 mg / dL (1,0 mmol / L) | Trên 60 mg / dL (1,6 mmol / L) |
Nữ | Dưới 50 mg / dL (1,3 mmol / L) | Trên 60 mg / dL (1,6 mmol / L) |
Chỉ số HDL – cholesterol ở mức an toàn và nguy hiểm
Như vậy, nếu chỉ số HDL của bạn dưới 40mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra:
- HDL trong khoảng (40-59mg/dL): Kết quả đo được càng cao thì mức độ bảo vệ tim mạch càng tốt. Theo nghiên cứu, cứ mỗi 4mg/dL HDL tăng thêm có thể giảm 10% nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
- Chỉ số HDL – cholesterol được xem là cao khi trên 60mg/dL (1,55mmol/L). Ở mức độ này, tim mạch được bảo vệ, cơ thể giảm được tỉ lệ các biến cố về tim mạch.
- HDL > 90mg/dL: Rất ít người gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ số mỡ tốt HDL quá cao >90mg/dL – sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
4. Chỉ số HDL – cholesterol thấp nguy hiểm như thế nào?
Chỉ số HDL thấp (<40mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Đặc biệt khi HDL giảm cũng đồng nghĩa với LDL tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Những mảng xơ vữa này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như:
- Đau thắt ngực.
- Sốc tim.
- Suy tim.
- Nhồi máu cơ tim.
- Tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, những người mắc bệnh mạch vành có HDL thấp, trong khi triglyceride cao sẽ xuất hiện các tình trạng:
- Nồng độ acid uric máu cao hơn: tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Giảm phân suất tống máu thất trái (EF).
- Có tiền sử nhồi máu cơ tim.
5. Nguyên nhân nào khiến HDL – cholesterol thấp?
HDL thấp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đặc biệt do lối sống, chế độ ăn uống không hợp lý. Một số người gặp vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến HDL thấp.
5.1 HDL thấp do lối sống – sinh hoạt – ăn uống
- Chế độ ăn nhiều đường bột và chất béo.
- Lười vận động.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Làm việc quá sức, căng thẳng stress quá nhiều.
5.2 Do bệnh lý
Những người mắc hội chứng chuyển hóa: Các bệnh như béo phì, huyết áp cao, tiểu đường,… cũng có thể dẫn đến chỉ số HDL – cholesterol thấp.
Ngoài ra, một số người có chỉ số HDL thấp có thể do các bệnh di truyền hiếm gặp như: bệnh thiếu hụt protein, bệnh Tangier.
5.3 Chỉ số HDL cholesterol thấp do thói quen sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm mỡ tốt HDL ở một số người. Chẳng hạn như:
- Thuốc chẹn beta.
- Thuốc chứa Progestin như thuốc tránh thai, các loại thuốc bổ sung estrogen.
- Steroid đồng hóa – Testosterone tổng hợp.
- Thuốc an thần.
- Để biết chính xác nguyên nhân do đâu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận được chẩn đoán chính xác.
6. Những cách cải thiện chỉ số HDL
Chỉ số mỡ tốt HDL cholesterol có thể được cải thiện bằng một trong những cách sau:
6.1 Có chế độ ăn uống lành mạnh
Để nâng cao HDL, bạn nên tránh ăn các loại chất béo bão hòa như sữa, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó hãy sử dụng các chất béo bão hòa có trong dầu oliu, quả bơ, các loại hạt ngũ cốc,…
Bổ sung thêm rau củ quả giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày thay vì đồ ăn giàu đường bột.
6.2 Chăm chỉ luyện tập thể dục
Tập luyện thể dục thường xuyên có thể giúp làm tăng nồng độ HDL đồng thời giảm các chỉ số LDL và triglyceride. Bạn nên chăm chỉ tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tăng HDL.
6.3 Từ bỏ thuốc lá
Thường xuyên hút thuốc lá hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc khiến HDL ngày càng sụt giảm. Do đó, để chỉ số này ổn định trở lại, bạn nên bỏ thuốc và tránh tiếp xúc với khói thuốc.
6.4 Hãy giảm cân
Trong trường hợp HDL thấp do cân nặng, việc giảm cân sẽ vô cùng cần thiết để chỉ số này tăng cao trở lại. Một nghiên cứu chỉ ra rằng: HDL tăng lên đáng kể nếu bạn có thể giảm được 1-3% trọng lượng cơ thể. Ngăn chặn béo phì cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
6.5 Sử dụng thuốc tăng HDL
Một số loại thuốc được sử dụng để làm tăng HDL cholesterol như:
- Niacin theo toa.
- Fibrat như Gemfibrozil (Lopid).
- Statin như simvastatin (Zocor), rosuvastatin (Crestor).
- Trước khi sử dụng thuốc để tăng HDL cholesterol, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp.
Kết luận chung
HDL cholesterol là một loại mỡ tốt giúp loại bỏ các mỡ xấu dư thừa, chống lại nguy cơ xơ vữa động mạch. Nếu chỉ số HDL giảm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tim mạch. Chính vì vậy cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp để luôn giữ HDL ở mức cao.
Nên xét nghiệm chỉ số mỡ máu nói chung và HDL cholesterol nói riêng 1-2 lần/năm, để kịp thời phát hiện ra những bất thường trong cơ thể. Từ đó, có hướng điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
- Sở hữu “vòng eo 56” với 9 thực đơn giảm cân bền vững
- Gan nhiễm mỡ – Những biến chứng nguy hiểm và cách “NÉ” bệnh hiệu quả
- [Top 22+] thực phẩm giàu omega-3 “điển hình” cho người bệnh mỡ máu
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.
Tôi muốn hỏi tôi 43 tuổi, đi xét nghiệm bác sĩ chỉ nói LDL của tôi cao vượt mức an toàn còn các chỉ số khác thì bình thường, như vậy có phải là bị mỡ máu không? Bác sĩ nói chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động thôi. Vậy tôi uống Mỡ Máu Tâm Bình được không?
Chào bạn, theo đúng định nghĩa về bệnh mỡ máu cao thì chỉ cần 1 trong 4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu (Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol, Triglyceride) bất thường là đã được chẩn đoán là rối loạn lipid máu hay còn gọi là bệnh mỡ máu cao rồi. Vì vậy trường hợp của bạn đã được xác nhận là rối loạn lipid máu (bệnh mỡ máu cao theo cách gọi dân gian).
Nếu mức độ LDL-Cholesterol của bạn không cao hơn quá nhiều so với giới hạn cho phép bạn có thể điều chỉnh bằng lối sống, sinh hoạt và chế độ ăn uống. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình nếu cần để hỗ trợ giảm mỡ máu.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi 59 tuổi , đang dùng crestor 10mg được 2 tháng nay rồi , nhưng các chỉ số mỡ máu vẫn chưa ổn định, nhưng dạo gần đây tôi hay bị nóng, nổi mẩn ngứa . Tôi có tham khảo và thích sxanr phẩm nào có thể tinh chất nghệ , giảo cổ lam. Vậy tôi có thể dùng thêm Mõ máu được không và tôi dùng kem thuốc tây được không ?
Chào bạn, thông thường người bị mỡ máu có thể sử dụng TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ, dùng cách thuốc tây 1 giờ để việc hấp thu từng sản phẩm được tốt nhất. Tuy nhiên bạn nên đi khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng nóng và nổi mẩn ngứa do nguyên nhân gì. Để xem có phải do tác dụng phụ của thuốc tây không. Từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp thay đổi về loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, Tôi 60 tuổi, chỉ số cholesterol và triglycerid rất cao, tôi đang dùng thuốc Tây bác sĩ kê Lipitor, nhưng men gan cao lắm, dùng Mỡ máu có giảm được 2 chỉ số đó không?
Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu (Cholesterol, triglyceride) vì vậy bạn có thể dùng thêm Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi xin nhờ tư vấn giúp tôi, tôi sinh năm 1972, đang bị mỡ máu cao, huyết áp cao và đường huyết hơi cao. Tôi đang sử dụng thuốc tây huyết áp và mỡ máu, đường huyết bác sĩ nói chưa cao quá nên chưa phải sử dụng thuốc. Do dịch bệnh nên tôi chưa đi khám và lấy thuốc được, tôi nhờ tư vấn giúp tôi tôi nên ăn gì để cải thiện. Hiện tôi có biểu hiện tê 2 bàn tay và đổ mồ hôi ướt tay.
Chào chú, người bị mỡ máu nói chung cần lưu ý về ăn uống:
– Thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao
– Tránh đồ ăn quá mặn, ngọt
– Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ
– Ăn các loại thịt trắng, thịt nạc, hạn chế thịt mỡ.
Chi tiết hơn chú có thể xem ở đây: https://tambinh.vn/mo-mau-nen-an-gi-kieng-gi/
Chúc chú sức khỏe!
Chào bác sĩ mẹ tôi năm nay 64 tuổi đi khám bác sĩ có bảo tôi bị mỡ máu cao các chỉ số là Cholestrol: 6,4, Triglycerid là 2.8. HDL là 1.8, LDL là 3.6. Nhờ bác sĩ giải thích thêm giúp tôi các chỉ số của mẹ ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn, Tâm Bình xin được giải thích qua: Các thành phần mỡ Cholesterol và Triglycerides được mang đi trong máu nhờ sự kết hợp với một chất gọi là lipoprotein chính là LDL và HDL. Cholesterol kết hợp cùng với LDL (được ký hiệu là LDL-C) là một loại cholesterol khi dư thừa sẽ có hại cho cơ thể. Chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu, lắng đọng lại trong thành mạch máu và là yếu tố chủ đạo tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol khi kết hợp cùng với HDL ( ký hiệu là HDL-C) là một loại cholesterol có ích đối với cơ thể. HDL-C được gọi là tốt là bởi chúng có khả năng mang cholesterol dư thừa đọng lại từ trên thành mạch máu trở về gan.
Như vậy, nếu như muốn phát hiện bệnh sớm cần tiến hành làm những xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mỡ trong máu. Có đến 3 trong 4 thành phần nếu xét nghiệm máu thấy dư thừa sẽ gây hại là , LDL-Cholesterol ,Triglyceride và cholesterol toàn phần; chỉ có 1 thành phần bảo vệ đó chính là HDL- cholesterol.
Thông thường chỉ số mỡ máu ở người khỏe mạnh sẽ là:
Cholesterol toàn phần <5.2 mmol/l
LDL-Cholesterol <3.3 mmol/l
Triglyceride <2.2 mmol/l
HDL-Cholesterol >1.3 mmol/l
Như vậy mẹ của bạn đang bị tăng nhẹ 3 chỉ số là Cholesterol toàn phần, Triglyceride và LDL-Cholesterol.
Thân gửi!
Chỉ số cholesterol và triglycerid 9mmol/l. Hiện nay tôi phải dùng 1 số loại thuốc theo đơn của bác sĩ. Tôi đang quan tâm và muốn sử dụng mỡ máu Tâm Bình thì nên sử dụng như nào?
Chào bạn, TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình có thể hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol, giảm triglyceride. Trường hợp bạn muốn sử dụng Mỡ máu Tâm bình để hỗ trợ, bạn có thể dùng liều 3 viên/lần; uống 2 lần/ngày. Một đợt uống từ 3-4 tháng và có thể uống lâu hơn. Bạn đang dùng 1 số loại thuốc theo đơn của bác sĩ vậy bạn nên uống TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình cách các thuốc tầm 1 giờ để việc hấp thu được tốt nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, tôi thường xuyên mất ngủ dẫn đến phải sử dụng thuốc an thần, sau khi đi kiểm tra sức khỏe thì chỉ số HDL cholesterol thấp. Tôi muốn hỏi nguyên nhân có phải do thuốc an thần không và tôi có thể sử dụng mỡ máu Tâm Bình để trợ giúp không?
Chào bạn, nhóm thuốc an thần bản chất gồm nhiều thuốc khác nhau, mỗi thuốc có thể gặp tác dụng phụ khác nhau.
Bạn đang sử dụng thuốc nào bạn có thể nói cụ thể tên thuốc hoặc chụp ảnh lại để Tâm Bình kiểm tra cụ thể giúp bạn nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi cách đây 2 tháng tôi có đi khám sức khỏe chỉ số Mỡ Máu HDL của tôi bác sĩ có nói giảm? Tôi rất lo lắng nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi
Chào bạn, để hỗ trợ tăng chỉ số mỡ máu tốt (HDL) bạn có thể tham khảo 1 vài biện pháp sau đây:
– Tăng cường vận động, tập thể dục
– Giảm cân nếu bị thừa cân
– Ngừng hút thuốc nếu hút thuốc
– Ăn cá đặc biệt là cá có nhiều omega-3 như: Cá thu, cá hồi, cá ngừ
– Giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể
– Sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành
– Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Socola đen, dâu, bơ, các loại hạt, cải xoăn, củ cải…
Hy vọng đã cung cấp thêm thông tin bổ ích cho bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi mới chớm bị mỡ máu tôi dùng Mỡ Máu Tâm Bình để dự phòng được không ạ
Chào bạn, không biết chỉ số mỡ máu của bạn cụ thể là bao nhiêu. Bạn có thể sử dụng TPBVSK Mỡ máu Tâm Bình để hỗ trợ giảm mỡ máu, bảo vệ gan và hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu gây huyết áp cao, tai biến mạch máu não, xuất huyết mạch máu. Vì vậy sản phẩm phù hợp với tình trạng mỡ máu “mới chớm” của bạn nhé. Bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ đặt hàng có thể để lại thông tin hoặc số điện thoại để Tâm Bình hỗ trợ trực tiếp giúp bạn.
Chúc bạn sức khỏe!
Tôi bị mỡ máu cao vài năm nay rồi hiện tại các chỉ số của tôi đã ổn định rồi? Vậy liệu các chỉ số mỡ máu của tôi có bị lên cao lại không?
Chào bạn, về bản chất bệnh rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Vì vậy bệnh có thể tái phát trở lại, đặc biệt nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học hoặc tạng gan bị tổn thương (do thuốc, rượu)
Chính vì vậy dù chỉ số đã ổn định bạn vẫn không nên chủ quan nhé.
Chúc bạn sức khỏe!
Mẹ tôi 62 tuổi, HDL 3,4 mmol/l là cao hay thấp, đây là chỉ số gì vậy ạ?
Chào bạn, HDL- Cholesterol là viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao. Một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu. Chỉ số HDL- Cholesterol có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL- Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt.
Nồng độ HDL-Cholesterol bình thường trong máu khoảng 40-50 mg/dL (1.0-1.3 mmol/L) ở nam và khoảng 50-59 mg/dl (1.3-1.5 mmol/L) ở nữ. Vậy chỉ số HDL của bác đang hơi cao so với người bình thường. Mặc dù là mỡ tốt nhưng bạn vẫn nên đưa bác đến khám bác sĩ để xem có rối loạn bất thường trong quá trình chuyển hóa không.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Chào bác sĩ, cảm ơn bác sĩ đã đưa thông tin hữu ích, tôi đi khám tại viện chỉ số HDL chỉ có 0,9 mmol/l, so với giá trì bình thường là thấp đúng không bác sĩ? có cách nào để cải thiện chỉ số này không?
Chào bạn, chỉ số HDL Cholesterol của bạn có hơi thấp hơn một chút so với mức khuyến cáo của Bộ y tế tuy nhiên không thấp hơn quá nhiều. Một số biện pháp có thể hỗ trợ tăng cường HDL Cholesterol cho cơ thể là:
– Chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh ăn các loại chất béo bão hòa như sữa, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ,… Thay vào đó hãy sử dụng các chất béo bão hòa có trong dầu oliu, quả bơ, các loại hạt ngũ cốc,…Bổ sung thêm rau củ quả giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày thay vì đồ ăn giàu đường bột.
– Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao: Nên tập tối thiểu 30 phút mỗi ngày
– Bỏ thuốc lá
– Giảm cân
Chúc bạn sức khỏe!