Gần đây chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Đinh Công Thịnh (Ba Đình, Hà Nội) về bệnh gút có ăn được tiết canh không. Hãy cùng xem lý giải chi tiết trong bài viết dưới đây.
“Tôi mới phát hiện bị gút được 1 năm nay. Bác sĩ có dặn phải thay đổi chế độ ăn uống. Cứ động tới món nào lại cân nhắc món này ăn được không. Đặc biệt, tôi rất thích tiết canh, nhất là tiết canh vịt. Tuy nhiên với tình trạng hiện tại tôi khá phân vân liệu bệnh gút có ăn được tiết canh không, cụ thể là bệnh gút có ăn được tiết canh vịt không. Xin được giải đáp.” (Đinh Công Thịnh, 41 tuổi)
Anh Đinh Công Thịnh có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải cho thắc mắc của mình.
1. Tiết canh có chứa nhân purin không?
Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin gây tăng nồng độ acid uric trong máu. Từ đó dẫn tới lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp. Nguồn purin có thể xuất phát từ thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể. Do đó, bệnh gout kiêng ăn gì hay bệnh gout không nên ăn gì luôn là mối bận tâm lớn của người bệnh. Và thường người ta dựa vào hàm lượng purin trong thực phẩm để quyết định.
Vậy trong thành phần của tiết canh có nhân purin hay không? Tiết canh được tạo thành từ máu tươi, nội tạng, đôi khi là sụn và thịt động vật như lợn, vịt, dê… Trong đó, nội tạng động vật (lòng, gan, mề, tim, cật…) là một trong những thực phẩm nằm trong nhóm có hàm lượng purin cao. Nếu tiết canh được thêm sụn, thịt thuộc nhóm thịt đỏ như tiết canh dê, chó thì còn làm tăng mức purin nạp vào cơ thể hơn. Vì thịt đỏ cũng thuộc nhóm có hàm lượng purin cao.
Vì vậy, khi ăn tiết canh, cơ thể sẽ hấp thụ, chuyển hóa nhân purin trong tiết canh thành acid uric. Ăn quá nhiều sẽ có thể dẫn tới cơn gút cấp hoặc làm tăng nặng các triệu chứng gout đang có.
Tìm hiểu về purin và cách kiểm soát cho người bệnh gout
2. Bệnh gút có ăn được tiết canh không?
Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng chính thức nào về tác động của tiết cạnh với người bệnh gút. Tuy nhiên, với việc thành phần chứa nhiều nhân purin thì tiết canh là món người bệnh gút nên hạn chế tối đa.
Thêm vào đó, vì tiết trong tiết canh vẫn còn sống và có thể quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh nên chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Từ đó ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Do đó, người bệnh gút cũng nên hạn chế loại thực phẩm này để tránh phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác.
3. Một số lưu ý
Người bệnh gout nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng thực đơn khoa học. Tốt nhất là người bệnh nên lên danh sách thực đơn theo hàng tuần. Bổ sung thịt trắng, ngũ cốc nguyên cám, trái cây giàu vitamin C… Uống đủ nước. Hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, măng tây, rượu bia.
- Bữa ăn nên cân bằng dinh dưỡng. Không nên quá lạm dụng bất kỳ một thực phẩm nào.
- Ăn đúng giờ, đủ bữa. Không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói mới ăn.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý. Điều này sẽ giúp tăng cường tính linh hoạt của xương khớp và nâng cao sức khỏe.
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ thời gian làm việc trong ngày.
- Tránh căng thẳng, lo lắng quá độ.
Hy vọng bài viết trên đã phần nào thỏa mãn thắc mắc của anh Thịnh về bệnh gút có ăn được tiết canh không. Nếu cần thêm thông tin về các vấn đề có liên quan tới bệnh gout anh có thể gọi tới tổng đài 0343 44 66 99 để được hỗ trợ.
XEM THÊM
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.