Bệnh gút có ăn được măng không là một trong những thắc mắc liên quan đến chế độ ăn uống mà rất nhiều người bệnh gout đang quan tâm. Đặc biệt là những người thích các món ăn liên quan đến măng.
Sau đây, hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng về câu hỏi này.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong măng
Măng là loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: sắt, canxi, protein,… Đặc biệt với lượng chất xơ dồi dào, măng được cho là lựa chọn lý tưởng cho những người táo bón, thừa cân.
Theo y học hiện đại, ăn măng tươi có thể trị đờm, lợi tiểu, thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết tốt hơn. Các bà nội trợ có thể chế biến măng thành nhiều món như: Luộc, xào, hầm. Tuy nhiên, cần ăn măng với lượng vừa. Bởi trong măng có chứa glucozit khi vào dạ dày có thể thể bị thủy phân thành acid Hydrocyanic (HCN) gây ngộ độc. Ngoài ra, không phải đối tượng nào cũng có thể ăn măng. Đặc biệt là những người có sức khỏe yếu, mới ốm dậy, người đang trong giai đoạn kiêng cữ đặc biệt.
2. Người bệnh gút có ăn được măng không?
Các bệnh nhân gout thuộc nhóm người cần kiêng cử đặc biệt trong ăn uống. Nhất là với những thực phẩm chứa nhân purin. Chế độ ăn không khoa học, dung nạp nhiều purin gây tích tụ acid uric. Lâu ngày, các tinh thể này sẽ lắng đọng, tạo thành những ổ viêm gây đau nhức và biến dạng khớp.
Măng thuộc nhóm những thực phẩm chứa nhiều purin – loại thực phẩm người bệnh gout cần tránh xa. Nếu bạn dư thừa acid uric mà vẫn thường xuyên ăn măng, đồng nghĩa với việc dung nạp thêm purin gây rối loạn bài tiết, làm tăng nồng độ acid uric khiến bệnh gout chuyển biến nhanh và nặng hơn.
Ngoài ra, người bệnh gút KHÔNG NÊN ăn măng vì sức đề kháng thường suy giảm, rất dễ bị ngộ độc nếu chế biến măng không đúng cách. Dù là măng tươi, măng khô, măng tre, trúc hay măng tây,… cũng cần phải tránh. Việc ăn măng với lượng ít hay nhiều cũng có thể làm tình trạng đau nhức khớp do gout khởi phát nặng hơn.
Tốt nhất, chúng tôi khuyên người bệnh gout hãy loại bỏ thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Thay vào đó, hãy ăn những thực phẩm vừa cải thiện bệnh vừa tốt cho sức khỏe.
3. Những thực phẩm thay thế măng tốt cho người bệnh gút
Chúng ta có thể tìm thấy các chất dinh dưỡng trong măng ở rất nhiều thực phẩm khác. Chẳng hạn như các loại rau, củ, quả. Do đó, thay vì ăn măng, người bệnh gout nên thay thế bằng những loại thực phẩm này như:
- Ăn nhiều rau xanh như: rau cần, bắp cải, cải xanh,…
- Các loại hoa quả nhiều vitamin C, D như: Anh đào, việt quất, chuối,..
- Các loại đậu: Đậu nành, đậu phụ, đậu lăng,…
- Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric.
- Các loại nước ép từ dưa chuột, củ quả.
Người bệnh Gout nên ăn gì? – Gợi ý chế độ ăn tốt nhất
Ngoài ra, người bệnh cần cân bằng lượng đạm, tinh bột trong chế độ ăn mỗi ngày. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ hệ xương khớp tốt hơn. Nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn tốt nhất.
Hy vọng với những giải đáp của Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng trên đây đã giúp anh Hùng cũng như quý độc giả trả lời được thắc mắc “bị bệnh gút có ăn được măng không?” Mọi câu hỏi liên quan xin vui lòng gửi về cho chúng tôi để nhận được tư vấn miễn phí.
XEM THÊM:
- Bệnh gút ăn được thịt ốc ếch lươn ba ba không? Tiết lộ bất ngờ cho người “sành ăn”
- Chưa biết chữa bệnh gout bằng gạo lứt – Nhất định phải đọc bài viết này!
- TOP 12+ Thuốc chữa bệnh gút được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.