Người bị bệnh gout thường được khuyên là nên kiêng hải sản. Tuy nhiên, nếu biết chọn đúng loại hải sản và ăn đúng cách, người bệnh không nhất thiết phải “tạm biệt” loại thức ăn khoái khẩu này.
Thời gian gần đây, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng nhận được câu hỏi của cô Nguyễn Thu Quỳnh (Hai Bà Trưng, Hà Nội): Chồng tôi năm nay 55 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh gout và điều trị theo chỉ định của bác sỹ gần 1 năm nay. Từ khi chồng tôi phát hiện bệnh, tôi đã điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của chồng, trong đó đã loại bỏ hải sản. Tuy nhiên, hải sản lại là món ăn ưa thích của chồng tôi. Xin bác sỹ cho biết liệu người bị bệnh gout có ăn được hải sản không và nếu được thì bệnh gout ăn hải sản thế nào cho đúng? Xin chân thành cảm ơn bác sỹ!
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Người bệnh gout có thể ăn hải sản?
Nguyên nhân chính gây ra những cơn đau dữ dội của bệnh gout là sự dư thừa axit uric trong máu. Do cơ thể gặp khó khăn trong việc đào thải lượng axit uric thừa này nên chúng bị lắng đọng thành các tinh thể muối urat tại các khớp, khiến khớp bị viêm.
Vì vậy, người bị gout nên tránh nạp vào cơ thể những chất có thể khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao. Một trong số đó phải kể đến thực phẩm chứa nhiều nhân purin – tiền chất chuyển hóa thành axit uric.
Hải sản là loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Tuy nhiên, hải sản lại rất giàu giá trị dinh dưỡng, đạm, vitamin và khoáng chất như: kẽm, sắt, kali, omega 3…
Theo nghiên cứu, người bệnh gout có thể ăn thực phẩm chứa đạm với mức tiêu chuẩn không quá 1g chất đạm/1kg cân nặng mỗi ngày. Tức là nếu người bệnh có trọng lượng là 60kg thì có thể ăn 60g chất đạm/ngày.
Với tiêu chuẩn trên và những giá trị dinh dưỡng mà hải sản mang lại, người bệnh gout có thể ăn hải sản nhưng cần sử dụng lượng hải sản ở mức cho phép và phải được kiểm soát chặt chẽ.
Bệnh Gout (gút) là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
2. Bảy nguyên tắc khi người bệnh gout ăn hải sản
Người bệnh gout cần tuân thủ 7 nguyên tắc khi ăn hải sản để tránh gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh.
2.1. Ăn lượng hải sản trong mức cho phép
Người bệnh cần lưu ý tiêu chuẩn không quá 1g chất đạm/1kg cân nặng mỗi ngày như trên là áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm chứa đạm, trong đó có hải sản. Tức là nếu người bệnh đã ăn đủ lượng hải sản như tiêu chuẩn thì không được nạp thêm bất kỳ thức ăn chứa đạm nào khác vào cơ thể.
Để tránh hấp thụ quá nhiều đạm từ thức ăn, tốt nhất người bệnh gout nên ăn lượng hải sản ít hơn mức 1g/1kg cân nặng mỗi ngày.
2.2. Kiêng những loại hải sản giàu purin
Hàm lượng purin trong mỗi loại hải sản là khác nhau. Người bệnh gout không nên ăn những loại hải sản giàu purin như:
– Sò: ăn sò sẽ khiến những cơn đau gout tăng cao, nhức nhối liên hồi, vô cùng khó chịu.
– Cá ngừ: cũng là tác nhân gây ra những cơn đau dữ dội ở các khớp.
– Cá cơm, cá trích: những loài cá này chứa nhiều chất đạm và mỡ khiến cơ thể quá tải, không chuyển hóa và đào thải kịp các dưỡng chất.
2.3. Chỉ ăn hải sản hấp, luộc
Người bị gout không nên ăn thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Do đó hải sản cho người bệnh gout cần được chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc.
Người bệnh chỉ nên ăn hải sản còn tươi, không ăn hải sản đông lạnh. Vì trong hải sản chứa nhiều loại vi khuẩn có thể chịu được nhiệt độ thấp. Việc ướp đá hay bảo quản hải sản trong tủ lạnh chỉ khiến hàm lượng vi khuẩn tăng cao. Lúc này, hải sản không còn thích hợp để chế biến bằng cách hấp, luộc vì sẽ không diệt trừ được hết vi khuẩn.
2.4. Không ăn đồng thời hải sản với thực phẩm chứa nhiều canxi
Bản thân hải sản đã chứa nhiều canxi nên người bệnh gout không nên ăn đồng thời hải sản với các loại thực phẩm giàu canxi khác như: sữa và các chế phẩm từ sữa, bông cải xanh, hạt hạnh nhân… Nạp vào cơ thể quá nhiều canxi một lúc sẽ gây tác động không nhỏ đến khả năng hấp thụ protein.
2.5. Không uống bia khi ăn hải sản
Uống bia trong khi ăn hải sản là thói quen của nhiều người. Nhưng đối với bệnh nhân bị gout thì đây là một thói quen tai hại. Bởi bia, rượu, đồ uống có cồn chính là tác nhân làm bệnh gout nặng thêm.
Khi uống bia, quá trình hình thành axit uric trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn, khiến bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, lượng axit uric dư thừa còn có khả năng sinh ra sỏi thận.
2.6. Không ăn trái cây sau khi ăn hải sản
Sau khi ăn hải sản, không chỉ người bệnh gout mà cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn trái cây. Thành phần các chất trong trái cây sẽ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành canxi không hòa tan. Lượng canxi này gây ra tình trạng khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
2.7. Không uống trà sau khi ăn hải sản
Trong trà chứa lượng tanin tương đối lớn. Loại chất này kết hợp với canxi trong hải sản thành phức hợp canxi khó hòa tan. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên uống trà cách bữa ăn ít nhất 2 giờ đồng hồ.
3. Người bệnh gút có thể ăn hải sản nào? Ăn được tôm, cua, ghẹ, mực, hàu không?
Hàm lượng purin trong mỗi loại hải sản là khác nhau. Cần nắm được hàm lượng purin trong các loại thực phẩm để biết bệnh gút vẫn có thể ăn được các loại hải sản nào. Cụ thể, bạn có thể dựa vào bảng lượng purin trong hải sản dưới đây.
Đối với những thực phẩm giàu purin, lượng purin cao trên 150mg, nếu có thể cần kiêng tuyệt đối. Thực phẩm có purin trung bình vẫn có thể ăn và ăn với lượng vừa phải. Các loại hải sản mà người bệnh gút có thể sử dụng với lượng cho phép như cua, ghẹ, tôm, tôm hùm, ngao, mực bởi đây là những thực phẩm giáp xác và nhuyễn thể, hàm lượng đạm vừa phải.
Bạn có thể tham khảo hàm lượng purin trong thực phẩm trong bảng dưới đây:
Hàm lượng purin | Thực phẩm | Tổng purin trong mg acid uric/100g | Thực phẩm | Tổng purin trong mg acid uric/100g |
Hàm lượng purin cao (>150mg) | Cá mòi ngâm dầu | 480 | Cá hồi | 297 |
Cá cơm | 239 | Cá mòi | 345 | |
Cá chim | 178 | Cá ngừ | 257 | |
Trứng cá trích | 190 | Cá thu | 194 (max) | |
Cá trích | 219 | Cá rô đại dương | 241 | |
Hàm lượng purin trung bình (50 – <150mg) |
Tôm | 147 | Ngao | 136 |
Tôm hùm | 118 | Mực ống | 135 | |
Sò, trai | 112 | Hàu |
90 |
4. Lời khuyên cho người bệnh gút
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bệnh gút không nên kiêng hoàn toàn các thực phẩm giàu đạm bởi chất đạm đóng vai trò trong các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên cần ăn có liều lượng phù hợp với cân nặng và tình trạng bệnh.
Song song với đó, ngoài chế độ ăn, người bệnh gút cũng nên có chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách:
- Tăng cường tập thể dục thể thao đều đặn
- Kiêng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga
- Không nên sử dụng đồ ăn quá nhiều đường, nhiều muối
- Thường xuyên uống đủ nước mỗi ngày
- Kiểm tra chỉ số acid uric định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc bệnh gout ăn hải sản thế nào. Nếu có thắc mắc nào về chế độ ăn cho người bệnh gút, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn.
Xem thêm:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.