Hỏi: “Tôi mắc bệnh gout nhiều năm nay, xin hỏi người bệnh gout có ăn được canh cua không? Thời tiết nắng nóng, muốn ăn bát canh cua giải nhiệt mà vợ tôi nhất định không cho tôi ăn. Xin được giải đáp?
Đinh Văn Bình, Hải Dương
Trả lời:
Chào anh Đinh Văn Bình, cám ơn anh đã tin tưởng gửi thắc mắc về tambinh.vn.
Có thể nói chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh gout. Bởi vậy, mà việc người bệnh gout được ăn gì và kiêng ăn gì luôn được quan tâm. Trong đó, cua đồng là thực phẩm có nhiều hàm lượng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh gout có được ăn canh cua hay không? Câu trả lời sẽ được Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng trả lời trong bài viết dưới đây.
1. Hiểu đúng về bệnh gout
Để trả lời cho câu hỏi “bệnh gout có ăn được canh cua không”, trước hết anh Đinh Văn Bình cũng như bệnh nhân khác phải nắm rõ thông tin cơ bản về bệnh gút.
Gout (gút) hay còn được gọi là “bệnh nhà giàu”. Đây là bệnh lý viêm khớp phổ biến với tỷ lệ mắc hiện nay là 1 – 7/100 người trưởng thành. Điều muốn nói là bệnh có xu hướng không ngừng tăng lên và phổ biến ở nam giới trung niên, số ít gặp ở phụ nữ mãn kinh.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh gout là tình trạng sưng tấy, nóng đỏ kèm cảm giác đau nhức dữ dội tại một hoặc nhiều khớp. Đa phần, biểu hiện này tập trung ở các đầu khớp như ngón tay, ngón chân, bàn chân…
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, làm thận không thể lọc hết axit uric từ máu.
Thông thường axit uric vô hại, được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể và đào thải ra ngoài qua nước tiểu, phân và mồ hôi. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến nồng độ axit uric trong máu gia tăng hoặc không được đào thải hết ra ngoài. Tình trạng này lâu dần sẽ khiến axit uric tích trữ dưới dạng các tinh thể muối urat trong các mô xương, sụn khớp. Từ đó, dẫn đến viêm đau, nhức khớp, đó được gọi là bệnh gout.
Để hạn chế bệnh tiến triển nặng, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên ăn uống khoa học. Vậy người bệnh gout có ăn được canh cua đồng không?
2. Bệnh gout có ăn được canh cua không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, cua đồng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100mg cua đồng đã bỏ mai, yếm chứa 74,4g nước, 2g glucid, 12,3g protid, 5.040mg canxi, 4,7mg sắt cùng vitamin B1, B2, PP…
Vào mùa hè, thời tiết oi bức, canh cua đồng được xem là món ăn thanh nhiệt, tuyệt vời. Bởi, theo Đông y, cua đồng có tính hàn, vị mặn, ăn vào có tác động giải nhiệt.
Với những giá trị dinh dưỡng đó, liệu người bệnh gout có ăn được canh cua không? Câu trả lời là không.
Cua đồng không được xem là thực phẩm tốt cho người bệnh gút. Bởi, cua đồng là chứa hàm lượng lớn chất đạm và purin – tác nhân chính gây ra bệnh gout. Vì thế thực phẩm này không phù hợp với người đang điều trị bệnh gout.
Bên cạnh đó, theo Đông y, cua đồng còn có tính hàn. Nó có thể khiến cho cơ thể bị nhiễm lạnh, các khớp sưng đau nhức trầm trọng và lâu lành hơn. Vì vậy, người bị bệnh gout cấp tính không nên ăn canh cua.
3. Người bệnh gout nên ăn gì? 5 thực phẩm tốt cho người bệnh gout
Bệnh gout có thể được cải thiện, nếu người bệnh biết cách ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm tốt, phù hợp sức khỏe.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gout nên lựa chọn những thực phẩm sau:
3.1. Bổ sung trái cây
Với người bệnh gout, trái cây giàu vitamin C như ổi, nho, dâu tây, kiwi rất tốt cho họ. Thực phẩm giàu vitamin C giúp chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Ngoài ra, trái cây giàu vitamin K như chuối, bưởi, mơ, dưa hấu, lựu… cũng là lựa chọn tuyệt vời. Bởi, kali có tác dụng hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp cân bằng điện giải, nước và tăng cường sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, kali còn giúp tăng đào thải axit uric qua đường tiết niệu, cải thiện triệu chứng bệnh gút.
3.2. Người bệnh gout nên ăn thịt trắng
Các loại thịt trắng như ức gà, thịt cá sông, thịt cá diêu hồng, cá lóc… tuy giàu đạm nhưng lại có lượng purin thấp. Những loại thịt này phù hợp với người bệnh gout, có tác dụng chống kết tủa axit uric.
Tuy nhiên, để ăn thịt trắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, người bệnh nên chú ý:
- Không ăn quá 100g chất đạm mỗi ngày;
- Nên ăn thịt đã được nấu chín;
- Ưu tiên ăn thịt hấp, luộc thay vì chiên, rán
- Nên ăn thịt cùng nhiều rau xanh để trung hòa lượng purin trong thịt.
3.3. Bệnh gout nên uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày là điều mà người bệnh gout nên chú ý và thực hiện đều đặn hàng ngày. Bởi, người bệnh gout uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ đào thải axit uric ra ngoài, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm.
Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây hoặc nước sinh tố đều được, tuy nhiên không nên uống nước ngọt có gas.
3.4. Bổ sung dầu oliu, dầu thực vật
Các loại dầu oliu, dầu gấc, dầu thực vật… chứa chất béo tốt, có tác dụng chống viêm khớp, giảm sưng đau. Vì vậy, người bệnh gút nên bổ sung dầu thực vật, hạn chế tối đa mỡ động vật.
3.5. Có thể dùng sữa, chế phầm từ sữa
Sữa là nhóm thực phẩm chứa ít purin nên không ảnh hưởng tới bệnh gout. Bên cạnh đó, trong sữa còn có một số protein có khả năng ức chế, kháng viêm với những cơn đau gout. Đồng thời, sữa giúp hỗ trợ quá trình đào thải axit uric qua thận nhanh hơn.
Người bệnh gout nên lựa chọn sữa động vật, nhất là sữa bò, chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mai… Nên ưu tiên sữa tách béo, sữa ít đường hoặc không đường để bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế dung nạp sữa đặc, sữa giàu năng lượng… Đặc biệt, sữa đậu nành chứa nhiều nhân purin, làm gia tăng hàm lượng axit uric trong máu.
4. Một số bệnh lý khác cũng không nên ăn cua đồng
Như đã nói ở trên, cua đồng mang nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên những người mắc bệnh sau cũng không nên dung nạp thực phẩm này:
4.1. Người bị dị ứng với cua
Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ. Hải sản, trong đó có cua đồng là tác nhân phổ biến nhất.
Những người bị dị ứng với cua, sau khi ăn cua thường có biểu hiện nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy… Trường hợp nghiêm trọng có thể khó thở, tụt huyết áp… Vì vậy, khi cơ thể có phản ứng dị ứng trên, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Những trường hợp dị ứng với cua, cần chú ý không nên lựa chọn những thực phẩm được nấu từ cua.
4.2. Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày. Khi mắc hội chứng này, hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, do đó người bệnh nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.
Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn nên có thể khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng hơn, gây mất nước. Do đó, người bệnh không nên sử dụng cua đồng khi đang bị tiêu chảy.
4.3. Người bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, gạch cua đồng chứa nhiều cholesterol (trong 100g thịt cua chứa 125mg cholesterol). Vì thế, người ăn nhiều cua có thể làm tăng cholesterol trong máu, thúc đẩy nguy cơ xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa gây hẹp hoặc tắc mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, gây vỡ mạch đột ngột.
4.4. Người mới khỏi bệnh
Vừa mới khỏi bệnh, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, sức đề kháng còn kém, thời điểm này không nên ăn canh cua đồng. Bởi, lúc này cơ thể còn yếu, dễ bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng chưa tốt, nếu dung nạp thực phẩm có tính hàn có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
Thay vào đó, người bệnh có thể chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo bò, canh gà hầm thuốc bắc…
Hi vọng qua bài viết sẽ giúp anh Đinh Văn Bình và độc giả giải đáp được thắc mắc “người bệnh gout có ăn được canh cua không”. Đối với người bệnh gout, việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Vì vậy, hãy chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giảm tình trạng đau nhức do gout gây ra.
Ngoài ra, nếu còn băn khoăn, thắc mắc về nguyên nhân cũng như giải pháp cải thiện bệnh gout, hãy liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.
Xem thêm:
- Bệnh gout có uống được cafe không? – Fan cafe nên đọc
- Bệnh gout có ăn được thịt chó không? – Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ
- Bệnh gout có kiêng quan hệ không? – Thắc mắc của nhiều người bệnh
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.