Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

    Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    04/04/20

    Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm là một chấn thương cột sống có thể xảy ra ở đốt sống cổ hoặc cột sống lưng. Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về căn bệnh này trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

    4.9/5 - (60 bình chọn)

    1. Bệnh phồng đĩa đệm là gì?

    Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bị rò rỉ ra ngoài khỏi phần trung tâm đĩa đệm nhưng chưa thoát ra ngoài bao xơ hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Điều này khiến cho đĩa đệm đó bị lồi ra, phồng lên và chèn ép vào các dây thần kinh gây ra các cơn đau cho người bệnh – Theo Suckhoedoisong

    Phồng đĩa đệm

    Phồng đĩa đệm

    2. Nguyên nhân dẫn tới phồng đĩa đệm

    2.1. Tư thế xấu

    Việc lặp đi lặp lại những tư thế xấu khi ngồi, đứng và làm việc trong một thời gian dài có thể khiến chấn thương đĩa đệm. Khi bạn thực hiện một số tư thế xấu như: nhấc vật nặng lên sai cách, tập thể dục uốn cong người về phía trước cũng dẫn đến căng cột sống quá mức và yếu bao xơ đĩa đệm của cột sống.

    Theo thời gian, điều này khiến đĩa đệm kém và khiến nhân trong đĩa đệm bị dịch chuyển.

    2.2. Sức ép đột đột

    Khi đĩa đệm phải chịu một sức ép đột ngột trong một số trường hợp chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp,… Tương tự, những lực đột ngột tác động lên cơ thể tại thời điểm cơ thể va chạm cũng khiến cột sống bị ảnh hưởng.

    Sức ép này có thể dẫn đến rách bao xơ đĩa đệm và làm tổn thương đĩa đệm.

    2.3. Thừa cân, béo phì

    Thừa cân béo phì gây ra lồi đĩa đệm

    Thừa cân, béo phì

    Cân nặng càng tăng càng khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc đĩa đệm.

    3. Triệu chứng phồng đĩa đệm

    Các triệu chứng của phình đĩa đệm gồm đau, tê và yếu cơ. Khi đĩa đệm bị phình ra giữa các đốt sống, nếu bạn ấn vào một dây thần kinh sẽ gặp phải các triệu chứng đau ở bất kỳ phần nào của cơ thể mà dây thần kinh bị ảnh hưởng đi qua.

    3.1. Phồng lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng

    • Yếu cơ, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai chân
    • Phản xạ tăng ở một hoặc cả hai chân có thể gây co cứng
    • Liệt từ vùng thắt lưng trở xuống
    • Rối loạn đại tiện, tiểu tiện

    3.2. Phồng (lồi) đĩa đệm cột sống cổ

    • Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ hay vùng xương bả vai
    • Đau lan tỏa ở cánh tay trên, cẳng tay hoặc ngón tay
    • Đau từ một đĩa đệm bị phình ra có thể bắt đầu giảm đi theo thời gian nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh.
    • Giai đoạn muộn phồng đĩa đệm cổ có thể bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

    4. Chẩn đoán bệnh phồng (lồi) đĩa đệm

    Một số xét nghiệm lâm sàng có thể được áp dụng để xác nhận chấn thương đĩa đệm cột sống và phát hiện nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu chèn ép dây thần kinh nào. Các xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất để xác nhận mức độ tổn thương đĩa đệm cột sống của bạn là chụp cộng hưởng MRI và chụp X-quang.

    4.1. Chụp cộng hưởng MRI

    Chụp cộng hưởng MRI phát hiện lồi đĩa đệm

    Chụp cộng hưởng MRI

    Là phương pháp tiên tiến hiện nay, có thể giúp xác định vị trí hoặc mức độ bị phình (lồi) đĩa đệm.

    4.2 Chụp bao rễ thần kinh

    Phương pháp này cũng được coi là chụp X quang. Tuy nhiên, trước khi chụp cần đưa vào khoang dưới nhện tủy sống một loại chất cản quang để có thể lấy được hình ảnh rễ thần kinh.

    Từ đó, ta có thể phát hiện chính xác được những bao rễ bị chèn ép và vị trí của đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể quan sát được các tiến triển của bệnh như bị cắt cụt, lõm, phù nề.

    4.3.Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner)

    Đây là một kĩ thuật dùng tia X nên thích hợp dùng cho các bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có giá trị tương đối trong việc xác định thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn muốn chẩn đoán chính xác thì cần kết hợp chụp bao rễ thần kinh.

    5. Bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

    5.1. Dẫn tới thoát vị đĩa đệm

    Phồng đĩa đệm thường không nguy hiểm nhưng nếu không có chẩn đoán đúng và điều trị sớm, lâu ngày người bệnh mang vác nặng, gặp chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình lão hóa sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm.

    5.2. Ảnh hưởng tới khả năng vận động

    Ảnh hưởng tới khả năng vận động

    Ảnh hưởng tới khả năng vận động

    Khi đó, nhân nhầy lệch khỏi vị trí ban đầu, thoát ra ngoài, làm rách bao xơ, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và dây thần kinh, gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Nhiều trường hợp giảm khả năng vận động rõ rệt, thậm chí rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác và phản xạ gân cơ, tê liệt tứ chi nếu khối thoát vị chèn ép vào tủy sống thần kinh ở mức độ nặng.

    6. Cách điều trị phồng đĩa đệm

    6.1. Dùng thuốc

    Thuốc giãn cơ

    Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng co thắt cơ

    Tiêm cortisone

    Corticosteroid có thể được tiêm trực tiếp vào khu vực xung quanh dây thần kinh cột sống. Thuốc có tác dụng giảm sưng và viêm.

    6.2. Trị liệu thần kinh cột sống

    Phương pháp này bác sĩ sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng các đốt sống, giúp khôi phục cấu trúc tự nhiên ban đầu của đĩa đệm và cột sống, giảm các chèn ép, cơn đau thuyên giảm đến khi chấm dứt hẳn mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

    Trị liệu thần kinh cột sống

    Trị liệu thần kinh cột sống

    Tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân gây phồng đĩa đệm ở mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định loại hình vật lý trị liệu phù hợp.

    6.3. Phẫu thuật

    Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một ca phẫu thuật “Laminotomy” có nghĩa là tạo ra một lỗ mở trong lamina để loại bỏ phần đĩa đệm bị hư hỏng. Mục đích của việc lấy ra một đĩa đệm bị phình là để giải nén tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống.

    Nếu như đĩa đệm bị phình nằm trong cột sống ngực của bạn và cần phẫu thuật, bác sĩ có thể thực hiện giải nén transthoracic. Đây là một cách để giải nén tủy sống hoặc dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ một lượng nhỏ đĩa đệm tổn thương thông qua một lỗ nhỏ bên ngực của bạn.

    6.5. Bài tập chữa phồng đĩa đệm

    6.5. 1. Bài tập hông

    Tác dụng:

    Bài tập này làm tăng sự dẻo dai cho vùng cơ dưới lưng, giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Các bạn hãy lặp lại động tác này 5 lần khi mới tập và cố gắng nâng dần lên 10 lần mỗi ngày.

    Bài tập hông điều trị phồng đĩa đệm

    Bài tập hông

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên thảm tập, đầu gối gập lại. Nhẹ nhàng ép chặt mông và cơ bụng để phần lưng của bạn thẳng trên sàn.
    • Rướn phần cơ hông lên phía trên, giữ nguyên tư thế, đếm từ 1 đến 5 rồi trở về trạng thái ban đầu.
    • Uốn cong phần lưng để hướng hông xuống dưới, giữ tư thế và đếm đến 5.
    • Thả lỏng người và thư giãn.

    6.5.2. Bài tập kéo giãn từ gối tới ngực

    Tác dụng:

    Kéo giãn từ gối tới ngực không chỉ hỗ trợ cơ lưng dẻo dai mà còn giúp bụng săn chắc hơn. Người bệnh nên thực hiện bài tập này cho cả hai bên đầu gối, 3 lần mỗi ngày.

    Cách thực hiện:

    • Nằm áp lưng xuống thảm, đầu gối gập lại.
    • Dùng cơ bụng của bạn, đưa một bên đầu gối hướng về phía ngực xa nhất, không nên kéo căng cơ.
    • Hai tay đan xen kẽ với nhau, giữ đầu gối, hít thở đều đặn và đếm tới 5.
    • Hạ chân xuống và đổi bên.
    • Kiên trì tập luyện hằng ngày để loại bỏ triệu chứng phồng đĩa đệm.

    6.5.3. Bài tập tư thế cây cầu

    Bài tập điều trị phồng đĩa đệm

    Tư thế cây cầu

    Tác dụng:

    Tư thế cây cầu giúp người bệnh phồng đĩa đệm tránh được hiện tượng co cứng ở cổ và lưng. Để bắt đầu, bạn hãy lặp lại động tác này 5 lần mỗi ngày, sau đó nâng dần lên 20 lần.

    Cách thực hiện:

    • Nằm ngửa trên sàn, đầu gối gập, lòng bàn chân áp xuống dưới.
    • Ép cơ bụng và đùi, giữ vai, đầu thoải mái, sau đó, nâng hông lên khỏi mặt sàn cho tới khi mông và vai thành đường thẳng.
    • Giữ nguyên tư thế, đếm đến 5, hít thở sâu rồi thả lỏng.

    >> Tìm hiểu thêm: TOP 4 bài tập chữa bệnh phồng đĩa đệm nên áp dụng ngay

    7. Cách phòng ngừa phồng đĩa đệm

    7.1. Duy trì lối sống lành mạnh

    – Sống lành mạnh, duy trì chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

    – Duy trì cân nặng bình thường, tránh tăng cân đột ngột.

    – Thường xuyên tập thể dục để cột sống vững chắc, linh hoạt. Các môn thể thao tốt cho sức khỏe xương khớp và đĩa đệm: bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, yoga…

    7.2. Duy trì tư thế đúng

    – Khi khiêng vác vật nặng, nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.

    – Không nên ngồi quá lâu, thỉnh thoảng phải đứng dậy đi lại và tập các bài tập nhẹ nhàng.

    – Nên dùng ghế tựa thấp để kê chân khi đứng quá lâu, cứ 5 – 10 phút thay đổi chân đặt lên ghế một lần.

    –  Bạn cần chú ý áp dụng đúng nguyên tác nâng vật bằng tư thế chính xác để hạn chế những tổn thương lên đĩa đệm.

    –  Bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như nẹp lưng, cuộn thắt lưng, đai lưng để duy trì đường cong cột sống tốt nhất.

    Bệnh phồng (lồi) đĩa đệm đôi khi hay bị nhầm tưởng với các bệnh khác nên nếu phát hiện cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hãy gọi ngay số hotline 0865 344 349 để được chuyên gia giải đáp về bệnh này nhé!

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Thoát vị đĩa đệm L5-S1: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 11/01/21
      Đĩa đệm cột sống L5-S1 hay còn gọi là khớp liên đốt sống, giúp chuyển tải trọng từ cột sống…
      Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Chuyên gia giải đáp 09/04/20
      Đi bộ là bài tập vừa đơn giản, thuận tiện vừa nhẹ nhàng rất được khuyến khích cho người mắc…
      Top 6 tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất năm 2024 01/12/21
      Thực hiện đúng tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm không những giảm tần suất đau…
      Chữa phồng đĩa đệm bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả như lời đồn? 30/12/20
      Bạn đã nghe tới chữa phồng đĩa đệm bằng diện chẩn nhưng không biết hiệu quả của phương pháp này…
      Xem thêm