Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm giảm chiều cao sinh học, gây ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của cột sống cũng như khả năng vận động. Vậy xẹp đĩa đệm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị mất đi tính toàn vẹn cấu trúc. Trong đĩa đệm có chứa chất lỏng (nhân nhầy) giúp cột sống được linh hoạt, cứng cáp. Khi các đĩa đệm hoạt động như bản lề này bị mất nước hoặc hao hụt nhân nhầy sẽ dẫn đến sự sụt lún đĩa đệm, làm mất chiều cao vốn có.
Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống để giảm độ xóc và va chạm đồng thời ngăn chặn hai đầu xương cọ xát vào nhau. Vị trí thường gặp xẹp đĩa đệm thường ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng do đây là hai vùng thường xuyên phải vận động.
Tình trạng xẹp đĩa đệm phát triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Cột sống mất thăng bằng, ảnh hưởng đến tư thế, gây căng thẳng cho thần kinh, các cơn đau chưa đến nhiều. Đĩa đệm chưa bị nhiều ảnh hưởng tuy nhiên bạn vẫn phải thường xuyên thay đổi tư thế
- Giai đoạn 2: Co rút đĩa đệm khiến các đốt xương sát lại với nhau. Lúc này hình thành mỏm xương gai cột sống
- Giai đoạn 3: Đĩa đệm xẹp hẳn làm cho hai đốt xương dính liền vào một khối, gây đau nhức ngay cả khi không vận động
[99% Người chưa biết] Đĩa đệm là gì, có cấu tạo và chức năng ra sao?
2. Nguyên nhân xẹp đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xẹp đĩa đệm cột sống như:
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, cơ thể dần lão hóa, trong đó có lão hóa xương khớp. Đĩa đệm lúc này bị mất nước, nhân nhầy sụt giảm đáng kể
- Chấn thương: Những chấn thương nặng như tai nạn khiến trượt đĩa đệm, xẹp đĩa đệm
- Đặc thù công việc: Người thường xuyên phải ngồi nhiều, lao động nặng, thường xuyên phải cúi, mang vác vật nặng
- Do các bệnh lý về xương khớp: Loãng xương, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống khiến lớp sụn bị bào mòn
- Cân nặng: béo phì có thể làm tăng áp lực cột sống, có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp, trong đó có cả đĩa đệm. Việc giảm cân đột ngột cũng khiến cơ thể bao gồm cả đĩa đệm bị hao hụt chất lỏng
3. Triệu chứng xẹp đĩa đệm
- Đau lưng dưới (đau cột sống thắt lưng) hoặc đau nhói, tê dọc theo hông, đùi và chân
- Đau dai dẳng ở cổ hoặc đau khi xoay cổ, đau nhói ở cánh tay và ngón tay
- Cứng và khó cúi hoặc quay đầu
- Tay chân tê yếu bất thường
- Cảm giác nóng rát ở đốt sống bị đau
- Đau thần kinh tọa
- Mất khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang, không thể đứng hoặc đi bằng ngón chân hoặc gót chân
4. Biến chứng của sụt đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm làm giảm chiều cao đĩa đệm khiến không gian giữa các đốt xương bị thu hẹp. Hẹp đĩa đệm làm cho các lỗ dây thần kinh, các foramen cũng nhỏ hơn, gây nên sự chèn ép trực tiếp dây thần kinh, khiến cơ thể đau buốt, bỏng rát, yếu cơ.
Đĩa đệm có tổng chiều cao chiếm ¼ chiều cao cột sống, do vậy khi bị ảnh hưởng có thể gây nên tình trạng:
- Biến dạng, cong vẹo cột sống
- Chèn ép dây thần kinh gây tê liệt
- Trường hợp nặng có thể bại liệt và rối loạn cảm giác
- Không kiểm soát tiểu tiện
5. Chẩn đoán xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm và thoái hóa đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây đau lưng dưới. Để biết chính xác vị trí hoặc nguyên nhân gây nên tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán qua các phương pháp như;
- Chụp X-quang: xác định bất thường trong cấu tạo xương cột sống, hình dạng xương khớp
- Chụp cắt lớp CT-scan: đánh giá cụ thể hình ảnh đốt sống đĩa đệm, mức độ lún đĩa đệm
- Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá mức độ chèn ép thần kinh ở cột sống tổn thương
6. Điều trị xẹp đĩa đệm
6.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa chỉ có thể điều trị triệu chứng. Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng, tuổi tác cũng như các triệu chứng của người bệnh. Cụ thể:
Điều trị bằng thuốc Tây y:
- Thuốc giảm đau không kê đơn
- Thuốc chống viêm không steroid: aspirin, motrin…
- Không khuyến nghị dùng thuốc giảm đau có nguồn gốc opioid
- Nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu
Điều trị bằng vật lý trị liệu:
- Kéo giãn cột sống để đĩa đệm có không gian
- Trị liệu sóng ngắn: tăng dinh dưỡng đến vị trí tổn thương
- Sóng siêu âm: thúc đẩy tuần hoàn và dinh dưỡng từ đó giảm viêm, giảm đau
- Kích thích điện: dùng trong trường hợp đau cấp tính, ức chế tín hiệu đau truyền lên não
- Cấy chỉ chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa xẹp đĩa đệm bằng Đông y: sử dụng các bài thuốc dân gian trị xương khớp từ những vị thhảo dược vườn nhà như:
- Bài thuốc chữa xẹp đĩa đệm sắc từ dây đau xương
- Bài thuốc từ rễ cây trinh nữ
- Bài thuốc sắc từ lá lốt, cỏ xước, dây đau xương
- Sử dụng đắp lá từ ngải cứu, lá lốt sao nóng
- Xoa bóp bằng rượu gừng
>> 20+ bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm “cây nhà lá vườn” <<
6.2. Phẫu thuật chữa xẹp đĩa đệm
Trong trường hợp áp các phương pháp điều trị bảo toàn, các bác sĩ có thể chỉ định phương án phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là chấm dứt các cơn đau khi vận động, phục hồi chiều cao đĩa đệm và giải nén dây thần kinh cột sống.
- Phương pháp phẫu thuật cắt đĩa đệm, hợp nhất cột sống bằng nêm và nẹp vít
- Phẫu thuật nội soi qua lỗ liên hợp, loại bỏ nhân thoát vị
- Thay đĩa đệm nhân tạo cột sống
7. Phòng tránh xẹp đĩa đệm
Theo Ths.Bs TTƯT Nguyễn Thị Hằng, để ngăn ngừa tình trạng xẹp đĩa đệm, điều đầu tiên cần chú ý chính là làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa tối đa các tác nhân cơ học. Cụ thể:
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế
- Không mang vác các vật nặng sai cách
- Nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Giữ cân nặng ổn định
- Kết hợp chế độ ăn uống bằng các thực phẩm tốt cho xương khớp và hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao
Trên đây là một số thông tin về xẹp đĩa đệm, nguyên nhân và cách điều trị. Phát hiện kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa những nguy cơ biến chứng và tỷ lệ điều trị thành công cao. Do vậy, bạn hãy chủ động thăm khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe xương khớp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn và hỗ trợ.
XEM THÊM:
- Phồng (lồi) đĩa đệm – Không phát hiện dễ dẫn đến thoát vị
- 10 bài tập chữa phồng đĩa đệm – Đẩy lùi nguy cơ biến dạng cột sống
- Thấp diệu nang Tâm Bình – 5+ lý do người dân tin dùng
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Hiểu về tình trạng khô đĩa đệm, xẹp đĩa đệm
https://www.healthline.com/health/disc-desiccation - Làm thế nào để giảm tình trạng khô đĩa đệm
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322121
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.