Ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới bệnh viêm dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết viêm dây thần kinh liên sườn nên ăn gì, kiêng gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể những thực phẩn nên và không nên trong thực đơn của bạn.
1. Viêm dây thần kinh liên sườn là gì?
Dây thần kinh liên sườn bao gồm các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12.
Rễ thần kinh tủy ngực sau khi đi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh.
Nhánh sau (còn gọi là nhánh lưng), chi phối da và cơ lưng.
Nhánh trước (còn gọi là nhánh bụng), chi phối da, các cơ phía trước bụng và ngực.
Đây chính là những dây thần kinh liên sườn.
Các dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch, nằm ở bờ dưới mỗi xương sườn.
Chính vì vậy, các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn, hay thành ngực đều ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn.
Viêm dây thần kinh liên sườn là sự viêm nhiễm các rễ dây thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức lan tỏa, chạy dọc theo dây thần kinh và vùng mạng sườn.
Tuy nhiên các dây thần kinh sẽ không tự hình thành tình trạng viêm nhiễm mà do bị chèn ép lâu ngày dẫn tới tắc nghẽn, tạo điều kiện cho viêm nhiễm.
>> Tìm hiểu thêm: Đau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Nguyên nhân dẫn tới viêm dây thần kinh liên sườn
2.1. Viêm dây thần kinh liên sườn tiên phát
Các biểu hiện của viêm dây thần kinh liên sườn tiên phát thường gặp do lạnh, vận động sai tư thế, với hoặc vươn quá tầm dẫn tới các biểu hiện đau.
Các cơn đau tăng lên khi tư thế thay đổi, hít thở sâu hoặc vận động.
Tình trạng này thường xuyên tái phát, gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
2.2. Viêm dây thần kinh liên sườn thứ phát
Do các bệnh khác đưa đến hoặc do hậu quả của các bệnh khác gây ra như:
- Thoái hóa cột sống lưng
- Lao cột sống, lao phổi
- Ung thư cột sống
- Bệnh lý tủy sống hoặc nhiễm khuẩn điển hình như zona.
Ngoài ra tuổi tác, cơ thể lão hóa, tính chất công việc thường xuyên phải cúi, gập người hay ngồi nhiều sai tư thế, mang vác vật nặng, thừa cân, béo phì cũng là những yếu tố sinh lý ảnh hưởng tới viêm dây thần kinh liên sườn.
3. Ảnh hưởng của viêm dây thần kinh liên sườn
Viêm dây thần kinh liên sườn không chỉ gây nên những cơn đau nhức dai dẳng, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn để lại những biến chứng nặng nề nếu không phát hiện, điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, viêm dây thần kinh liên sườn là hội chứng thường gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau nên người bệnh sẽ có những triệu chứng phụ thuộc vào bệnh lý nền.
Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm nếu không biết cách phòng tránh và chữa trị.
Đối với bất kì bệnh nào, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Biết cách bổ sung đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cho cơ thể và tránh những thực phẩm không tốt chính là cách để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả nhất.
Để tránh tình trạng viêm dây thần kinh liên sườn xảy ra, bạn nên có chế độ ăn uống phù hợp đặc biệt nên bổ sung những thực phẩm dưới đây để đẩy lùi hoặc cải thiện chứng bệnh này.
4. Viêm dây thần kinh liên sườn nên ăn gì?
4.1. Bổ sung các loại vitamin B
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong tăng dẫn truyền thần kinh, làm giảm các cơn đau nhức cho người bệnh.
Với vitamin B6, khi đi vào cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, giảm đau thần kinh và chữa lành các tổn thương ở dây thần kinh liên sườn.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm:
- Thịt gà
- Các loại ngũ cốc
- Hạt đậu nành, hạt hướng dương, hạt óc chó, đậu phộng
- Rau chân vịt, chuối…
Ngoài ra, những thực phẩm chứa vitamin B12 dưới đây cũng có tác dụng cải thiện hệ thần kinh và tham gia vào việc tái tạo tế bào rất tốt:
- Pho mát
- Thịt bò, thịt cừu, ức gà
- Cá ngừ, cá hồi, cá thu, các loại hải sản
- Gan động vật, trứng, sữa…
Khi bổ sung nhiều thực phẩm này, người bệnh sẽ giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm ở dây thần kinh liên sườn hiệu quả.
4.2. Rau xanh
Trong rau xanh chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, các loại rau có công dụng giảm đau, chống viêm có thể kể đến như:
- Ngải cứu
- Lá lốt
- Các loại rau có màu xanh đậm…
4.3. Thực phẩm giàu đạm và canxi
Trong các bữa ăn thường ngày, người bệnh cần đảm bảo lượng chất đạm và canxi cần thiết để có được hệ xương khớp khỏe mạnh.
Ngoài ra giúp hạn chế các bệnh tổn thương xương khớp và hệ thần kinh.
Các thực phẩm nên dùng là: xương ống, trứng, mè, hạnh nhân, các loại đậu đỗ…
4.4. Thực phẩm chứa axit folic
Thực phẩm chứa axit folic hay vitamin B9 có tác động lớn đến việc tạo máu và tế bào, tham gia vào quá trình hoạt động của các dây thần kinh.
Do đó làm giảm đau thần kinh nhanh chóng.
Những thực phẩm giàu axit folic là:
- Súp lơ, bắp cải
- Đậu hà lan, măng tây
- Bông cải xanh
- Nấm
- Bơ, cam, quýt, rau diếp, xà lách
- Sữa….
4.5. Bổ sung Vitamin C
Vitamin C có vai trò quan trọng, giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện những tổn thương ở dây thần kinh.
Các loại trái cây có vitamin C tự nhiên: ổi, ớt, bông cải xanh, dâu tây…
5. Viêm dây thần kinh liên sườn kiêng ăn gì?
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm cần thiết ở trên, người bị viêm thần kinh liên sườn cần phải hạn chế những thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến việc điều trị bệnh như:
5.1. Mỡ động vật, các món chiên rán, đồ ăn nhanh
Mỡ động vật, đồ chiên rán sẽ làm các cơn đau thần kinh liên sườn tăng lên, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,…
Bởi vậy, không chỉ người bị bệnh đau thần kinh liên sườn cần kiêng mà người bình thường cũng nên hạn chế dùng những thực phẩm này.
5.2. Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích sẽ làm tăng axit uric trong máu.
Từ đó làm giảm khả năng tổng hợp protein, gây nên các bệnh về hệ thần kinh, xương khớp, tim mạch, làm giảm chức năng sinh lý của phái mạnh…
Người đau thần kinh liên sườn nếu sử dụng bia rượu, hút thuốc thường xuyên sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trị bệnh.
5.3. Thực phẩm chứa nhiều muối
Người bệnh cần hạn chế ăn nhiều muối.
Hàm lượng muối cao trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể làm giảm chức năng của xương khớp và các cơ quan khác.
Đặc biệt, ăn quá mặn dễ khiến hệ thần kinh hoạt động kém hiệu quả, không tốt cho người bị đau dây thần kinh liên sườn.
6. Lời khuyên của chuyên gia
Theo ThS.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc điều trị bệnh viêm dây thần kinh liên sườn cần tuân theo phác đồ điều trị của các bác sĩ đưa ra.
Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hạn chế tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:
– Tránh vận động sai tư thế, mang vác nặng
– Nên thường xuyên tập thể dục (lưu ý tập vừa sức), đi lại, sinh hoạt điều độ, đặc biệt cải thiện giấc ngủ
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý nền là nguyên nhân gây viêm dây thần kinh liên sườn như chấn thương cột sống, u cột sống…
– Đối với trường hợp do viêm dây thần kinh liên sườn tiên phát do lạnh, nên giữ ấm cơ thể giúp máu lưu thông tốt hơn.
– Ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
– Sử dụng y học cổ truyền, thuốc đông y để mang lại hiệu quả và sử dụng được lâu dài.
Bài viết trên đã cung cấp cho người bị viêm dây thần kinh liên sườn thông tin về những thực phẩm nên ăn, đồng thời tránh những đồ ăn, thức uống gây ảnh hưởng xấu tới việc điều trị bệnh.
Hãy xây dựng lối sống khoa học để đẩy lùi bệnh đau dây thần kinh liên sườn nhé!
> Bạn xem thêm các bài viết sau:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- My medical and work situation (detail)
https://www.practicalpainmanagement.com/pain/myofascial/fibromyalgia/introduction-referred-sympathetic-pain-map
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.