Viêm đại tràng mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Viêm đại tràng mạn tính là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

    Tác giả: Trang Vũ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    24/10/23

    Viêm đại tràng mạn tính kéo dài dai dẳng, các triệu chứng dễ tái đi tái lại. Không ít trường hợp phải sống chung với bệnh hàng chục năm trời, có nguy cơ đối mặt với biến chứng ung thư đại trực tràng nếu không được điều trị đúng cách.

    5/5 - (9 bình chọn)

    Bài viết sau đây, Ban biên tập sẽ gửi tới quý bạn đọc các thông tin chi tiết về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng viêm đại tràng mạn tính cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.

    1. Viêm đại tràng mạn tính là gì?

    Viêm đại tràng mạn tính (mãn tính) là tình trạng viêm đại tràng không được điều trị cẩn thận, kéo dài dẫn đến mạn tính. Lúc này mức độ viêm nhiễm ở đại trạng đã ở giai đoạn nặng, với các tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc.

    Trường hợp viêm đại tràng mãn tính nặng có thể khiến niêm mạc đại tràng xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe.

    viêm đại tràng mạn tính

    Viêm đại tràng mạn tính là bệnh không phải hiếm gặp ở nước ta, ước tính có đến 20% dân số mắc bệnh, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng. Viêm đại tràng mạn tính rất khó để điều trị dứt điểm và hay tái phát, khiến người bệnh không chỉ chịu nỗi khổ tiêu hóa, ăn uống mà còn thường trực nỗi lo ung thư đại tràng.

    xem thêm: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

    2. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính

    Các biểu hiện, triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Cụ thể như:

    2.1. Dễ bị tiêu chảy

    Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đại tràng mãn tính. Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài quá nhiều lần (hơn 3 lần/ngày), phân lỏng hoặc nước. Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc lâu hơn.

    2.2. Phân có nhầy, máu

    Phân có lẫn nhầy máu có thể do niêm mạc ruột bị tổn thương, loét hoặc nhiễm trùng, tăng tiết. Chất nhầy trong phân màu trắng hoặc vàng.

    2.3. Đau bụng kéo dài

    Đau quặn bụng từng cơn hoặc âm ỉ ở phần dưới rốn, đôi khi đau dọc theo khung đại tràng. Khi đau thường buồn đi ngoài, khi đi được rồi thì thấy đỡ hơn. Các cơn đau rất dễ tái phát, đặc biệt là về ban đêm.

    2.4. Rối loạn đại tiện

    Người viêm đại tràng mạn tính thường đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát, không thành khuôn. Nhiều trường hợp táp bón, phân có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính cũng có thể bị tiêu chảy xen lẫn táo bón.

    2.5. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

    Toàn thân mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ, ăn ngủ kém, giảm trí nhớ, tính tình thay đổi, hay cáu gắt, lo lắng thái quá… Ở giai đoạn muộn, người bệnh bị gầy, sút cân, thiếu máu, cơ thể suy nhược, thậm chí một số khối u quá lớn ở thành đại tràng sẽ gây biến chứng tắc ruột.

    Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược

    Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược

    Ngoài ra, khi nội soi đại trực tràng thường thấy hiện tượng viêm niêm mạc, có thể xuất hiện vết loét, ổ loét được phủ lớp nhầy trắng, xuất huyết, các ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ tổn thương đang hoạt động. Xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào mủ, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

    3. Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, viêm đại tràng mạn tính được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân như sau:

    3.1. Viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân

    Viêm đại tràng mạn có nguyên nhân là do các yếu tố gây bệnh đã được xác định. Thường là do các bệnh lý hoặc nhiễm trùng gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm mà diễn tiến thành mãn tính. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

    Do lao đại tràng

    Biến chứng của lao phổi, do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) xâm nhập vào đại tràng qua máu hoặc tiêu hóa. Lao đại tràng thường gây viêm ở đoạn đại tràng trái. Các triệu chứng có thể là tiêu chảy, phân có máu, đau bụng, sốt, sụt cân.

    Mắc bệnh Crohn

    Bệnh viêm ruột mãn tính thường gây viêm ở đoạn cuối của ruột non (ruột thừa) và đầu của đại tràng (manh tràng). Bệnh gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phân có máu, đau bụng, sốt, sụt cân, loét miệng.

    Viêm đại tràng chảy máu

    Bệnh chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc của đại tràng và trực tràng. Viêm đại tràng chảy máu thường gây viêm ở toàn bộ niêm mạc đại tràng, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phân có máu và nhầy, đau bụng, sốt, sụt cân.

    Do không điều trị viêm đại tràng cấp tính kịp thời

    Bệnh xuất hiện do viêm đại tràng cấp tính, liên quan đến việc nhiễm nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, siêu vi… nhưng không được điều trị kịp thời, hoặc không điều trị triệt để. Lâu ngày sẽ phát triển thành mạn tính.

    Các loại ký sinh trùng thường gây viêm đại tràng là lỵ amip, sán dây, sán lá…

    Các loại vi khuẩn thường gây viêm là lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli.

    Loại siêu vi thường gây viêm đại tràng là rotavirus, chủ yếu thường gặp ở trẻ em.

    3.2. Viêm đại tràng mạn không rõ nguyên nhân

    Viêm đại tràng mạn không rõ nguyên do là do các yếu tố gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, thường là do các yếu tố di truyền, miễn dịch, môi trường, sinh lý và tâm lý. Rất nhiều trường hợp viêm đại tràng mãn tính xuất hiện do một số nguyên nhân gián tiếp như sau:

    • Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán): Giun đũa, giun tóc…
    • Nhiễm khuẩn đường ruột (salmonella, Shigella…)
    • Mắc bệnh táo bón mãn tính.
    • Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Nạp nhiều chất kích thích, rượu bia,…

    4. Viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? Biến chứng gì?

    Viêm đại tràng mãn tính càng kéo dài thì nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm càng cao, đặc biệt là ở người cao tuổi:

    4.1. Biến chứng Chảy máu nặng (Xuất huyết)

    Chảy máu đại tràng là một biến chứng thường gặp của viêm đại tràng mãn tính. Xuất huyết dẫn đến đi ngoài ra máu tươi hoặc máu màu đen nhiều lần và lượng máu nhiều.

    Xuất huyết đại tràng có thể do niêm mạc ruột bị tổn thương, loét hoặc nhiễm trùng. Tình trạng này dẫn đến thiếu máu, suy nhược và mất nước.

    4.2. Giãn đại tràng cấp tính

    Giãn đại tràng cấp tính là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính. Giãn đại tràng cấp tính là tình trạng đại tràng bị giãn nở quá mức, có thể do suy giảm chức năng tiêu hóa, tổn thương toàn bộ cấu trúc đại tràng hoặc do sử dụng quá liều thuốc ức chế co thắt ruột.

    Giãn đại tràng cấp tính có thể khiến bệnh nhân đau bụng dữ dội, hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời khả năng tử vong rất cao.

    4.3. Dẫn đến thủng đại tràng

    Thủng đại tràng là một biến chứng nghiêm trọng của viêm đại tràng mạn tính. Lúc này thành ruột bị xuyên thủng, có thể do các vết loét ăn sâu vào niêm mạc ruột, do nhiễm khuẩn hoặc do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.

    Thủng đại tràng có thể gây ra xuất huyết ồ ạt, nhiễm trùng toàn thân hoặc sốc nguyên phát. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

    4.4. Ung thư đại trực tràng

    Ung thư đại trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng mãn tính. Ung thư đại trực tràng là tình trạng các tế bào niêm mạc ruột bị biến đổi và phát triển bất thường, hình thành các khối u ác tính. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, phân có máu, đau bụng, sụt cân.

    Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ung thư đại trực tràng có thể di căn sang các cơ quan khác và gây tử vong.

    Do đó, khi thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

    Xem chi tiết: Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    5. Biện pháp điều trị viêm đại tràng mãn tính

    Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn một số phương pháp điều trị như sau:

    5.1. Sử dụng thuốc Tây điều trị

    Điều trị thuốc là phương pháp điều trị đầu tay của viêm đại tràng mãn tính. Mục tiêu của điều trị thuốc là giảm viêm, làm lành vết loét, ngăn ngừa tái phát và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

    Một số loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng để điều trị như:

    Nhóm thuốc Axit 5-aminosalicylic (5-ASA)

    Balsalazide, mesalamine, olsalazine và sulfasalazine là những loại thuốc thuộc nhóm 5-ASA, có tác dụng giảm viêm và làm lành vết loét ở niêm mạc đại tràng. Thuốc thường được dùng cho các bệnh nhân có viêm đại tràng chảy máu hoặc bệnh Crohn .

    Thuốc Corticosteroid

    Prednisone, budesonide, hydrocortisone và methylprednisolone… có tác dụng ức chế miễn dịch và giảm viêm nhanh chóng. Thuốc corticosteroid thường được dùng cho các bệnh nhân có viêm đại tràng nặng hoặc không phản ứng với thuốc 5-ASA .

    Thuốc ức chế miễn dịch

    Azathioprine, mercaptopurine, cyclosporine và methotrexate… có tác dụng giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa sự tái phát của viêm. Thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng cho các bệnh nhân có viêm đại tràng mãn tính hoặc không phản ứng với thuốc corticosteroid.

    Thuốc sinh học

    Infliximab, adalimumab, golimumab và vedolizumab… có tác dụng kháng lại các yếu tố gây viêm trong cơ thể, như kháng thể tự miễn hoặc protein gây viêm. Thuốc sinh học thường được dùng cho các bệnh nhân có viêm đại tràng nặng hoặc không phản ứng với các loại thuốc khác.

    Dùng các loại thuốc khác

    Tùy theo nguyên nhân và triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính, người bệnh có thể được kê đơn các loại thuốc khác, như thuốc chống nhiễm khuẩn, chống ký sinh trùng, chống nấm, chống tiêu chảy, giảm đau, chống co thắt, bổ sung sắt, vitamin và khoáng chất.

    Các loại thuốc trên chủ yếu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và chữa trị tổn thương thành đại tràng, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm đại tràng. Tuy nhiên, chúng lại có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm đối với cơ thể, nhất là gan, thận, dạ dày…

    Chính vì vậy, bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ, không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

    Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể

    Không tùy tiện dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định cụ thể

    5.2. Phẫu thuật

    Đối với các trường hợp viêm đại tràng mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng được chỉ định khi các biện pháp nội khoa không cho hiệu quả.

    Phẫu thuật thường bao gồm:

    • Cắt bỏ một phần trực tràng và thực hiện thủ thuật thông ruột
    • Cắt bỏ toàn bộ trực tràng và mở lỗ hậu nhân tạo.

    5.3. Mẹo hay giảm triệu chứng viêm đại tràng mạn tính

    Trong dân gian thường sử dụng các thảo dược hoặc các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm lành niêm mạc ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Dưới đây là một số cách chữa viêm đại tràng mãn tính bằng dân gian bạn có thể tham khảo:

    • Cách 1: Sử dụng nghệ và mật ong

    Nghệ và mật ong là hai loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho hệ tiêu hóa. Nghệ có chứa curcumin, một chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa ung thư. Mật ong có chứa glucose oxidase, một enzyme có tác dụng tạo ra hydrogen peroxide, một chất có tác dụng kháng khuẩn và làm lành vết loét.

    Bạn có thể sử dụng nghệ và mật ong theo cách sau:

    • Lấy 1 củ nghệ tươi, rửa sạch và cạo vỏ. Sau đó thái lát hoặc xay nhuyễn.
    • Lấy 2 muỗng canh mật ong nguyên chất, cho vào một ly nước ấm.
    • Cho nghệ vào ly nước mật ong, khuấy đều và uống ngay.
    • Uống 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Uống liên tục trong 2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

    • Cách 2: Sử dụng củ riềng

    Củ riềng là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Củ riềng có chứa gingerol, shogaol và zingerone, những chất có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và kích thích tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng củ riềng theo cách sau:

    • Lấy 20g củ riềng tươi, rửa sạch và cạo vỏ. Sau đó thái lát hoặc xay nhuyễn.
    • Cho củ riềng vào ấm và hãm với 200ml nước sôi trong 15 phút.
    • Chắt lấy nước thuốc và uống khi còn nóng.
    • Uống 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục trong 2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

    • Cách 3: Dùng Gừng

    Gừng được xem là chất kháng sinh có đặc tính chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng cấp và mãn tính rất tốt.

    Có thể sử dụng gừng để giảm các triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

    Có thể sử dụng gừng để giảm các triệu chứng của viêm đại tràng mãn tính

    Cách thực hiện

    • Dã nhuyễn 1 củ gừng tươi đem đun sôi với nước trong 10 phút, lọc lấy phần nước rồi thêm mật ong vào uống.
    • Thực hiện 2 lần/ngày, uống sau khi ăn.

    • Cách 4: Sử dụng lá ổi

    Lá ổi là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học dân gian. Lá ổi có chứa tanin pyrogalic, tritecpenic, axit psiditanic và các hoạt chất khác, có tác dụng làm se niêm mạc ruột, ức chế vi khuẩn gây hại và cải thiện chức năng tiêu hóa.

    Bạn có thể sử dụng lá ổi theo cách sau:

    • Lấy 20g lá ổi non, rửa sạch và phơi khô.
    • Xay lá ổi khô thành bột mịn, bỏ vào hũ kín và bảo quản nơi khô ráo.
    • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 7g bột lá ổi pha với 200ml nước nóng.
    • Uống liên tục trong 2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

    Xem thêm 11+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả bất ngờ

    5.4. Sử dụng các tinh chất hỗ trợ điều trị

    Bên cạnh các liệu pháp y học hiện đại, người bệnh có thể tham khảo một số thảo dược và các tinh chất tự nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà như:

    Tinh chất lô hội (Nha đam)

    Đây là thảo dược có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp làm dịu dạ dày. Từ đó thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục cho đại tràng.

    Nha đam có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp làm dịu dạ dày

    Nha đam có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp làm dịu dạ dày

    Cách thực hiện: Lọc lấy phần thịt bên trong lá. Đem nghiền hoặc xay nhuyễn, lọc lấy phần tinh chất, hoà vào một cốc nước ấm. Tuần uống 2-3 lần.

    Tinh chất nghệ Nanocurcumin

    Trong dân gian, nghệ được ví như thần dược, có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính. Thường xuyên sử dụng nghệ giúp cải thiện dạ dày tốt hơn. Tuy nhiên, nghệ có tính nóng, cần được tinh luyện và lọc bỏ tạp chất trước khi sử dụng. Ngày nay với công nghệ Nano hiện đại, nhiều đơn vị đã chiết xuất thành công tinh chất Curcumin dưới dạng nano. Trong đó, Nanocurcumin dạng lỏng bào chế theo công nghệ Novasol được đánh giá ưu việt nhất hiện nay.

    Cách thực hiện: Cho 1-2 giọt Nanocurcumin vào 1 ly nước ấm. Uống mỗi ngày trước khi đi ngủ để giảm các triệu chứng bệnh.

    Ngoài ra, tinh chất này hiện được ứng dụng trong nhiều sản phẩm hỗ trợ người bệnh đại tràng. Người dùng có thể tìm mua để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

    tinh chất điều trị viêm đại tràng mạn tính

    Chất trợ sinh miễn dịch Immunecanmix

    Đây là dòng trợ sinh miễn dịch thế hệ mới nhất được Viện thực phẩm chức năng nghiên cứu từ những thành tựu của Nga và Hoa kỳ. Immunecanmix có khả năng hỗ trợ phục hồi và tái tạo niêm mạc đại tràng, phù hợp với người bệnh viêm đại tràng mạn tính xuất hiện các tổn thương niêm mạc.

    Chính vì vậy, Immunecanmix được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, viêm đại tràng. Người bệnh có thể tìm mua các sản phẩm này để cải thiện bệnh một cách hiệu quả, an toàn.

    6. Lưu ý khi điều trị viêm đại tràng mạn tính

    Trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt sau đây để tăng hiệu quả điều trị và không làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn:

    Chế độ dinh dưỡng

    • Không ăn các loại thực phẩm sống, tanh, lạnh như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá…
    • Khi bị táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia thành nhiều bữa nhỏ.
    • Khi bị tiêu chảy, không được ăn chất xơ không tan để tránh thành ruột bị tổn thương, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ hoặc xay nhừ.
    • Tránh sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
    • Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.

    Chế độ sinh hoạt

    • Tích cực vận động, rèn luyện thể dục thể thao.
    • Tránh stress kéo dài và lo lắng thái quá sẽ dẫn đến giảm nhu động ruột, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.
    • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya
    • Nên tập thói quen đi vệ sinh và ăn uống vào các khung giờ cố định trong ngày.
    Viêm đại tràng mạn tính là bệnh hết sức nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời để ngăn chặn biến chứng xuất hiện. Mọi thắc mắc về triệu chứng, cách điều trị bệnh, bạn vui lòng liên hệ 0343446699 để được giải đáp chi tiết.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Viêm đại tràng và nỗi ám ảnh của dân lái xe – Những hệ lụy tiềm ẩn 03/04/21
      Viêm đại tràng đối với người bình thường đã vô cùng khổ sở, mệt mỏi. Đối với dân lái xe,…
      Ths.Bs Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng 22/05/20
      Thầy thuốc ưu tú, Ths. BS. Nguyễn Thị Hằng (sinh ngày 11/08/1964) là Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ…
      Người bị viêm đại tràng có nên ăn chuối? Bác sĩ mách bạn cách ăn tốt nhất! 01/09/21
      Người bị viêm đại tràng ngoài việc dùng thuốc thì việc thay đổi chế độ ăn uống hợp lý sẽ…
      Trùng amip là gì? Đặc điểm, cấu tạo và các bệnh lý liên quan 27/06/20
      Trùng amip là gì? Chúng có đặc điểm, cấu tạo và gây ra những bệnh lý nguy hiểm nào và…
      Xem thêm