Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không? Chuyên gia giải thích
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không? Chuyên gia giải thích

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/10/22

    Uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không? Có điều trị được bệnh viêm gan không? Đây là băn khoăn của nhiều người gặp vấn đề về gan khi tìm hiểu dược liệu này. Nếu bạn đang quan tâm về phương pháp này, dừng 5 phút để tham khảo thông tin bổ ích dưới đây.

    4.9/5 - (362 bình chọn)

    1. Cà gai leo là cây gì?

    Cà gai leo là dược liệu quen thuộc trong dân gian, tùy vào từng địa phương mà nó còn có tên gọi khác là: Cây cà cườm, cà quánh, cà lù, cà Hải Nam…

    Tên khoa học: Solanum hainanense Hance

    Cây mọc leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ, có thể dài tới 6m. Thân có nhiều nhánh, lá mọc so le nhau, mặt trên có gai, mặt dưới có lông, hình bầu dục hoặc thuôn dài. Hoa dược liệu có màu trắng hoặc hơi tím, chụm lại với nhau từ 3 – 5 hoa, đài có lông. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ, mọng đẹp mắt, cuống dài.

    Cà gai leo mọc hoang ở khắp mọi nơi, từ đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi… Bộ phận được sử dụng làm thuốc là rễ, thân, lá. Sau khi thu hái, cây được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc.

    Cà gai leo là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh gan

    Cà gai leo là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh gan

    2. Cây cà gai leo có tác dụng gì với sức khỏe?

    Từ xa xưa, Cà gai leo đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh lý về gan, giải độc gan, điều trị viêm gan virus…

    Ngày nay, nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, Cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất quý như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ gan.

    Bên cạnh đó, hoạt chất có trong dược liệu cũng được nghiên cứu là có tác dụng ức chế sự sao chép, hỗ trợ điều trị virus viêm gan, ngăn ngừa xơ gan. Do đó, Cà gai leo thường hay được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm gan.

    Ngoài ra, Cà gai leo còn có tác dụng:

    • Giải rượu;
    • Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi;
    • Chữa ho gà, suyễn;
    • Chữa rắn cắn;
    • Điều trị các vấn đề về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan…

    >>>Cà gai leo có tác dụng gì? – Các chuyên gia để chỉ ra rất nhiều công dụng cho sức khỏe từ dược liệu này

    3. Uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không?

    Uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không là thắc mắc của nhiều người đang sử dụng. Theo chuyên gia y tế, nhiều công trình nghiên cứu về Cà gai leo chưa phát hiện ra tác dụng phụ của dược liệu này với sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế thì bất kỳ loại thuốc nào kể cả thảo dược đều phải sử dụng đúng liều lượng mới hiệu quả. Việc lạm dụng hoặc dùng liều lượng lớn trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Vì vậy, khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để có liều lượng phù hợp với bệnh lý của mình.

    Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không

    Uống nhiều nước cà gai leo có tốt không?

    4. Cà gai leo có tốt không? Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả?

    Bên cạnh việc tìm hiểu uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không, nhiều người cũng băn khoăn không biết sử dụng Cà gai leo như thế nào cho hiệu quả. Vậy thì hãy tham khảo ngay những cách thực hiện sau:

    4.1. Sắc uống

    Cách sử dụng Cà gai leo rất phổ biến và đơn giản, bạn có thể áp dụng với phương pháp sắc uống.

    Liều lượng: 50 – 60 gram thân lá, rễ cây/ngày.

    Cách làm như sau:

    • Cà gai leo rửa sạch;
    • Cho vào nồi, đổ thêm 200ml nước vào đun sôi.
    • Khi sôi vặn nhỏ lửa chừng 10 phút thì tắt bếp.
    • Chắt nước ra uống hàng ngày thay nước lọc.
    Nước cà gai leo được sử dụng nhiều ở dạng sắc

    Nước cà gai leo được sử dụng nhiều ở dạng sắc

    4.2. Hãm nước Cà gai leo

    Bên cạnh việc sắc nước uống bạn có thể hãm nước, đây là cách đơn giản và tiết kiệm thời gian.

    Liều lượng 10g Cà gai leo khô.

    Cách thực hiện:

    • Cà gai leo khô rửa sạch, sau đó trụng qua nước sôi một lần.
    • Thêm lượng nước đủ dùng vào hãm trong 30 phút ở bình giữ nhiệt hoặc ấm tích.
    • Dùng nước đó uống hàng ngày.

    Lưu ý: Nên giữ nước ở trong bình giữ nhiệt để giúp nước luôn ấm.

    4.3. Cà gai leo kết hợp với Bán chi liên, cây An xoa chữa bệnh xơ gan

    Cà gai leo kết hợp với cây An xoa, Bán chi liên được sử dụng cho những người bị bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng.

    Cách thực hiện:

    • Cà gai leo, An xoa mỗi vị 30g, 15g Bán chi liên.
    • Các vị thuốc được rửa sạch, sau đó sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml thì dừng lại.
    • Chia số thuốc đó thành 3 phần, uống vào sáng, trưa, tối sau bữa ăn.
    • Với người bệnh xơ gan, kiên trì sử dụng trong 2 – 3 tháng có chuyển biến tích cực, chức năng gan dần phục hồi.

    4.4. Uống nước Cà gai leo chữa tê thấp, nhức mỏi

    Nguyên liệu: 10g Cà gai leo, 10g Dây gấm, 10g Thổ phục linh, 10g Huyết đằng, 10g lá lốt.

    Cách thực hiện:

    • Dược liệu rửa sạch, sao vàng, sau đó cho vào sắc với 500ml nước cho tới khi còn 200ml thì dừng lại.
    • Mỗi ngày uống 1 tháng, thực hiện liên tục 2-3 tháng để cải thiện chứng đau lưng, nhức mỏi.

    5. Một số lưu ý khi sử dụng Cà gai leo

    Để sử dụng dược liệu này hiệu quả, đem lại tác dụng chữa bệnh cao và hạn chế những điều không mong muốn xảy ra người bệnh cần lưu ý:

    • Sử dụng dược liệu với liều lượng thích hợp, phù hợp mục đích điều trị.
    • Nếu đang sử dụng thuốc tây y để chữa bệnh nên uống nước Cà gai leo cách 30 – 60 phút.
    • Không sử dụng nước Cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, vì lúc này cơ thể trẻ còn yếu, tế bào gan chưa hoàn thiện.
    • Không tự ý sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
    • Không uống Cà gai leo vào lúc đói.
    • Lựa chọn dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

    Tóm lại, với những ai đang có ý định sử dụng Cà gai leo để chữa bệnh, hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc. Mặc dù là thảo dược nhưng cần phải được uống đúng liều lượng, đúng cách mới hiệu quả.

    Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc rõ hơn về câu hỏi “uống nhiều nước Cà gai leo có tốt không”. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào vui lòng liên hệ Hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      {Update} 7 loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính phổ biến hiện nay 27/04/23
      Thuốc điều trị viêm gan B có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, hạn chế biến chứng…
      Nổi mề đay có được ăn trứng không? Lời khuyên của chuyên gia 15/02/22
      Nổi mề đay khiến nhiều người phải trải qua những cơn ngứa ngáy khó chịu. Lúc này việc ăn uống…
      Chỉ số men gan là gì? Mức bình thường và cao là bao nhiêu? 03/08/21
      Chỉ số men gan phản ánh tình trạng sức khỏe của gan. Vậy chỉ số men gan này liên quan…
      Bật mí 12 cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở 24/04/23
      Cách giảm nồng độ cồn trong hơi thở là điều mà không ít người quan tâm sau mỗi cuộc nhậu.…
      Xem tất cả bài viết