Viêm da cơ địa (chàm) là bệnh lý da liễu phổ biến, xảy ra ở mọi đối tượng với biểu hiện đặc trưng là ngứa. Bệnh thường bắt đầu từ sơ sinh và có thể kéo dài tới tuổi trưởng thành. Mặc dù phổ biến nhưng nhiều người bệnh vẫn chưa hiểu đúng nguyên nhân khiến cho việc điều trị không dứt điểm, dễ tái phát.
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (tên tiếng anh là Atopic Dermatitis/AD) thường được gọi là eczema. Đây là bệnh lý da liễu mạn tính được tiến triển từng đợt, thường bắt đầu từ trẻ sơ sinh và giảm dần khi trưởng thành.
Tại Mỹ, đây được gọi là bệnh da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 9,6 triệu trẻ em và khoảng 16,5 triệu người lớn.
Theo thông tin từ Cleveland Clinic, có tới 15 – 20% số người bị mắc bệnh viêm da cơ địa hoặc bệnh viêm da khác tại một thời điểm nào đó trong đời. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là như nhau. Chủ yếu gặp ở người đã có tiền sử mắc bệnh hoặc có người di truyền từ cha mẹ.
2. Triệu chứng viêm da cơ địa
Những người mắc bệnh này thường có triệu chứng điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ… Tuy nhiên, phụ thuộc vào độ tuổi và giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.
2.1. Triệu chứng ở trẻ sơ sinh, nhũ nhi
Khoảng 60% ca mắc bệnh viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ từ 0 – 1 tuổi, chủ yếu là 2-3 tháng tuổi. Khi bị bệnh, hầu hết trẻ nhỏ đều có biểu hiện sau:
- Xuất hiện ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, quanh miệng, trán, cổ và bẹn.
- Vùng da ban đỏ có nhiều mụn nước nhỏ.
- Các mụn nước vỡ ra chảy dịch gây viêm trợt.
- Vết loét đóng vảy, khô, có thể nhiễm khuẩn.
- Ngứa nhiều làm trẻ mất ngủ, quấy khóc.
2.2. Triệu chứng ở trẻ em
Với trẻ em từ 2 – 12 tuổi khi bị viêm da thường có biểu hiện:
- Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy.
- Tổn thương da xuất hiện ở vùng sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp da…
- Xuất hiện các mảng lichen hóa dạng đĩa. Lúc đầu bệnh có biểu hiện ở mặt duỗi, cùi tay, sau đó lan ra những nếp gấp.
2.3. Triệu chứng ở người trưởng thành
Ở người trưởng thành, biểu hiện chàm thường ít hơn trẻ em. Bởi, người lớn có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn.
Bệnh thường ít biểu hiện trên da hoặc da khô sần sùi, có thể kèm bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng. Cụ thể:
- Xuất hiện những nốt ban đỏ;
- Trên bề mặt có mụn nước nhỏ, nông;
- Mụn nước vỡ chảy dịch gây phù nề;
- Vùng da tổn thương ngứa, nóng rát, sưng, đỏ.
- Da bị tổn thương có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ…
3. Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chỉ rõ nguyên nhân gây bệnh là do đâu. Tuy nhiên, theo một vài thông tin, sự xuất hiện của viêm da cơ địa bắt nguồn từ các yếu tố như cơ địa, di truyền, hệ miễn dịch, môi trường sống…
Một số yếu tố thúc đẩy khả năng mắc bệnh như sau:
3.1. Di truyền
Theo thống kê, có tới 60% người mẹ mắc viêm da cơ địa, con sinh ra cũng mắc bệnh này. Nếu cả cha lẫn mẹ đều bị thì trẻ sinh ra có tới 80% nguy cơ mắc bệnh.
Một số trường hợp viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm tạo thành phức hợp của bệnh.
3.2. Do yếu tố môi trường
Tiếp xúc các chất kích thích như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, tia UV… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3.3. Hệ thống miễn dịch rối loạn
Khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá như một phản ứng phòng thủ tự nhiên trước dị nguyên. Phản ứng này tạo ra chứng viêm, cùng biểu hiện viêm da cơ địa.
3.4. Thời tiết khắc nghiệt
Mức độ khắc nghiệt của khí hậu khô hoặc những nơi khí hậu nóng, ẩm ướt cũng làm tăng nguy cơ bùng phát viêm da cơ địa.
4. Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Không ít người thắc mắc rằng viêm da cơ địa có lây không? Theo nghiên cứu, bệnh không có tính lây lan. Do đó, việc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ các mụn nước hoặc dịch tiết, máu sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có tính di truyền. Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái.
5. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Nhiễm trùng da: Việc cào, gãi có thể khiến da bị rách, nứt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng.
- Căng thẳng tâm lý: Viêm da cơ địa gây ra sự khó chịu và tự ti, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Việc hỗ trợ tâm lý, giảm căng thẳng giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Rối loạn giấc ngủ: Biểu hiện ngứa, đau, rát, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
6. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm da cơ địa, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Khám da: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng da bị ảnh hưởng các triệu chứng bệnh. Triệu chứng có thể bao gồm mụn trứng cá, da sần sùi, mẩn đỏ.
- Test áp da: Phương pháp xác định yếu tố dị ứng làm khởi phát bệnh
- Test Radioallergosorbent: Xét nghiệm giúp xác định dị nguyên huyết thanh. RAST giúp phát hiện các IgE đặc hiệu với kháng nguyên khác của người bệnh.
- Xem xét lịch sự bệnh lý: Hỏi lịch sử bệnh lý của bệnh nhân để đánh giá yếu tố ảnh hưởng, bao gồm di truyền, môi trường sống…
- Điều trị thử nghiệm: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân điều trị thử nghiệm để xác định liệu pháp phù hợp, hiệu quả.
7. Phương điều trị bệnh như thế nào là hiệu quả?
Theo các chuyên gia da liễu, viêm da cơ địa là bệnh mạn tính, khó có thể điều trị dứt điểm. Các phương pháp hiện nay chỉ có tác dụng điều trị tạm thời. Đồng thời, phòng ngừa và ngăn chặn cơn bùng phát cũng như biến chứng của bệnh.
Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị như sau:
7.1. Điều trị bằng thuốc tây
Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định:
- Kem chống ngứa: Dùng bôi vào vùng da có triệu chứng mẩn ngứa. Tuy nhiên, với những trường hợp ngứa trầm trọng, có thể phải dùng thêm thuốc kháng histamine đường uống. Dòng thuốc này là thuốc chống dị ứng có khả năng gây buồn ngủ, vì vậy được chỉ định uống vào buổi tối.
- Kem dưỡng ẩm: Dùng kết hợp với kem chống ngứa làm giảm triệu chứng ngứa, khó chịu. Cùng dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên để đạt hiệu quả dưỡng ẩm cho da.
- Kem kháng viêm: Có tác dụng hạn chế phản ứng tại chỗ giúp triệu chứng thuyên giảm, da bớt mẩn đỏ, sưng và ngứa. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có thể khiến màu da thay đổi, da mỏng, mọc lông.
- Kháng sinh: Trường hợp nhiễm trùng da thì việc điều trị cần được bổ sung thêm kháng sinh. Ngoài ra, với những vùng da bị chảy dịch thì cần đắp gạc, vệ sinh hàng ngày để tránh bội nhiễm.
*Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc tây, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng, giảm liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe.
7.2. Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà
Điều trị bằng phương pháp dân gian tại nhà có ưu điểm lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tham khảo những cách sau:
7.2.1. Tắm lá khế chua
Lá khế chua có tác dụng tán nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn. Vì vậy, được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm da dị ứng, chàm, mẩn ngứa…
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 100g lá khế tươi, rửa sach, ngâm trong nước muối chừng 20 phút để sát khuẩn.
– Sau đó, vớt lá khế cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi chừng 10 phút thì tắt bếp.
– Tiếp theo, đổ nước lá khế ra chậu, pha thêm nước lạnh cho nguội rồi dùng nước đó tắm.
7.2.2. Bài thuốc lá đinh lăng
Lá đinh lăng có tác dụng giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt… Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, lá đinh lăng giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm lành mô da.
Cách thực hiện:
– Hái một nắm lá đinh lăng, rửa sạch, để ráo nước.
– Tiếp theo, bạn cho lá đinh lăng và nước vào chậu, nấu sôi cho tới khi nước cạn còn ½ thì tắt bếp.
– Chờ nước nguội rồi tắt bếp.
– Dùng nước đó tắm vài tuần là thấy hiệu quả.
7.2.3. Chữa viêm da cơ địa với dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ, giảm kích ứng trên da. Bạn có thể dùng dầu dừa nguyên chất giúp giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ hiệu quả.
Cách thực hiện:
– 3 muỗng dầu dừa nguyên chất và 1 khăn sạch.
– Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bị viêm, ngứa.
– Massage da nhẹ nhàng cho tinh dầu thẩm thấu trên da.
– Để chừng 40 phút cho da khô lại rồi rửa lại với nước sạch.
* Lưu ý: Không bôi dầu dừa quá nhiều hoặc để qua đêm. Vì điều này gây bết dính dễ bít tắc lỗ chân lông khiến da viêm nhiễm nặng hơn.
Khi áp dụng mẹo dân gian, người bệnh cần phải hiểu rõ phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều nguyên liệu có thể gây kích ứng da, vì vậy cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
9. Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy người bệnh có nguy cơ bị viêm da cơ địa cần chủ động phòng ngừa bằng các lưu ý sau:
- Mặc quần áo chống ẩm, tắm ngay sau khi chơi thể thao giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
- Không dùng sản phẩm vệ sinh da có tính tẩy rửa mạnh hay chứa mùi hương.
- Thường xuyên cắt móng tay để tránh cào, gãi khiến da dễ bị tổn thương.
- Thoa các sản phẩm dưỡng da chứa ceramide giúp da luôn ẩm, mịn (vì da khô dễ bị tổn thương).
- Mặc quần áo mỏng, rộng, thoải mái, không gây kích ứng da.
- Đảm bảo vệ sinh da sạch sẽ, thông thoáng.
- Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì da sẽ bị mất nước, dễ khô da.
- Tránh sử dụng sản phẩm/ thực phẩm mà biết rõ cơ thể có khả năng bị dị ứng.
- Uống nhiều nước, ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
Viêm da cơ địa mặc dù không nguy hiểm nhưng biểu hiện ngứa ngáy, bong tróc da khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, khó chịu. Do đó, khi phát hiện bệnh, hãy chủ động điều trị sớm để kiểm soát bệnh tốt, hạn chế biến chứng xảy ra. Liên hệ ngay Dược sĩ chuyên môn để được hỗ trợ giải đáp.
Xem thêm:
- Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi – Có thật sự hiệu quả không?
- TOP 16 mẹo chữa viêm da cơ địa – Đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ
- Chữa viêm da cơ địa bằng diện chẩn – Hiệu quả thế nào, có an toàn không?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tìm hiểu về bệnh viêm da cơ địa
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9998-eczema - Viêm da cơ địa là bệnh gì?
https://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.