Nóng gan gây nhiệt miệng – Áp dụng ngay 8 cách SIÊU HIỆU QUẢ này
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Nóng gan gây nhiệt miệng – Áp dụng ngay 8 cách SIÊU HIỆU QUẢ này

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    05/07/23

    Nóng gan gây nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây ra cảm giác đau rát trong miệng khiến người bệnh không muốn ăn uống. Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo 8 cách đơn giản được chuyên gia tư vấn dưới đây.

    4.8/5 - (18 bình chọn)

    1. Nóng gan gây nhiệt miệng là gì?

    Nóng gan là thuật ngữ dân gian dùng để chỉ tình trạng bị rối loạn chức năng khiến cho gan bị rối loạn chức năng khiến cho quá trình đào thải độc tố bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm chức năng gan với các biểu hiện như nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, chán ăn, mệt mỏi, nhiệt miệng…

    Những người bị nóng gan nhiệt miệng thường có biểu hiện tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến viêm nhiễm và hình thành các vết loét trong môi trường miệng. Nhìn bên ngoài, nhiệt miệng là những đốm trắng, nhỏ, hơi nổi trên niêm mạc miệng nhưng sau đó vết loét lan rộng tạo thành ổ kéo dài.

    nóng gan gây nhiệt miệng

     Bệnh nóng gan – 99% chúng ta chưa hiểu rõ về tình trạng này

    2. Nóng gan gây nhiệt miệng có nguy hiểm không?

    Nhiệt miệng thường xuất hiện với những vết loét nhỏ, nông ở khu vực 2 bên má, nướu… Nhiệt miệng không phải là bệnh, không lây lan nhưng xảy ra ở mọi đối tượng. Tình trạng nóng gan nhiệt miệng là biểu hiện của nóng gan ở mức độ nhẹ, dấu hiệu cho thấy cơ thể không đào thải được độc tố.

    Nhiệt miệng thông thường không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và tái đi tái lại người bệnh cần có biện pháp điều trị dứt điểm. Bởi, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống mà còn là biểu hiện của nóng gan, suy giảm chức năng gan.

    3. 8 cách chữa nóng gan nhiệt miệng đơn giản giúp bạn ăn uống không đau

    Để cải thiện tình trạng nóng gan và giảm đau nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo những mẹo đơn giản sau:

    3.1. Súc miệng bằng nước muối

    Nước muối có khả năng sát khuẩn cao, làm khô vết loét hiệu quả. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo để áp dụng.

    Lưu ý, súc miệng bằng nước muối có thể gây ra cảm giác đau rát tại vị trí loét nhưng cơn đau không kéo dài, ngược lại còn làm vết loét nhanh lành.

    Bạn có thể áp dụng cách súc miệng như sau:

    • Cho 1 thìa cà phê muối hòa tan trong ½ cốc nước ấm;
    • Ngậm dung dịch này trong miệng từ 15 – 20 giây, sau đó nhổ ra.
    • Lặp lại vài lần trong ngày, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
    Súc miệng nước muối giúp kháng khuẩn, làm khô vết loét

    Súc miệng nước muối giúp kháng khuẩn, làm khô vết loét

    3.2. Uống nước đậu xanh giúp mát gan, hết nhiệt miệng

    Đậu xanh là ngũ cốc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Và không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn, đậu xanh còn là bài thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, giải độc gan.

    Theo đông y, đậu xanh có tính mát, vị thanh, ngọt. Để làm mát gan, giải độc gan, bạn có thể chế biến nước đậu xanh.

    Cách thực hiện như sau:

    • Chuẩn bị 300gr đậu xanh, 2 lít nước, đường, muối;
    • Sau khi mua về, bạn chọn đậu xanh đều màu, vỏ bóng, không có mùi, không bị sâu mọt. Sau đó, đem rửa sạch đậu xanh với nước cho sạch bụi bẩn rồi để ráo nước.
    • Bắc chảo lên bếp, đợi cho chảo nóng, cho đậu xanh vào rang chừng 10 phút.
    • Cho nước và đậu xanh đã rang vào nồi, đun sôi nhỏ lửa tới khi đậu xanh nở ra thì tắt bếp.
    • Dùng phần nước uống, có thể pha thêm đường hoặc muối tùy sở thích.

    3.3. Uống nước bí đao thanh nhiệt, giải độc gan

    Bí đao chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu của cơ thể. Theo Đông y, bí đao có tính mát, vị ngọt thanh, có khả năng giải độc, thanh nhiệt rất hiệu quả. Với những lợi ích đó, từ xưa, dân gian ta đã biết sử dụng bí đao để giải nhiệt, giải độc gan.

    Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg bí đao, 5 lá dứa (lá nếp), thục địa, đường phèn, muối, nước.

    Cách thực hiện:

    • Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, thái thành từng miếng nhỏ. Lá dứa rửa sạch, buộc gọn.
    • Cho bí đao, muối, thục địa, đường phèn vào nồi, đổ thêm nước. Đặt nồi lên bếp, đun tới khi nhừ bí đao, sau đó cho lá dứa vào, đun thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
    • Chờ trà nguội, lọc bỏ bã và bảo quản trong tủ lạnh.
    Nước bí đao giúp thanh nhiệt, mát gan, giảm tình trạng nhiệt miệng

    Nước bí đao giúp thanh nhiệt, mát gan, giảm tình trạng nhiệt miệng

    3.4. Mẹo dùng mật ong chữa nhiệt miệng

    Mật ong có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Theo nghiên cứu năm 2014, mật ong có tác dụng giúp vết nhiệt miệng bớt đau, sưng và nhanh lành.

    Với cách trị nhiệt miệng này, bạn thoa mật ong lên vết nhiệt miệng 4 lần mỗi ngày. Nên chọn lúc đi ngủ hoặc sau khi ăn xong. Sau 2-3 ngày, vết nhiệt miệng lành nhanh chóng.

    3.5. Uống trà Actiso

    Actiso nổi tiếng là thần dược thanh nhiệt, giải độc gan. Theo nghiên cứu, trong Actiso có chứa Cynarin và Silymarin – 2 chất chống oxy hóa có tác dụng phục hồi thức năng gan, thanh nhiệt, giải độc gan. Bên cạnh đó, Cynarin còn giúp điều tiết dòng chảy của mật, kích thích tăng tiết mật. Cơ chế tăng tiết mật này giúp bài tiết chất độc dễ dàng, phục hồi chức năng gan.

    Chuẩn bị: 2 búp hoa Actiso, 3 thìa đường phèn.

    Cách thực hiện:

    • Cắt bỏ cành, cuống, phần hoa bị rập, sau đó đem rửa sạch.
    • Cho hoa Actiso vào nồi, sau đó đổ nước vào.
    • Đậy vung, đun sôi. Khi sôi thì điều chỉnh lửa nhỏ, đun khoảng 45 phút thì tắt bếp.
    • Gắp hoa Actiso ra đĩa, có thể tận dụng hoa làm món ăn.
    • Thêm đường phèn vào nước, đun đến khi tan hết thì tắt bếp.
    • Bạn để nước nguội rồi thưởng thức.

    Actiso giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc gan, từ đó cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, mụn nhọt, nhiệt miệng do nóng gan.

    Actiso - "Thần dược" giúp thanh nhiệt, mát gan

    Actiso – “Thần dược” giúp thanh nhiệt, mát gan

    3.6. Uống nước rau má

    Rau má có tính mát, vị đắng, được dùng làm nước giải khát giúp giải độc gan, làm đẹp da, phòng chống bệnh tim mạch. Với những người bị nóng gan, rau má được xem là vị thuốc tốt giúp thanh nhiệt.

    Cách thực hiện với rau má rất đơn giản:

    • Rau má rửa sạch, ngâm nước muối chừng 30 phút;
    • Cho hết rau má vào máy xay sinh tố, thêm nước và xay nhuyễn;
    • Lọc lấy nước rau má, bỏ bã;
    • Bạn có thể bảo quản sinh tố rau má trong ngăn tủ lạnh và uống trong ngày.

    3.7. Chữa nhiệt miệng với nước súc miệng chuyên nghiệp

    Có thể dùng nước súc miệng chuyên nghiệp nha khoa để kiểm soát, giảm tình trạng viêm nhiễm trùng trong miệng, trong đó có nhiệt miệng. Nước súc miệng cũng giúp làm lành vết thương, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát.

    Sử dụng nước súc miệng bằng cách pha nước súc miệng với nước ấm theo hướng dẫn, súc 2-3 lần mỗi ngày cho đến khi các vết loét được kiểm soát.

    3.8. Áp dụng bài thuốc rau đắng đất chữa nhiệt miệng do nóng gan

    Rau đắng đất là loại rau dân dã được người dân Nam Trung Bộ và Nam bộ sử dụng như vị thuốc giải độc gan hiệu quả. Theo tài liệu Đông y, vị thuốc này có tính mát gan, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc. Dược liệu này cũng được dùng cho các trường hợp nóng trong người, nóng gan, mẩn ngứa, nhiệt miệng.

    Cách thực hiện:

    • Hái 200g rau đắng đất, rửa sạch, để ráo nước.
    • Sau đó giã nát rồi đắp trực tiếp lên những vùng miệng có vết loét.
    Bài thuốc rau đắng đất cũng được xem là mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả

    Bài thuốc rau đắng đất cũng được xem là mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả

    4. Chuyên gia chia sẻ cách phòng ngừa nóng gan gây nhiệt miệng tái phát

    Để cải thiện tình trạng nóng gan gây nhiệt miệng, người bệnh phải tìm ra nguyên nhân gây nóng gan và khắc phục tình trạng nóng gan. Và để cải thiện tình trạng này, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, cụ thể:

    • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, hoa quả chứa nhiều acid, thực phẩm cứng…
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau xanh, hoa quả có tính mát, ngũ cốc…
    • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng thói quen đánh răng sau bữa ăn. Nếu bàn chải đang dùng bị cứng, gây tổn thương niêm mạc miệng thì nên thay thế bàn chải có lông mềm hơn.
    • Tập thể dục, tập thiền, yoga, cố gắng tĩnh tâm.
    • Tham khảo các sản phẩm thảo dược hỗ trợ mát gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nóng gan gây nhiệt miệng.

    Nóng gan gây nhiệt miệng là hiện tượng mà ai trong chúng ta cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này không quá nguy hiểm và có thể tự điều trị tại nhà. Giải pháp hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp hỗ trợ giải độc gan, thanh nhiệt. Liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn phương pháp giải độc an toàn, hiệu quả.

    Xem thêm:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú? 8 Biện pháp chữa trị an toàn 16/02/22
      Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không là câu hỏi từ chị Hoàng Thị Thúy (Giao…
      Thực hư nước chanh sả gừng giải độc gan? Thực hiện sao cho hiệu quả? 02/11/23
      Nước chanh sả gừng giải độc gan có đúng hay không và cách thực hiện thế nào để đạt hiệu…
      Điều trị mề đay tại Hà Nội: 6 Bệnh viện nổi tiếng, nhiều bác sĩ giỏi 25/03/22
      Tình trạng thường xuyên nổi mề đay gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.…
      [TOP 20+] cách trị nổi mề đay tại nhà hiệu quả: chữa đâu hết đấy 07/07/24
      Áp dụng cách trị nổi mề đay tại nhà được nhiều người quan tâm nhờ tính hiệu quả, đơn giản…
      Xem thêm