Tham khảo 8 cách chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Tham khảo 8 cách chữa mề đay bằng lá trầu đơn giản

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    21/05/22

    Khi tìm hiểu về các loại lá cây chữa mề đay chắc hẳn bạn đã từng nghe về chữa mề đay bằng lá trầu. Mẹo này được cho rằng có khả năng giảm các nốt mẩn và tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi áp dụng biện pháp này.

    4.9/5 - (57 bình chọn)

    1. Tác dụng của lá trầu đối với tình trạng mề đay

    Lá trầu (hay còn gọi là lá trầu không) có vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm. Theo Đông y, loại lá này giúp tiêu viêm, giải độc, khu phong, tán hàn, chỉ khái, tiêu diệt các tác nhân gây hại. Nó xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh ngoài da như: Viêm da cơ địa, chàm, lang ben, nước ăn chân tay…

    Ngoài ra, trị mề đay bằng lá trầu cũng là một trong những mẹo dân gian phổ biến. Trong loại lá này có chứa chavicol, beta-phenol, eugenol, polyphenol, tanin, vitamin nhóm B… Những hoạt chất này có tác dụng nhất định đối với tình trạng mề đay như:

    – Kháng sinh, ức chế hoạt động của một số vi khuẩn, nấm như: Tụ cầu khuẩn, subtilit… Đây đều là các tác nhân gây bệnh trên da.

    – Kháng viêm, giảm sưng đỏ trên da.

    – Tăng cường đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

    – Thúc đẩy khả năng tự phục hồi của da, giảm ngứa, giảm bong tróc, làm dịu da.

    chữa mề đay bằng lá trầu

    Xem thêmCác dấu hiệu và nguyên nhân gây nổi mề đay

    2. Tham khảo 8 cách chữa mề đay bằng lá trầu

    Sử dụng lá trầu là mẹo dân gian chữa mề đay được nhiều người tìm hiểu. Bởi nó lành tính, thuận tiện, có thể dùng để chữa mề đay tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các cách thực hiện.

    2.1. Đắp lá trầu không trị mề đay

    Để xử lý một vùng da bị mề đay có thể đắp trực tiếp lá trầu. Nó sẽ giúp các dưỡng chất tác động trực tiếp vào vùng da cần điều trị.

    – Lấy 10g lá trầu rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt lá ra để ráo rồi đem giã cùng 2g muối hạt.

    – Làm sạch vùng da bị mề đay, thấm khô. Sau đó đắp hỗn hợp lá trầu và muối lên vùng da này trong 15 phút.

    – Lấy hỗn hợp ra và rửa sạch vùng da với nước ấm.

    Đắp lá trầu không trị mề đay

    Có thể đắp lá trầu không lên vùng da cần điều trị

    2.2. Thoa nước cốt lá trầu

    Một mẹo chữa mề đay bằng lá trầu khác cũng giúp giảm mẩn ngứa tại một vùng da nhỏ là bôi nước cốt lá trầu.

    – Rửa sạch 5 lá trầu tươi, ngâm nước muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt lá trầu ra rồi giã nát và vắt lấy nước cốt. Hòa nước cốt này với một chút nước ấm.

    – Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi thoa nước cốt lên để trong 10 phút.

    – Sau đó rửa lại vùng da bằng nước ấm.

    2.3. Chữa mề đay bằng cách ngâm nước lá trầu

    Nếu vùng bị mề đay của bạn ở tay hoặc từ cổ chân trở xuống có thể ngâm nước lá trầu. Cách thực hiện cũng khá đơn giản.

    – Lấy 10 lá trầu rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt lá trầu ra rồi cho vào đun sôi với 2 lít nước trong 5 phút.

    – Để nước nguội tới khoảng 40 – 47 độ C rồi ngâm phần da bị mề đay vào nước trong 10 phút.

    – Sau đó rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

    2.4. Tắm nước lá trầu không chữa mề đay

    Nếu vùng bị mề đay rộng hoặc bị mề đay toàn thân, bạn có thể tắm nước lá trầu không. Tuy nhiên cần lưu ý về nhiệt độ của nước tắm. Bạn không nên tắm nước quá nóng hoặc nước lạnh. Hãy dùng nước ấm.

    – Lấy một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 15 phút.

    – Vớt lá ra để ráo nước.

    – Vò nát lá rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước.

    – Thêm một chút muối hạt vào đun cùng trong 10 phút.

    – Để nước nguội bớt rồi pha với nước để tắm.

    2.5. Xông nước lá trầu

    Xông nước lá trầu cũng có thể là một cách giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trong quá trình xông cần chú ý tới nhiệt độ và an toàn để tránh bị bỏng.

    – Lấy một nắm lá trầu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt lá trầu để ráo rồi vò nát và đun sôi với 2 lít nước trong vòng 5 phút.

    – Đem nồi nước vào phòng kín gió.

    – Cởi bỏ quần áo. Dùng chiếc chăn to trùm kín người cùng với nồi nước xông. Xông người trong 5 phút.

    Lưu ý: Không xông sau khi ăn no hoặc cơ thể có dấu hiệu sốt, mất nước. Ngay sau khi xông hãy lau khô người, không được tắm lại kể cả bằng nước nóng hay nước lạnh để tránh nhiễm cảm.

    Xông nước lá trầu trị mề đay

    Cần lưu ý tới an toàn khi xông

    2.6. Uống nước lá trầu không

    Khác với các biện pháp tác động ngoài da, cách sử dụng lá trầu này lại nạp trực tiếp vào trong cơ thể. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người có cơ địa nhạy cảm… không nên áp dụng phương pháp này.

    – Rửa sạch 3 lá trầu không, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt ra để ráo nước sau đó vò nát.

    – Hãm lá trầu cùng nước sôi như hãm chè.

    – Chắt lấy nước uống.

    2.7. Lá trầu không và trà xanh

    Một trong những cách chữa nổi mề đay bằng lá trầu là kết hợp với các nguyên liệu khác. Trà xanh được biết tới với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hỗ trợ giảm sưng, ngứa da. Ngoài ra, tinh chất trong trà xanh còn giúp giảm thâm, cấp ẩm cho da bị tổn thương do mề đay. Để tận dụng những ưu điểm của trà xanh có thể kết hợp nó với lá trầu không.

    – Rửa sạch một nắm trầu không và một nắm trà xanh. Sau đó ngâm muối loãng trong 15 phút.

    – Vớt trầu và trà ra để ráo rồi vò nát.

    – Cho 2 loại lá này vào đun sôi với 2 lít nước trong 5 phút.

    – Để nước ra thau cho nguội bớt rồi hòa với nước để tắm.

    Lá trầu không và trà xanh chữa mề đay

    Có thể kết hợp lá trầu và trà xanh

    2.8. Chữa mề đay bằng lá trầu không và gừng

    Gừng chứa gingerol giúp giảm đau, chống viêm. Cineol trong gừng cũng giúp khử khuẩn, giảm ngứa. Việc kết hợp giữa lá trầu và gừng sẽ giúp tăng công dụng trong hỗ trợ điều trị mề đay.

    – Rửa sạch một nắm lá trầu rồi ngâm với nước muối loãng 15 phút.

    – Lấy một nhánh gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát.

    – Cho lá trầu và gừng vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 5 phút.

    – Để nước nguội bớt rồi pha thêm với nước để tắm.

    3. Lưu ý khi chữa mề đay bằng lá trầu

    – Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng lá trầu không chữa bệnh mề đay.

    – Phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ với trường hợp nhẹ. Bởi nó chỉ làm dịu triệu chứng lâm sàng mà không tác động vào căn nguyên. Nếu mề đay kéo dài, tình trạng ngày càng tăng nặng hoặc kèm theo triệu chứng khác hãy tới gặp bác sĩ.

    – Hiệu quả đối với mỗi người là khác nhau. Nếu sau một thời gian áp dụng mà bệnh không chuyển biến tốt hãy đổi phương pháp khác.

    – Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: da nóng rát, nổi mẩn, ngứa tăng, khó thở… cần ngưng dùng ngay và tới các cơ sở y tế.

    – Để kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với lá trầu hay không hãy thử một lượng nhỏ ở một vùng da nhỏ.

    – Không áp dụng với trường hợp da có vết thương hở, lở loét.

    – Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Không nên gãi hoặc chà xát mạnh vùng da mề đay. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

    Những thông tin về chữa mề đay bằng lá trầu trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên lạm dụng vì sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nóng gan gây nhiệt miệng – Áp dụng ngay 8 cách SIÊU HIỆU QUẢ này 05/07/23
      Nóng gan gây nhiệt miệng là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây ra cảm giác…
      Thuốc bổ gan uống vào lúc nào? Lời đáp từ chuyên gia 09/01/23
      Thuốc bổ gan uống vào lúc nào là thắc mắc của anh Đinh Công Thành (Xuân Thủy - Cầu Giấy…
      Chữa viêm gan B ở bệnh viện nào tốt? Tham khảo 10 địa chỉ HOT này 01/12/22
      Chữa viêm gan B ở bệnh viện nào tốt là thắc mắc của rất nhiều người khi đang bị bệnh…
      Điều trị vàng da bằng chiếu đèn là gì? Chi tiết quy trình điều trị 25/02/22
      Điều trị vàng da bằng chiếu đèn thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh. Ai cũng từng nghe nói…
      Xem tất cả bài viết