Ung thư xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Ung thư xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    06/12/21

    Ung thư xương xảy ra khi những tế bào xương phát triển một cách mất kiểm soát và hình thành khối u. Bệnh phát triển từ từ, triệu chứng không rõ ràng nên thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. 

    5/5 - (40 bình chọn)

    1. Ung thư xương là bệnh gì?

    Đây là bệnh lý hiếm gặp trong các loại ung thư, thường xảy ra ở thanh thiếu niên từ 15 – 25 tuổi. Bệnh thường xuất hiện ở những vị trí như: xương chày, xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương.

    Ung thư xương là tình trạng khối u ác tính hoặc mô bất thường hình thành trong xương. Khối u này phát triển mạnh mẽ và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

    ung thư xương

    2. Phân loại

    Việc phân loại sẽ giúp đưa ra được phương án điều trị phù hợp. Thường khi nói đến ung thư xương người ta sẽ không đề cập tới ung thư xương thứ phát. Đây là tình trạng ung thư do lây lan, di căn từ các phần, bộ phận khác của cơ thể tới xương. Thay vào đó là ung thư xương nguyên phát – tế bào ung thư hình thành trực tiếp trong xương hoặc mô xung quanh, nó bao gồm:

    – Đa u tủy: Đây là dạng phổ biến nhất. Ở dạng này, các tế bào ung thư phát triển trong tủy xương. Nó gây ra các khối u tại các xương khác nhau.

    – Ung thư xương sarcoma hoặc sarcoma xương: Thường bắt nguồn ở đầu xương cánh tay và cẳng chân. Nó ảnh hưởng đến mô cứng ở lớp ngoài của xương

    – Sarcoma sụn: Xuất hiện ở mô dưới sụn, thường ở xương chậu, xương đùi và vai.

    – Ewing’s Sarcoma: Thường xuất hiện ở xương, cũng có thể ở mô mềm như: cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu hay mô nâng đỡ khác. Vị trí biểu hiện thường ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

    3. Các giai đoạn của bệnh

    Ung thư xương nguyên phát phát triển theo 4 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, khối u ác tính sẽ ảnh hưởng tới vị trí và bộ phận khác của cơ thể.

    Giai đoạn Tình trạng di căn
    Ung thư xương giai đoạn 1 Không di căn
    Ung thư xương giai đoạn 2 Không di căn nhưng các tế bào ung thư đang phát triển nhanh
    Ung thư xương giai đoạn 3 Đã di căn đến một hoặc nhiều vùng của xương
    Ung thư xương giai đoạn 4 Di căn ra ngoài xương: Ung thư xương di căn sang phổi, não…

    4. Ung thư xương có biểu hiện gì?

    Ung thư xương giai đoạn đầu sẽ khó phát hiện vì các triệu chứng khá mờ nhạt. Ở cấp độ nặng các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn. Lúc này để nhận biết ung thư xương, người bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây.

    4.1. Đau nhức

    Đây là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo tình trạng bệnh. Nó được miêu tả là đau nhức, bứt rứt. Tuy nhiên, người bệnh rất khó để xác định được vị trí chính xác của cơn đau. Mức độ đau sẽ tăng lên khi bệnh diễn biến nặng hơn. Trong giai đoạn đầu, cơn đau xuất hiện ở mức độ nhẹ và không liên tục. Khi bệnh phát triển nặng, đặc biệt là đối với ung thư xương cột sống, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần. Cơn đau thường xảy ra vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

    4.2. Sưng, nổi u cục

    Khi khối u xuất hiện, người bệnh sẽ sờ thấy xương bị sưng và biến dạng. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài. Vùng da có khối u chuyển màu hồng và ấm hơn những vùng khác.

    sưng nổi cục u là dấu hiệu của ung thư xương

    Sưng, nổi cục u là biểu hiện của bệnh

    4.3. Rối loạn chức năng xương

    Tình trạng đau, sưng tại xương sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chức năng xương. Khi xương không đảm nhiệm đúng chức năng hoạt động, nâng đỡ cơ thể sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Nguy hiểm hơn là nó có thể gây gãy xương, teo các cơ tương ứng có liên quan.

    4.4. Triệu chứng của sự chèn ép

    Khi khối u phát triển nó có thể chèn ép lên các bộ phận, cơ quan xung quanh. Từ đó gây ra một loạt các triệu chứng khác. Tùy thuộc vào vị trí ung thư xương mà sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Nếu khối u trong khoang sọ và khoang mũi có thể phát sinh các vấn đề về hô hấp như khó thở… Khối u ở vùng chậu đè nén sẽ gây khó tiểu. Khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.

    4.5. Cơ thể suy nhược trầm trọng

    Bên cạnh những triệu chứng kể trên, người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn. Từ đó, cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Một số người có khối u di căn đến gan còn bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu. Lúc này người bệnh xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao và sụt cân đột ngột.

    Vàng da có thể là biểu hiện của ung thư xương

    Ung thư di căn đến gan sẽ xuất hiện triệu chứng vàng da

    5. Ung thư xương có nguy hiểm không?

    Bệnh gây ra nhưng triệu chứng đau sưng dai dẳng, đôi khi người bệnh không thể chịu đựng được. Nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư sẽ di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong.

    Ung thư xương sống được bao lâu chắc hẳn là thắc mắc của không ít người bệnh. Thời gian này phụ thuộc vào vị trí, giai đoạn, thể trạng và độ đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh. Tỷ lệ người bệnh sống thêm được 5 năm đạt 70%.

    6. Nguyên nhân gây ung thư xương

    Bệnh ung thư xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, đôi khi không thể xác định được chính xác.

    6.1. Tăng trưởng tế bào bất thường

    Trong quá trình phát triển của cơ thể, các tế bào khỏe mạnh liên tục phân chia và thay thế các tế bào cũ. Trong quá trình phân bào có tồn tại gen biến dị. Chúng dần tạo khối mô và trở thành khối u. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi xương phát triển mạnh.

    6.2. Phơi nhiễm phóng xạ gây ung thư xương

    Tiếp xúc với tia phóng xạ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, u xương có thể được hình thành ở những người áp dụng xạ trị.

    6.3. Biến chứng của một số bệnh lý về xương

    Một số bệnh lý về xương có thể chuyển biến thành ung thư như:

    – Quá phát sụn đầu xương dài

    – Bệnh Paget xương: Là tình trạng khiến xương bị gãy, sau đó phát triển bất thường. Nó thường xảy ra ở người lớn tuổi.

    – Loạn sản xơ xương: Đây là bệnh mạn tính, trong đó mô xương lành được thay thế bằng mô xơ. Khi mô xơ mềm lan rộng nó sẽ khiến xương yếu đi, dễ gãy và biến dạng.

    6.4. Chấn thương

    Trên thực tế, có một số ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương. Đặc biệt là vùng đầu trên xương chày.

    ung thư xương do biến chứng của một số bệnh lý về xương

    Bệnh Paget xương

    7. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

    Tuy không ai có thể loại trừ nguy cơ mắc bệnh nhưng có một số nhóm đối tượng có khả năng cao hơn.

    – Trẻ em và thanh niên.

    – Có người thân trong gia đình bị ung thư, nhất ung thư xương…

    – Đã hoặc đang mắc một bệnh ung thư khác. Từng được điều trị bằng xạ trị.

    – Trước đây hoặc hiện có khối u trong sụn

    – Mắc các bệnh lý có thể chuyển biến thành ung thư xương

    8. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Đây là một căn bệnh đe dọa tới tính mạng nên người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu sau:

    – Đau nhức lặp đi lặp lại, đôi khi không xác định được vị trí đau

    – Đau nhiều hơn vào ban đêm

    – Dùng thuốc giảm đau không kê đơn mà không đem lại kết quả

    9. Chẩn đoán

    Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm. Trong đó, xét nghiệm ung thư xương được coi là bước hết sức quan trọng để đưa ra kết luận và tiên lượng bệnh.

    – Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh ung thư xương. Nó cho biết vị trí ban đầu của khối u hay chỗ ung thư đã phát triển ra trong cơ thể.

    – Chụp cắt lớp vi tính: Giúp phát hiện được hình ảnh u xương, kích thước, hình dạng, vị trí chính xác của khối u.

    – Chụp MRI: Ngoài phát hiện khối u, chụp MRI còn giúp hình ảnh xương hiển thị rõ ràng trên máy tính.

    – Chụp PET: Bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ glucose phóng xạ vào mạch máu và máu sẽ di chuyển đến xương. Sau đó, máy sẽ ghi lại các kết quả làm căn cứ kết luận tình trạng bệnh.

    – Sinh thiết xương: Từ vị trí phát hiện tổn thương, các bác sĩ tiến hành sinh thiết tế bào để xác định là u lành tính hay ác tính. Đôi khi, số tế bào mẫu quá ít gây khó khăn trong việc kết luận, lúc đó người bệnh có thể sẽ cần tới biện pháp sinh thiết mở.

    – Sinh thiết mở: Dùng dao mổ lấy một mẫu mô từ khối u.

    Chẩn đoán ung thư xương

    Sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh

    10. Điều trị ung thư xương

    Nhiều người bệnh luôn băn khoăn ung thư xương có chữa được không. Thực tế, bệnh có thể được loại bỏ nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh có thể cần kết hợp nhiều phương pháp để đưa lại kết quả tốt nhất. Lựa chọn cách điều trị bệnh ung thư xương nào tùy thuộc vào loại ung thư cũng như thể trạng của người bệnh.

    10.1. Thuốc tây

    Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giúp giảm bớt tình trạng đau, sưng và một số triệu chứng khác đi kèm. Chúng cũng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.

    – Thuốc giảm đau, chống viêm: Giúp giảm bớt tình trạng đau trong xương và giảm sưng.

    – Thuốc bisphosphonates: Ngăn ngừa tình trạng mất xương, bảo vệ cấu trúc xương

    – Thuốc hóa trị: Thường được chỉ định cho trường hợp bị đa u tủy.

    10.2. Phẫu thuật ung thư xương

    Bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư và một vùng mô lành xung quanh nó. Phẫu thuật là phương pháp ưu tiên hơn cả vì nó có thể giải quyết tận gốc khối u.

    Trong trường hợp có thể, phẫu thuật bảo tồn sẽ được ưu tiên hơn phẫu thuật cắt bỏ. Dạng phẫu thuật này sẽ sử dụng xương được hiến tặng hoặc xương nhân tạo để tạo hình lại xương khớp.

    10.3. Hóa trị

    Phương pháp này giúp giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u, hỗ trợ cho việc phẫu thuật. Nó cũng giúp tiêu diệt những tế bào còn sót lại sau khi phẫu thuật và phòng ngừa tái phát.Thuốc thường được tiêm vào cơ hoặc mạch máu và có thể kết hợp với những phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.

    10.4. Xạ trị ung thư xương

    Là phương pháp dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5 ngày đến một tuần, chu trình diễn ra trong vòng từ 5 – 8 tuần.

    Xạ trị ung thư xương

    Xạ trị là cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

    11. Chăm sóc bệnh nhân 

    Để hỗ trợ cho quá trình điều trị, người bị ung thư xương cần được áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt. Trong đó, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện đóng vai trò quan trọng.

    – Vậy ung thư xương nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein, có hàm lượng calo cao. Có thể kể đến như: trứng, thịt, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, hạt, sữa, bơ thực vật…

    – Bên cạnh đó người bệnh cũng cần nhận diện ung thư xương kiêng ăn gì. Các loại thực phẩm cần tránh là nội tạng động vật, dưa cà muối, rượu bia… Không hút thuốc lá.

    – Duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa căng thẳng.

    – Tập thể dục mỗi ngày để tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp.

    – Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV từ ánh nắng mặt trời.

    – Tái khám theo lịch hẹn.

    Hy vọng, những thông tin trên đã giúp bạn phần nào nhận diện được căn bệnh ung thư xương nguy hiểm. Lưu ý là ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường bạn nên đi thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu cần tư vấn thêm thông tin hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    XEM THÊM

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Glucosamine là gì? Có tác dụng ra sao? Lưu ý khi sử dụng! 26/01/22
      Glucosamine được nhiều người bệnh xương khớp cũng như người có nhu cầu dưỡng khớp biết tới. Tuy nhiên không…
      Thuốc loãng xương Jointmeno – Công dụng, thành phần và lưu ý 20/09/22
      Loãng xương uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Một trong những…
      Gai đốt sống cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 16/11/23
      Gai đốt sống cổ (gai cột sống cổ) là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh…
      Bị đau căng cơ do đâu? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả 29/09/21
      Đau căng cơ rất dễ nhầm lẫn với nhiều cơn đau xương khớp khác của cơ thể. Tình trạng này…
      Xem thêm