Tôi bị trễ kinh khoảng 1 tuần nay, các tháng trước kinh nguyệt cũng không đều đặn. Xin hỏi bác sĩ trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thì có sao không? Tôi phải làm gì để chu kỳ kinh nguyệt ổn định? (Chị Nguyễn Mai Trang – 41 tuổi, Hoằng Hóa, Thanh Hóa).
Cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình – Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng, nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh đưa ra những lý giải kèm một số lời khuyên dành cho chị Trang như sau:
1. Như thế nào được gọi là trễ kinh?
Như chị em đã biết, chu kỳ kinh nguyệt thông thường của nữ giới dao động trong khoảng 28 đến 32 ngày. Trong những trường hợp bất thường, kỳ kinh sẽ đến sớm hoặc muộn hơn. Nếu chu kỳ kinh nguyệt quá dài (trên 35 ngày) thì được coi là trễ kinh hay chậm kinh.
Khi bị trễ kinh, tâm lý ban đầu phụ nữ thường nghĩ ngay đến việc liệu mình có mang thai hay không. Nhưng có những trường hợp trễ kinh mà không có dấu hiệu mang thai, liệu có đáng lo ngại?
2. Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai – Liệu có cần đi khám?
Hiện tượng chậm kinh thường xuất hiện ở các bạn trẻ mới bước vào giai đoạn dậy thì. Khi nội tiết tố ổn định, tình trạng này sẽ dần được cải thiện mà không cần can thiệp.
Tuy nhiên, nếu bạn đã ở độ tuổi trưởng thành mà tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai kéo dài thì cần hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến phụ khoa và sức khỏe sinh sản. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại.
Mặt khác, chậm kinh nhưng có dấu hiệu mang thai cũng chưa chắc bạn không có thai. Nguyên nhân do cơ địa của mỗi người là khác nhau. Có người nhạy cảm với sự thay đổi nội tiết tố nên những biểu hiện “nghén” như buồn nôn, sợ mùi thức ăn… rất rõ rệt. Còn một số trường hợp không thấy những biểu hiện khác lạ mặc dù trứng đã được thụ tinh.
Chính vì thế, ngoại trừ trễ kinh tuổi dậy thì, nếu bị chậm kinh không có dấu hiệu mang thai thì bạn vẫn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và phát hiện nguyên nhân.
3. Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai – “Bắt bài” nguyên nhân thường gặp
Kỳ kinh dài hơn thường lệ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân nữ giới có thể nắm bắt và tự mình điều chỉnh được. Cùng xem bạn đang bị trễ kinh vì sao nhé!
3.1 Trễ kinh do đang nuôi con bú
Sản phụ sau khi sinh nở nuôi con bằng sữa mẹ thì hiện tượng mất kinh sẽ xảy ra sau khoảng 6 tháng đến 1 năm. Ngay cả khi kinh nguyệt đã xuất hiện sau sinh thì vẫn cần có thời gian để chu kỳ trở nên đều đặn. Việc em bé đột ngột tăng lượng ăn và tần suất bú cũng có thể là nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là chậm kinh ở người mẹ.
3.2 Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai: Do rối loạn nội tiết
Phụ nữ sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh là lúc nội tiết tố lên xuống thất thường. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, trong những giai đoạn này, chị em thường bị rối loạn chu kỳ nguyệt san, bao gồm chậm kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
Bên cạnh đó, suy giảm estrogen ở nữ giới do bất cứ nguyên nhân nào cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý, gây rối loạn kinh nguyệt.
3.3 Do nồng độ hCG đang ở mức thấp
Chậm kinh thử thai một vạch, nghĩa là kết quả âm tính. Lúc này, nồng độ hCG đang ở mức thấp. Để có kết quả chính xác nhất, nên kiên nhẫn đợi thêm một vài ngày rồi test lại. Hoặc bạn nên thực hiện kiểm tra hCG trong nước tiểu vào buổi sáng sớm, ngay sau khi thức dậy. Lúc này, nước tiểu đậm đặc sẽ giúp phát hiện hCG dễ dàng hơn.
3.4 Căng thẳng gây chậm kinh nhưng không có thai
Khi não bộ trong trạng thái căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tự động tiết hormone như một cơ chế phản xạ. Lúc này, cơ quan sinh sản của bạn sẽ ngưng rụng trứng dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến muộn. Đó cũng là lý do lý giải vì sao có nhiều trường hợp chị em trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Và sự thực cũng không có thai.
3.5 Do mắc các bệnh phụ khoa
Khi trễ kinh những không có dấu hiệu mang thai, chị em cần cảnh giác các bệnh phụ khoa có thể mắc phải. Điển hình trong số đó là hội chứng buồng trứng đa nang, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm âm đạo…
Bên cạnh đó, bệnh lý tuyến giáp như suy giáp, cường giáp cũng có thể tác động xấu tới nội tiết tố. Từ đó gây chậm kinh mà không phải do mang thai.
4. Lời khuyên của chuyên gia khi bị trễ kinh
Theo lời khuyên của Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng, khi gặp phải tình trạng trên, bạn cần dùng que test để kiểm tra xem chắc chắn mình có mang thai hay không. Nên test 2-3 lần để nhận được kết quả chính xác nhất. Bởi nhiều khi không có dấu hiệu mang thai không có nghĩa là bạn không có thai.
Trường hợp đã test nhiều lần, kết quả âm tính, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây trễ kinh. Tùy vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về phương pháp điều trị. Hoặc đơn giản, bạn có thể được khuyến cáo về chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt sao cho hợp lý.
>>> XEM THÊM:
- Bí quyết để có “mùa dâu” đều đặn – Xem ngay TẠI ĐÂY
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Nguyên nhân tại sao?
- Bật mí 12 cách ổn định chu kỳ nguyệt san tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.