“Lần gần đây nhất em xuất hiện kinh nguyệt là 28 tháng trước. Tính đến nay đã trễ kinh 1 tuần. Xin hỏi bác sĩ trễ kinh 1 tuần có sao không? Em đã thử thai nhưng vẫn 1 vạch”. (Nguyễn Linh Chi – 32 tuổi, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng – nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh và gửi đến bạn Linh Chi câu trả lời cụ thể như sau:
1. Tính thế nào để biết bị trễ kinh 1 tuần?
Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thông thường kéo dài từ 28-32 ngày. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc bằng sự xuất hiện của nguyệt san trong khoảng 3-7 ngày. Nếu chu kỳ của bạn diễn ra đều đặn hàng tháng như trên, có thể thấy sức khỏe sinh lý của bạn đang rất tốt.
Vậy, trễ kinh 1 tuần là như thế nào? Đó là khi đã quá 28-32 ngày kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt trước mà vẫn chưa thấy kinh trở lại. Lúc này, cần bình tĩnh để tìm ra chính xác nguyên nhân.
2. Trễ kinh 1 tuần có phải mang thai không?
Chậm kinh 7 ngày có phải mang bầu không? Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn trước đây đều đặn mà bỗng nhiên tháng này lại bị chậm cả tuần thì điều đó là rất khả nghi. Tuy nhiên nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn trước đây thường xuyên không đều thì điều này cũng rất khó xác định.
Vậy, câu hỏi được đặt ra là trễ kinh 1 tuần thử que được chưa? Theo các bác sĩ sản phụ khoa, sau khi quan hệ từ 7-12 ngày hoặc sau khi trễ kinh 3-4 ngày, việc thử thai về cơ bản cho kết quả chính xác. Do đó, trễ kinh 1 tuần thử que được chưa thì bạn có thể thực hiện ngay được rồi.
3. Trễ kinh 1 tuần thai được bao nhiêu ngày
Thông thường, tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, trước khi nữ giới mang thai. Vậy, tuổi thai dựa vào số ngày chậm kinh sẽ được tính cụ thể như sau:
- Chậm kinh 1 tuần: Thai tương đương 5 tuần tuổi
- Chậm kinh 2 tuần: Thai tương đương 6 tuần tuổi
- Chậm kinh 3 tuần: Thai tương đương 7 tuần tuổi
Tuy nhiên, đây chỉ là ước đoán bởi không ai biết chính xác thời điểm quan hệ vào lúc nào. Lúc này, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra chính xác mình có mang thai hay không, thai nhi đang ở giai đoạn nào, có khỏe mạnh không…
4. Bị trễ kinh 1 tuần thử que 1 vạch – Có chính xác không?
Sử dụng que thử thai là biện pháp kiểm tra nhanh đã mang thai hay chưa hiệu quả, thông qua việc thử nồng độ hCG trong nước tiểu. Thông thường, khi thấy chậm kinh mà trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai, chị em sẽ tìm đến que thử thai để kiểm tra mình đã “dính” bầu hay chưa.
Bị trễ kinh 1 tuần thử que 1 vạch có nghĩa là bạn chưa mang thai. Tuy nhiên kết quả này có thể chưa hoàn toàn chính xác. Bởi que thử thai có kết quả chính xác nhất khi thai nhi đã 6-7 tuần tuổi. Nếu thai nhỏ hơn, nồng độ hCG có thể sẽ chưa đủ đậm đặc để cho kết quả 2 vạch.
Tốt nhất, nữ giới nên tiến hành test vào buổi sáng sớm, ngay sau khi ngủ dậy. Cẩn thận hơn, bạn nên đến các cơ sở uy tín để siêu âm khám thai để có câu trả lời chính nhất.
5. Chậm kinh 1 tuần không phải do mang thai – Nguyên nhân tại sao?
Nhiều trường hợp trễ kinh 1 tuần thử thai 1 vạch, hoặc biết chắc chắn mình không mang thai (do không quan hệ trước đó) thì đó có thể do các nguyên nhân khác. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
- Do rối loạn nội tiết tố estrogen
- Do căng thẳng, stress kéo dài
- Do tăng cân quá nhanh
- Do giảm cân cấp tốc
- Do các bệnh phụ khoa như: viêm nhiễm đường sinh dục, buồng trứng đa nang, u xơ tử cung…
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng
- Do chế độ ăn uống, sinh hoạt bị đảo lộn…
6. Chậm kinh 1 tuần đau bụng dưới – Dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Trễ kinh kèm đau bụng dưới âm ỉ, ra huyết trắng là hiện tượng không hiếm gặp. Để chấm dứt tình trạng này, nữ giới cần biết nguyên nhân chính xác. Từ đó có phương pháp điều trị triệt để. Nữ giới cần cẩn trọng các nguyên nhân sau:
- Chậm kinh 1 tuần kèm đau bụng dưới do mang thai: Lúc này, niêm mạc tử cung không bong ra khiến chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra như bình thường được nữa.
- Do chửa ngoài dạ con: Hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ kèm chậm kinh có thể do mang thai ngoài tử cung. Thai nhi phát triển bên ngoài dạ con nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Nếu gặp tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem liệu có nên tiếp tục loại thuốc tránh thai đang dùng.
- Do mắc các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng, suy buồng trứng…
7. Lời khuyên của bác sĩ khi chị em bị trễ kinh 1 tuần
Trễ kinh 1 tuần có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Vì thế, trước tiên, chị em cần bình tĩnh để phán đoán nguyên nhân. Nếu trước đó có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai, cần test nhanh để biết mình có mang thai hay không. Nếu test lần đầu vẫn 1 vạch, nên kiên nhẫn đợi thêm 2-3 ngày để có được kết quả chính xác nhất.
Trường hợp trễ kinh 1 tuần không phải do mang thai, chị em cần đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân; tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp bạn có chu kỳ nguyệt san đều đặn, khỏe mạnh.
>>> XEM THÊM:
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Nhận biết nguyên nhân và cách điều trị
- Rối loạn kinh nguyệt, tháng có kinh 2 lần có sao không? Chuyên gia giái đáp
- Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì – Bao lâu ổn định?
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.