Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    12/03/22

    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một trong những vấn đề chị em có thể gặp phải. Nhiều người còn cho rằng có thể do quá trình sinh nở của mình ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thực sự thì rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì, đây là vấn đề bình thường hay bất bình thường và có cách nào khắc phục hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (21 bình chọn)

    1. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

    rối loạn kinh nguyệt sau sinh

    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là gì?

    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng sau khi sinh nở, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không bình thường so với trước đó, lúc có lúc không, máu kinh ra ít hoặc ra ồ ạt, màu sắc bất thường, xuất hiện nhiều cục máu đông…

    Đây là hiện tượng rất bình thường mà hầu như chị em nào cũng gặp phải bởi nội tiết tố sau khi sinh nở chưa ổn định hoặc do đang trong thời gian cho con bú cũng ảnh hưởng đến nồng độ hormone.

    Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ sau sinh có thể quay lại ngay một tháng sau sinh nhưng cũng có nhiều người một năm đến hơn một năm mới có lại. Đối với phụ nữ cho con bú bằng sữa ngoài thì kinh nguyệt quay trở lại nhanh hơn, khoảng 2-3 tháng sau sinh. Đối với người cho con bú bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt thường có sau 6-8 tháng. Ngoài ra cũng có những chị em thời gian “đến tháng” lâu hơn.

    Tuy nhiên, ngay cả khi kinh nguyệt trở lại thì vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Xem thêmNội tiết tố Estrogen là gì? Vai trò của chúng đối với phụ nữ ra sao?

    2. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

    Trong năm đầu sau sinh, kinh nguyệt của người mẹ có thể bị thất thường, thường gặp phải các triệu chứng như:

    Triệu chứng Biểu hiện cụ thể
    ✅ Chu kỳ kinh không đều Có tháng tới muộn, có tháng tới sớm, có tháng không có. Đôi khi có người chu kỳ kinh nguyệt kéo dài vài tháng.
    ✅ Lượng máu kinh không đều Có tháng lượng máu kinh ra nhiều, ồ ạt, nhưng cũng có thời điểm ra ít, chỉ một – hai ngày là dừng. Có thể bị rong kinh (dài hơn 7 ngày), thiểu kinh (dưới 2 ngày, lượng máu kinh ít), cường kinh (máu kinh ra nhiều)
    ✅ Màu sắc không đồng đều Màu sắc có thể từ đỏ tươi đến đỏ sậm, nâu, đen. Ngoài ra còn đi kèm máu kinh vón cục.
    ✅ Mất kinh quá lâu Trường hợp kinh nguyệt không có lại sau khi dừng cho con bú từ 2-3 tháng hoặc 1-2 năm sau sinh chưa có lại.
    ✅ Đau bụng dữ dội Thường đau bụng trước và trong ngày đầu tiên bắt đầu có kinh nhưng cơn đau có thể kéo dài hơn đến ngày hôm sau.
    ✅ Đau tức đầu vú Căng tức đầu vú do nội tiết thay đổi. Điều này có thể thấy ở những người có kinh nguyệt bình thường nhưng đôi khi cơn đau kéo dài cũng thể hiện bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.
    ✅ Mệt mỏi, thiếu máu Trong trường hợp máu kinh ra nhiều ồ ạt có thể gây ra tình trạng thiếu máu, chị em dễ rơi vào mệt mỏi, uể oải không muốn làm gì.

    3. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

    nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh.

    Do tử cung phát triển lớn hơn trong thai kỳ để chứa thai nhi sau đó co lại sau khi sinh. Tử cung lúc này vẫn sẽ to hơn so với kích thước tử cung ban đầu khi chưa mang thai. Lúc này lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau, vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh. Có một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều sau sinh như:

    3.1. Thay đổi nội tiết tố sau sinh

    thay đổi nội tiết tố sau sinh

    Sau sinh, nội tiết tố chưa ổn định cũng gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

    Ở phụ nữ sau sinh, kinh nguyệt chưa đều một phần là do nồng độ nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định dẫn đến cơ chế rụng trứng bị thay đổi. Nhiều chị em sẽ gặp phải tình trạng như chu kỳ kinh không đều, thiểu kinh, cường kinh hoặc vô kinh một thời gian dài.

    Ngoài ra, nếu trước đây bạn từng bị mất cân bằng hormone thì cũng có khả năng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt bất thường sau sinh.

    Sự mất cân bằng nội tiết tố này thường xảy ra trong vài tháng đầu sau sinh bởi cơ thể lúc này vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.

    3.2. Tiết sữa để cho con bú

    Prolactin là hormone giúp tăng tiết sữa mẹ trong thời gian cho con bú nhưng cũng đồng thời ức chế hoạt động phóng thích Estrogen của nang noãn. Việc Estrogen suy giảm đồng nghĩa với việc làm giảm hormone LH trong quá trình rụng trứng, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

    Chính vì vậy, hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú thường có kinh nguyệt bị rối loạn nhiều hơn so với những phụ nữ nuôi con bằng sữa công thức. Đến giai đoạn cai sữa cho con, Prolactin tiết ra dần ít đi, Estrogen cũng tự điều hòa trở lại, kinh nguyệt có đều hơn.

    3.3. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do tâm lý

    Tâm lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ sau sinh. Đây là giai đoạn tương đối nhạy cảm ở phụ nữ, dễ buồn phiền, dễ lo âu bởi những thứ rất nhỏ cũng như áp lực về việc chăm sóc con cái, gia đình. Áp lực, căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra cortisol, ảnh hưởng đến trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng kích thích rụng trứng, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

    Theo nhiều nghiên cứu, hormone cortisol càng cao, áp lực càng lớn làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt. Chúng thường làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.

    3.4. Do gặp phải các bệnh phụ khoa

    Sau sinh, dù là sinh thường hay sinh mổ thì chị em phụ nữ đều có thể gặp phải những vấn đề phụ khoa như viêm âm đạo. Nguyên nhân là do cơ thể còn yếu, dễ bị vi khuẩn và vi sinh vật gây hại tấn công. Ngoài ra, còn một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tư cung, u xơ tư cung, hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.

    4. Khi nào cần tới bác sĩ?

    Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường thấy ở các bà mẹ sau sinh. Một số trường hợp sau sinh có kinh nguyệt rồi lại mất cũng không nên quá lo lắng bởi cơ thể chưa phục hồi lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu sau 1-2 năm chưa có kinh nguyệt sau sinh hoặc gặp phải những triệu chứng sau nên chủ động thăm khám:

    • Chu kỳ kinh không đều, có tháng có, có tháng mất liên tục trong thời gian dài
    • Máu kinh có mùi hôi, tanh, khó chịu, có vón cục to, thay đổi màu sắc
    • Lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường trong thời gian dài
    • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 10 ngày
    • Đau bụng dưới quằn quại từ 3-5 ngày
    • Vùng kín xuất hiện tình trạng đau, ngứa, sưng, viêm, máu ra bất thường, đau hơn khi quan hệ tình dục

    5. Cách cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

    cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh

    Để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và có biện pháp điều trị.

    Để điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, trước hết chị em nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt giúp cơ thể có thể hồi phục về thể trạng ban đầu. Nếu trong thời gian dài không thấy cải thiện chu kỳ kinh nguyệt (ít nhất là 3 tháng vẫn thấy rối loạn), hãy chủ động thăm khám để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân và phác đồ cụ thể.

    Dưới đây chị em có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng sinh hoạt dành cho người bị kinh nguyệt rối loạn sau sinh.

    5.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

    Đối với những chị em sau sinh khi bị rối loạn kinh nguyệt không chỉ cần khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi con khỏe mà còn nên bổ sung những dưỡng chất thiết yếu để cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục thể trạng ban đầu.

    Cụ thể:

    • Nên bổ sung thêm từ 550-625kcal/ngày so với thời gian trước bầu
    • Tăng cường nhóm protein và chất béo lành mạnh như thịt bò nạc, cá hồi, cá ngừ, các loại hạt…
    • Bổ sung vitamin như vitamin B2, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi, kẽm, axit folic… có trong các sản phẩm bổ sung hoặc thực phẩm.
    • Hạn chế rượu bia, chất kích thích
    • Hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ
    • Giảm lượng muối, đường sau sinh

    >>> Tìm hiểu thêm: Tiền mãn kinh nên ăn gì kiêng gì? Chuyên gia giải đáp!

    5.2. Tăng cường vận động sau sinh

    Sau sinh, nếu bạn sinh mổ thời gian đầu cần hạn chế vận động mạnh tránh tổn thương đến vết mổ. Với trường hợp sinh thường nhanh lấy lại sức khỏe hơn có thể tăng cường vận động để cải thiện tâm trạng cũng như cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.

    Theo các chuyên gia y tế, việc vận động sẽ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt cũng như tăng hormone endorphin, cải thiện tâm trạng. Endorphin cũng đóng vai trò như chất giảm đau tự nhiên, giúp bạn bớt khó chịu và giảm các cơn đau trong những ngày “đèn đỏ”.

    Một số bài tập có thể áp dụng như:

    • Đi bộ nhẹ nhàng
    • Tập Aerobic
    • Yoga
    • Thiền

    Nên tránh các bài tập nặng, đòi hỏi nhiều sức và căng thẳng trong thời gian này. Do trong những ngày bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể thường bị mệt hơn so với ngày thường.

    5.3. Điều chỉnh sinh hoạt và cân bằng tâm trạng

    Sau sinh chị em phải chịu nhiều áp lực về chăm con, bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho bản thân mình, cộng với việc lo lắng sau sinh dẫn đến sự xáo trộn về tâm lý. Vì vậy, hãy chủ động thay đổi lối sống của mình:

    • Thay băng vệ sinh từ 4-6 tiếng/lần trong những ngày đèn đỏ để tránh viêm nhiễm
    • Vệ sinh cẩn thận hơn trong những ngày “đèn đỏ”
    • Đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ
    • Thực hành các bài tập giảm căng thẳng và thư giãn
    • Luôn giữ tinh thần thư thái, lạc quan
    • Có thể sử dụng thuốc tránh thai hoặc các biện pháp tránh thai theo chỉ dẫn
    • Thăm khám kiểm tra sức khỏe thường xuyên

    Trên đây là một số thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Nếu gặp phải trường hợp này chị em không nên chủ quan, hãy theo dõi những thay đổi trong cơ thể mình để có cách điều trị phù hợp. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM: 

    • Tìm hiểu về giai đoạn tiền mãn kinh – Độ tuổi nào thường gặp, kéo dài bao lâu?
    • Libifem – Tinh chất từ cỏ cà ri hỗ trợ cải thiện Estrogen cho nữ giới
    • Hà thủ ô đỏ – Thảo dược giúp “xanh tóc đỏ da”, cải thiện đau bụng ngày “đèn đỏ”

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Bị u có uống được mầm đậu nành không? Chuyên gia giải đáp 24/04/23
      Gần đây tôi có sử dụng tinh chất mầm đậu nành và cảm nhận cơ thể khỏe hơn, da sáng.…
      Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 có phải mãn kinh đến gần? Chuyên gia lý giải 02/11/23
      Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 là câu hỏi được nhiều người gửi về cho chúng tôi. Điển hình là…
      Làm cách nào để kinh nguyệt trở lại? Hỏi đáp với chuyên gia 04/05/23
      Mất kinh và kinh nguyệt trở lại là những “sự kiện” mà nữ giới có thể gặp, tương ứng với…
      [GÓC CHIA SẺ] Rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có kinh 2 lần có sao không? 21/12/22
      “Tôi bị rối loạn kinh nguyệt, 1 tháng có kinh 2 lần. Xin hỏi bác sĩ hiện tượng này có…
      Xem tất cả bài viết