Mãn kinh có sinh con được không là thắc mắc của nhiều chị em khi ở tuổi xế chiều. Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên. Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.
1. Sự thay đổi thể chất ở phụ nữ mãn kinh
Mãn kinh là thuật ngữ chỉ một giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ, khi buồng trứng đã ngừng hoạt động hẳn. Một phụ nữ được coi là mãn kinh khi chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện liên tiếp 12 tháng (không phải do nguyên nhân bệnh lý).
Trước khi bước vào thời kỳ mãn kinh, chị em sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp gọi là tiền mãn kinh. Lúc này, nội tiết tố suy giảm đột ngột và mạnh mẽ, dẫn đến các triệu chứng điển hình như bốc hỏa, đổ mồ hôi, giảm ham muốn, khô hạn, da sạm nám, kinh nguyệt rối loạn…
Khi thực sự mãn kinh, các cơ quan sinh sản ngưng hoạt động hoàn toàn, cơ thể người phụ nữ bước vào thời kỳ “nam hóa”. Hiện tượng này sẽ kéo dài cho đến cuối đời, hầu như không có cách nào khôi phục lại.
2. Mãn kinh có sinh con được không?
Theo nghiên cứu, tuổi mãn kinh ở phụ nữ trung bình khoảng 51 tuổi. Các yếu tố như lối sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, môi trường… có thể khiến tuổi mãn kinh đến sớm hoặc muộn hơn một vài năm.
Mãn kinh có mang thai được không? Theo phân tích ở trên, ở độ tuổi mãn kinh, nữ giới không còn khả năng sinh sản. Lúc này, buồng trứng đã ngừng hoạt động hẳn, không còn sản sinh ra trứng dẫn đến không thể diễn ra quá trình thụ thai, mang thai tự nhiên.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều phụ nữ ở tuổi xế chiều vẫn mong muốn sinh con. Vậy, phụ nữ 60 tuổi có mang thai được không? Phụ nữ hết kinh có mang thai không? Câu trả lời là vẫn có khả năng nếu áp dụng các phương pháp y học hiện đại, điển hình là thụ tinh trong ống nghiệm hoặc kích trứng.
3. Phương pháp hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ mãn kinh muốn sinh con
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của y học, những chị em mãn kinh nhưng sức khỏe đảm bảo vẫn có cơ hội mang thai và sinh con bằng những phương pháp hỗ trợ sinh sản. Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
3.1 Kích trứng
Trong trường hợp nữ giới mới mãn kinh, buồng trứng vẫn còn tồn tại các nang noãn. Lúc này, bàng việc can thiệp y khoa, bác sĩ sẽ kích thích để các noãn (trứng) phát triển trở lại.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, trứng ở giai đoạn này thường xuất hiện những bất thường trong nhiễm sắc thể. Vì vậy, tỷ lệ trứng phát triển trưởng thành ít. Nếu thụ thai thành công thì tỷ lệ dị tật ở trẻ so sinh sau khi sinh ra cũng rất cao.
3.2 Thụ tinh trong ống nghiệm
Đối với những phụ nữ mãn kinh đã lâu thì việc kích trứng là điều không thể thực hiện. Lúc này, estrogen suy giảm, các buồng trứng đã teo, các nang noãn cũng không còn hoặc bị thu nhỏ kích thước. Nếu muốn mang thai, cách duy nhất khả thi là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp cho trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành phôi trong phòng labo. Phôi thai khỏe mạnh sau vài ngày sẽ được đưa vào buồng tử cung để tiếp tục phát triển thành thai nhi.
Lúc này, câu hỏi đặt ra là trứng sẽ lấy ở đâu? Một là nguồn trứng đông lạnh từ khi còn trẻ của người mẹ; hai là trứng qua hiến tặng.
4. Yếu tố nguy cơ khi mang thai, sinh con tuổi mãn kinh
Khi bước vào tuổi mãn kinh, ngoài những thay đổi về chức năng sinh sản , sức khỏe chị em cũng giảm sút nhiều. Vì vậy, kể cả áp dụng phương pháp kích thích sinh sản tự nhiên hay thụ tinh trong ống nghiệm, người mẹ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Cụ thể là:
- Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung: Không riêng độ tuổi mãn kinh mà ngay cả những phụ nữ trên 40 tuổi nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng đã tăng cao.
- Dễ mắc tiểu đường thai kỳ: Nguy cơ tăng gấp đôi.
- Nguy cơ nhau thai tiền đạo: Làm cản trở sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ thai suy hô hấp, ngôi thai bất thường.
- Nguy cơ huyết áp cao: Ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể được chỉ định sử dụng thuốc, không tốt cho thai nhi.
- Nguy cơ sảy thai, sinh non
- Thường phải sinh mổ do sản phụ không có sức để đẻ thường dẫn đến lâu hồi phục sau sinh.
- Thai nhi thường yếu ớt, nhẹ cân, nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn…
5. Phụ nữ cần chuẩn bị gì nếu muốn mang thai khi đã mãn kinh?
Ngoài việc chuẩn bị như một phụ nữ bình thường trước khi sinh nở, những bà mẹ tuổi mãn kinh muốn sinh con cần thực hiện thêm những việc sau đây để tăng khả năng thụ thai và giảm thiểu những rủi ro khi mang thai, sinh nở:
>>> Thực hiện các xét nghiệm y khoa cần thiết
Các xét nghiệm cần thực hiện là PAP, hemoglobin, lipid, đường huyết, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… Ngoài ra, cần chụp x-quang tuyến vú, kiểm tra tử cung, xương chậu…
>>> Bổ sung vitamin, khoáng chất
Trước khi mang thai, dù bằng phương pháp nào thì sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu; quyết định tỷ lệ thành công. Nữ giới nên bắt đầu bổ sung vitamin; axit folic và các khoáng chất cần thiết tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe thai phụ nà còn rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
>>> Duy trì cân nặng hợp lý
Theo khuyến cáo, nữ giới nên duy trì chỉ số BMI ở mức 18,5-24,9% trước khi mang thai. Béo phì là một trong những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ của bạn, đặc biệt là phụ nữ trung niên.
Cần cân nhắc để đảm bảo lượng calo nạp vào mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Nên tránh các thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo.
KẾT LUẬN
Như vậy, mãn kinh có sinh con được không thì câu trả lời là KHÔNG; nếu không có sự hỗ trợ của các phương pháp sinh sản. Tuy không còn khả năng thụ thai, nhưng để đảm bảo an toàn, nữ giới cần tình dục điều độ; sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ để tránh các bệnh lây nhiễm.
Trường hợp mong muốn sinh con khi đã mãn kinh; cần chuẩn bị tâm lý, thể chất tốt và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia sinh sản.
XEM THÊM:
- Phụ nữ trung niên bổ sung gì để khỏe đẹp? Xem ngay tại đây
- Bí quyết khắc phục tình trạng khô da mặt – Chị em cần biết
- Phụ nữ 70 tuổi còn ham muốn không? Chuyên gia giáp đáp
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.