Trẻ đi phân nhầy có nguy hiểm không là mối băn khoăn của không ít cha mẹ. Chuyên gia của chúng tôi sẽ lý giải nguyên nhân của tình trạng này và hướng điều trị phù hợp.
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị Nguyễn Thu Trà (Cầu Giấy, Hà Nội):
Con tôi năm nay 5 tuổi. Hai ngày nay cháu bị đau bụng, đi ngoài phân có lẫn nhầy màu trắng. Tôi rất lo lắng không biết tình trạng này có phải là do cháu mắc bệnh gì không. Từ trước tới nay cháu đi phân bình thường. Chỉ duy nhất lúc cháu 6 tháng tuổi có đôi lần đi phân nhầy. Rất mong được chuyên gia tư vấn.
Thắc mắc của chị Thu Trà sẽ được Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng giải đáp ngay sau đây.
1. Trẻ đi phân nhầy là gì?
Đây là hiện tượng trong phân của trẻ có lẫn chất nhầy có thể quan sát được bằng mắt thường. Chất này có dạng dây nhầy hoặc dạng thạch. Trẻ có thể đi phân nhầy màu vàng, màu đục hoặc bé đi phân nhày màu trắng.
Bình thường cơ thể tiết ra một lớp dịch mỏng có tác dụng như một lớp lót trong đường tiêu hóa. Nó giúp quá trình vận chuyển chất cặn bã tới hậu môn và thải ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Về cơ bản, trong phân của bé thông thường cũng có chất nhầy nhưng vì lượng vừa đủ nên khó phân biệt bằng mắt thường.
2. Nguyên nhân khiến trẻ đi phân nhầy
2.1. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện
Theo TS. BS. Đặng Bùi Bảo Linh ở trẻ em, men tiêu hoá chưa được hoàn chỉnh, dạ dày nằm ngang và cao, ruột dài hơn người lớn, phân của trẻ đi qua ruột tương đối nhanh.
Điều này có thể gây ra tình trạng về tiêu hóa khác biệt so với người trưởng thành. Trong đó có tình trạng đi ngoài phân nhầy thoáng qua. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn việc đôi khi phân của bé có màu xanh, chứa một lượng nhỏ chất nhầy là bình thường.
2.2. Trẻ đi phân nhầy do mọc răng
Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé đi phân nhầy. Nguyên nhân là do nước bọt tiết ra nhiều, không được chuyển hóa trong quá trình tiêu hóa. Thêm vào đó, cơn đau do mọc răng có thể kích thích ruột tăng tiết chất nhầy. Trường hợp này không đáng lo ngại.
2.3. Dị ứng thực phẩm
Giai đoạn bắt đầu ăn dặm hoặc trẻ ăn thử thức ăn mới cũng có thể gây nên tình trạng đi ngoài phân nhầy. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích ứng hoặc nhạy cảm với một vài thành phần của thức ăn.
Ngoài ra, việc không dụng nạp đường lactose trong sữa cũng có thể gây ra tình trạng trẻ đi tiêu phân nhầy.
2.4. Nhiễm trùng
Khi virus, vi khuẩn từ môi trường không đảm bảo vệ sinh xâm nhập vào ruột sẽ gây kích ứng ruột, từ đó làm tăng tiết chất nhầy. Các loại virus, vi khuẩn thường gặp là: Rotavirus, E.coli, Yersinia, Shigella… Triệu chứng khi trẻ nhiễm trùng bao gồm:
- Trẻ đi phân nhầy có máu
- Sốt
- Quấy khóc
2.5. Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến với các dấu hiệu như: nôn trớ nhiều, táo bón ở trẻ em hoặc tiêu chảy. Đối với trường hợp táo bón, do phân cứng cọ xát vào thành ruột nên khi thải ra ngoài phân có lẫn chất nhầy màu trắng hoặc trẻ đi cầu phân nhầy có tia đỏ. Trong khi đó tiêu chảy lại gây kích thích niêm mạc ruột tiết nhiều chất nhầy hơn bình thường từ đó được đẩy ra ngoài cùng với phân.
2.6. Bệnh lồng ruột khiến bé đi ngoài phân nhầy
Đây là trường hợp nghiêm trọng cần được cấp cứu. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện:
- Trẻ đi phân nhầy màu đỏ
- Nôn trớ
- Đau bụng từng cơn
- Tiêu chảy
- Thậm chí hôn mê
2.7. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào trong ống tiêu hóa. Khi mắc bệnh này ngoài việc trẻ đi phân nhầy lẫn máu sẽ kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, sốt, đau gần hoặc xung quanh hậu môn. Trẻ sẽ ăn không ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa, đặc biệt là sút cân.
3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ
Theo healthline.com, tình trạng này không đáng ngại nếu trẻ vẫn hoạt động bình thường và không có triệu chứng gì ngoài đi cầu phân nhầy. Tuy nhiên cha mẹ cần tiếp tục theo dõi phân của trẻ và lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Đi tiêu phân nhầy kéo dài
- Sốt
- Máu trong phân
- Biểu hiện mất nước: môi khô, tiểu ít, không khóc ra nước mắt, không tỉnh táo
4. Chẩn đoán đi phân nhầy ở trẻ
Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng khám lâm sàng và có thể chỉ định thực hiện:
- Xét nghiệm phân
- Xét nghiệm máu
- Nội soi đại tràng
- Chụp X-quang
- Chụp CT
- Chụp MRI
5. Điều trị cho trẻ đi ngoài phân nhầy
Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có phương hướng điều trị khác nhau.
- Nếu nguyên nhân là do hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện hoặc mọc răng thì không cần phải điều trị. Triệu chứng sẽ dần biến mất khi trẻ lớn hơn hoặc qua giai đoạn mọc răng.
- Trường hợp bắt nguồn từ thực phẩm thì cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, tránh thức ăn gây dị ứng. Đối với trẻ đã qua giai đoạn bú mẹ cần bổ sung thêm chất xơ, sữa chua vào thực đơn của bé, cho bé uống đủ nước để tránh táo bón.
- Đối với trường hợp nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh, bù nước bằng oresol và thuốc hạ sốt.
- Nếu trẻ bị lồng ruột có thể cần sự can thiệp của phẫu thuật để ngăn ngừa mất máu, thủng ruột.
Qua bài viết chắc hẳn chị Thu Trà cũng như các bậc phụ huynh đã nắm được những kiến thức cơ bản và không còn lúng túng khi trẻ đi phân nhầy. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc qua tổng đài tư vấn miễn phí 0865 344 349.
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng ở trẻ em – Là cha mẹ phải hiểu và chữa bệnh từ gốc
- Trẻ đi ngoài phân sống do đâu – 6 Nguyên nhân tuyệt đối phải tránh
- Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? – Đông Tây Y kết hợp rất hiệu quả
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? – Cẩm nang cho bé từ 1 – 3 tuổi
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.