Trà giảm axit uric là thức uống mà nhiều người bệnh gout tìm kiếm dù chỉ có tác dụng hỗ trợ. Dưới đây là 17 loại trà mà bạn có thể tham khảo cũng như những lưu ý khi sử dụng.
1. Tác dụng của trà giảm axit uric?
Nồng độ axit uric trong máu được coi là cao khi vượt 420 micromol/L đối với nam và 360 micromol/L đối với nữ. Tăng axit uric máu phổ biến nhất là dẫn tới bệnh gout với các triệu chứng là khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, đặc biệt là ngón chân cái.
Làm sao giảm acid uric là mối bận tâm của những người gặp phải tình trạng này. Trong quá trình tìm kiếm các cách đào thải acid uric nhanh, nhiều người không khỏi băn khoăn bệnh gút có được uống trà không.
Một số loại trà được cho là có khả năng hỗ trợ giảm axit uric với những tác dụng có thể kể đến như:
- Kích thích hoạt động của hệ bài tiết, tăng đào thải axit uric qua đường nước tiểu.
- Hỗ trợ giảm một số triệu chứng viêm, đau do gout gây ra.
- Làm mát gan, hỗ trợ hoạt động của thận.
- Tạo trạng thái tinh thần thư giãn, thoải mái cho người bệnh.
Dù có thể uống trà nhưng bạn cần sử dụng với liều lượng phù hợp, không nên quá lạm dụng để tránh phản tác dụng.
Nhận diện các triệu chứng điển hình của bệnh gout
2. Tham khảo 17 loại trà giảm axit uric
Bạn có thể thử một hoặc một vài loại trà dưới đây. Việc thay đổi các loại trà có thể giúp đa dạng thức uống cũng như tăng khẩu vị của bạn.
2.1. Trà xanh giảm axit uric
Một số nghiên cứu cho rằng uống trà xanh với lượng vừa phải, điều độ có thể giúp giảm axit uric trong máu. Ngoài ra các chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể hỗ trợ ức chế phản ứng viêm tại khớp liên quan tới tăng axit uric máu.
2.2. Trà đen
Trà đen giúp làm loãng nồng độ axit uric, lợi tiểu nên tăng khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Ngoài ra, loại trà này còn giúp kích thích tiêu hóa do có chứa nhiều phenol.
Lưu ý là không nên uống trà đen vào lúc đói, trước khi đi ngủ vì có thể gây say hoặc mất ngủ. Uống trà quá đặc hoặc quá nhiều cũng có thể gây bồn chồn, lo lắng, mất ngủ…
2.3. Trà gừng
Trong trà gừng chứa các chất chống viêm giúp giảm bớt tình trạng viêm khớp do gout gây ra. Loại trà này cũng được cho là có khả năng giảm bớt cơn đau gout. Hãy thái vài lát gừng rồi hãm với nước sôi, có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị. Bạn cũng có thể mua trà gừng đóng gói sẵn.
2.4. Trà cần tây giảm acid uric
Một trong những loại trà giảm axit uric phải kể tới là trà cần tây. Trong cần tây chứa chất kiềm giúp trung hòa phần nào acid uric. Cách làm trà cần tây rất đơn giản khi chỉ cần rửa sạch cần tây rồi đun với nước. Chắt lấy nước cần tây uống 3 cốc mỗi ngày.
2.5. Trà húng quế
Trong lá và hạt của húng quế có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với người bị gout. Bạn chỉ cần rửa sạch lá húng quế, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi hãm lá húng quế với nước sôi trong 10 phút. Dùng như trà.
2.6. Trà râu ngô
Trong dân gian, trà râu ngô thường được dùng để trị chứng bí tiểu. Đặc tính lợi tiểu của loại trà này cũng được tận dụng để đào thải acid uric. Bạn có thể dùng râu ngô tươi rửa sạch đun nước uống hoặc hãm nước râu ngô khô.
- Rửa sạch 15g râu ngô tươi.
- Đun với 500ml nước. Chắt lấy nước uống như trà.
2.7. Trà tía tô
Lá tía tô có chứa chất chống viêm giúp kháng viêm, giảm đau trong trường hợp bị gout. Chất ức chế xanthine oxidase trong lá tía tô có tác dụng kìm hãm quá trình hình thành axit uric trong cơ thể. Bạn chỉ cần rửa sạch lá tía tô rồi đun chắt lấy nước uống như trà.
7 cách dùng lá tía tô hỗ trợ trị gút
2.8. Trà kiều mạch
Bột kiều mạch pha với nước nóng sẽ tạo thành trà kiều mạch thơm ngon. Loại trà này chống oxy hóa, tăng cường chức năng gan chuyển hóa chất đạm. Từ đó, vừa giúp ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh lý gout vừa cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
2.9. Trà kim ngân hạt sen
Một trong những loại trà giảm axit uric phải kể tới trà kim ngân hạt sen. Kim ngân hoa giúp thanh nhiệt, giải độc. Hạt sen giúp an thần. Kết hợp kim ngân hoa và hạt sen hỗ trợ người bị bệnh gout kiểm soát axit uric.
Viên Gout Tâm Bình – Hỗ trợ tăng đào thải acid uric
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
2.10. Trà hoa cúc và táo mèo
Hoa cúc giúp thanh nhiệt, táo mèo kích thích tiêu hóa. Trà hoa cúc và táo mèo có lợi với người có hàm lượng axit uric máu cao. Đồng thời nó cũng kích thích ăn ngon miệng, giảm cảm giác chán ăn.
2.11. Trà hoa hồng
Trà hoa hồng không chỉ được biết tới với khả năng dưỡng da, làm đẹp mà còn giúp tăng cường tuần hoàn máu tới nuôi dưỡng hệ xương khớp giúp giảm sưng đau và hỗ trợ bệnh lý gout
2.12. Trà dâm bụt giảm axit uric
Trà hoa dâm bụt được cho là có khả năng giảm tích tụ axit trong máu, ngăn ngừa lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp. Bạn có thể dùng 7g hoa dâm bụt khô đun với 350ml nước đun sôi 5 phút. Chắt lấy nước để nguội bớt uống thay trà.
2.13. Trà lá sa kê
Lá sa kê nằm trong danh sách đáp án cho bị gout nên uống lá gì. Loại lá này có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn, lợi tiểu. Nó xuất hiện trong các mẹo dân gian trị bệnh xương khớp, tiểu đường, mát gan. Ngoài việc tăng đào thải axit uric, lá sa kê còn chứa hoạt chất chống oxy hóa polyphenol. Hoạt chất này ức chế men glucosidase, một trong những yếu tố dẫn tới bệnh gout.
- Rửa sạch 1 lá sa kê. Lưu ý không dùng lá quá non hoặc quá già.
- Thái nhỏ lá và rửa lại 1 lần nữa.
- Đun lá với 500ml nước. Chắt lấy nước uống khi còn ấm.
6 cách dùng lá sa kê cho người bệnh gout
2.14. Trà lá sen giảm axit uric
Lá sen chính là câu trả lời cho uống nước lá gì để giảm axit uric. Tính lợi tiểu của lá sen giúp tăng khả năng đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Bạn có thể hãm lá sen khô hoặc đun lá sen tươi để uống.
2.15. Trà bồ công anh
Trà bồ công anh có vị ngọt nhẹ, tính mát, giúp tiêu sưng, tán ứ, lợi tiểu. Hoạt chất amino axit kynurenic và sesquiterpene lactones trong loại trà này giúp giảm đau, kháng viêm. Dùng trà bồ công anh vừa hỗ trợ đào thải acid uric vừa giảm triệu chứng do gout gây ra. Đun 15g hoa bồ công anh khô với 400ml nước. Chắt lấy nước uống thay trà.
2.16. Trà cây tầm ma giảm acid uric
Cây tầm ma là một trong những loại thuốc nam trị bệnh gout được lưu truyền trong dân gian. Sở dĩ loại cây này có thể giảm nồng độ acid uric là do khả năng lợi tiểu của nó. Bạn có thể dùng lá hoặc rễ của cây tầm ma tươi hoặc khô để hãm trà.
2.17. Trà trạch tả
Thân và rễ của cây trạch tả chứa các chất giúp tăng chuyển hóa nước, tăng đào thải axit uric. Bạn có thể lấy 10g trạch tả khô hãm cùng nước sôi 10 phút để uống như trà.
3. Một số lưu ý
Khi dùng trà giảm acid uric cần chú ý một số điều sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại trà giảm axit uric.
- Không sử dụng loại trà chứa thành phần đã từng gây dị ứng cho bạn.
- Pha loãng trà khi uống. Uống trà đặc khiến cơ thể hấp thu nhiều tanin, axit oxalic hơn gây ảnh hưởng tới nồng độ acid uric trong cơ thể. Uống trà đặc cũng có khả năng gây ra những tác dụng phụ.
- Uống trà lúc còn ấm. Uống trà nguội có thể gây kích ứng dạ dày, ruột, tiêu chảy, đau bụng…
- Không uống trà trước khi ngủ vì sẽ gây tiêu đêm, mất ngủ.
- Hiệu quả đạt được tùy thuốc cơ địa từng người. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thay thế phương pháp điều trị khác.
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều purin như nội tạng động vật, măng tây, rượu bia… Bổ sung ngũ cốc tinh chế, sữa, trái cây, rau xanh đậm, uống đủ nước…
Những thông tin về trà giảm axit uric trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ. Nếu cần giải đáp thêm về những vấn đề có liên quan tới bệnh gout hãy gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Trà và các thành phần của nó làm giảm sản xuất axit uric bằng cách ức chế xanthine oxidase
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9250135/
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.