Viêm đau khớp ngón tay là một dạng bệnh lý thuộc chứng viêm khớp, gây ra vô số những bất tiện cho người mắc phải. Vậy viêm khớp ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Triệu chứng như thế nào? Điều trị ra sao? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.
1. Viêm đau khớp ngón tay là bệnh gì?
Hàng ngày, đôi bàn tay của chúng ta phải hoạt động rất nhiều nên các khớp ngón tay rất dễ tổn thương, viêm nhiễm.
Viêm đau khớp ngón tay là tình trạng sụn khớp tại ngón tay bị bào mòn, thoái hóa khiến các đầu xương chạm vào nhau dẫn đến tổn thương và viêm đau. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay, phổ biến nhất là đầu ngón tay và khớp nối giữa các ngón tay. Đó có thể đau khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay trỏ, đau khớp ngón tay đeo nhẫn,…
2. Phân loại bệnh
Viêm đau khớp ngón tay được chia thành nhiều dạng khác nhau như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm gout, cụ thể:
2.1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp hay còn gọi là viêm khớp hao mòn. Đây là loại viêm khớp ngón tay phổ biến nhất. Những người bị viêm xương khớp, lớp sụn khớp thường bị thoái hóa (mài mòn) dần để lộ ra đoạn xương dưới khớp. Vùng khớp thường chịu ảnh hưởng là khớp ngón gian đốt gần, khớp gian đốt xa, khớp ở gốc giữa ngón tay cái.
[Bệnh viêm khớp] – Chuyên gia phân tích tất tần tật thông tin về bệnh
2.2. Viêm khớp dạng thấp
Là bệnh rối loạn tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm mô khỏe mạnh trong cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm mô mềm xung quanh các khớp mà khớp chịu tác động nhiều nhất là khớp bàn đốt.
2.3. Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là dạng viêm khớp mạn tính, xuất hiện ở những người mắc bệnh da vảy nến nghiêm trọng. Bệnh thường ảnh hưởng tới các khớp chi dưới, khớp xa của ngón tay hoặc ngón chân… Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng, phá hủy các khớp dẫn tới tàn phế.
2.4. Bệnh gout
Bệnh xảy ra khi cơ thể rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric đúng cách. Về lâu dài, các phân tử này sẽ tích tụ, hình thành các tinh thể bên trong khớp. Từ đó, khiến các khớp bị sưng viêm, đau nhức, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
3. Nguyên nhân gây viêm đau khớp ngón tay
Theo các chuyên gia, bệnh có thể khởi phát từ một hoặc nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau.
3.1. Lão hóa, thoái hóa
Theo quy luật tự nhiên, ai rồi cũng sẽ già và lão hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra, tuổi càng cao, sụn khớp càng suy yếu, xương dưới sụn xơ hóa tạo điều kiện khởi phát tình trạng viêm.
3.2. Chấn thương
Những tổn thương tại khớp tay khi tai nạn lao động, chơi thể thao… có thể gây trật khớp, ảnh hưởng tới bất kỳ khớp ngón tay nào đó. Những trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm khớp ngón tay.
3.3. Nhiễm khuẩn
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay. Khi virus, vi khuẩn từ máu di chuyển vào màng bao quanh khớp tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và kích hoạt phản ứng viêm khớp cổ tay, ngón tay.
3.4. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng các dây thần kinh ở khớp cổ tay bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng sưng viêm ở các khớp cổ tay hoặc các ngón tay.
3.5. Tính chất công việc
Những người làm công việc văn phòng, thợ may… thường xuyên phải sử dụng đến cổ tay, ngón tay sẽ khiến cho các khớp ở vị trí này hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới viêm, đau khớp ngón tay.
Nguyên nhân khiến bệnh viêm khớp ngày càng trẻ hóa – Nhân viên văn phòng, công nhân đừng chủ quan
3.6. Rối loạn chuyển hóa
Tình trạng rối loạn chuyển hóa purin có thể làm tăng axit uric trong máu là nguyên nhân dẫn tới bệnh gout. Gout là một dạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể nhưng phổ biến nhất là khớp ngón tay, ngón chân.
3.7. Rối loạn hệ miễn dịch
Khi chức năng hoạt động bị rối loạn, hệ miễn dịch sẽ tạo ra nhiều kháng thể tấn công trực tiếp các mô khỏe mạnh ở khớp ngón tay. Đó là nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm khớp dạng thấp.
Khi mắc bệnh này, tình trạng viêm thường có tính chất đối xứng, tức là bạn có thể bị viêm một khớp ở cả hai bên bàn tay.
3.8. Di truyền
Một số gen mang mầm mống của bệnh có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Theo đó, bạn có nguy cơ bị viêm khớp ngón tay nếu cha hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh này.
3.9. Mắc các bệnh lý về xương khớp
Một số các bệnh tự miễn như: Gout, Lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây ra biến chứng về xương khớp. Trong đó, viêm đau khớp ngón tay là bệnh lý điển hình.
Ngoài ra, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, stress, môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh,… cũng là những yếu tố tiềm tàng có thể gây bệnh. Nhiều trường hợp cũng xuất hiện đau khớp ngón tay ở bà bầu.
Khớp AKA Tâm Bình – Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp
Thương hiệu: Dược phẩm Tâm Bình
4. Triệu chứng viêm đau khớp ngón tay
Các triệu chứng của bệnh viêm đau khớp ngón tay thường diễn tiến từ từ, tăng dần theo mức độ, tần suất. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh đặc trưng:
Triệu chứng | BIỂU HIỆN CỤ THỂ |
✅ Đau khớp | ⭐ Sụn khớp bị bào mòn khiến cho các đầu xương tỳ trực tiếp vào nhau gây đau khớp cổ tay, ngón tay.
⭐ Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm. |
✅ Cứng khớp | ⭐ Người bệnh có cảm giác cứng ở khớp ngón tay vào buổi sáng hoặc sau khi thức dậy.
⭐ Ngón tay thường không duỗi thẳng được và rất khó thực hiện động tác cầm nắm. |
✅ Sưng, nóng khớp | ⭐ Triệu chứng viêm đau kèm theo cứng và sưng khớp ngón tay sẽ có tính chất đối xứng nếu nguyên nhân bắt nguồn từ viêm khớp dạng thấp.
⭐ Vùng khớp bị sưng viêm có màu hồng nhạt hoặc đỏ, sờ vào thấy ấm. Triệu chứng này cảnh báo tình trạng viêm đã trở nên trầm trọng. |
✅ Xuất hiện nốt sần hoặc khối u nhỏ | ⭐ Những nốt sần hay khối u nhỏ cũng thường xuất hiện xung quanh đốt ngón tay của người bệnh.
⭐ Đó có thể là nốt Heberden – xuất hiện quanh các đốt xa xương bàn tay hoặc nốt Bouchard – quanh các đốt gần xương bàn tay. |
Ngoài những triệu chứng kể trên, người bệnh còn có thể gặp phải biểu hiện như: sốt nhẹ, chân tay ra nhiều mồ hôi, tê bì, mệt mỏi, suy nhược cơ thể…
5. Đối tượng nào có nguy cơ dễ bị viêm đau khớp ngón tay?
Như đã phân tích nguyên nhân ở trên, độc giả đã nắm sơ bộ đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp ngón tay, cụ thể:
– Người già có nguy cơ bị viêm khớp ngón tay cao do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, thoái hóa khớp.
– Người có thói quen uống bia rượu, sử dụng các thực phẩm giàu purin hoặc thịt đỏ…
– Những người có tiền sử bị viêm khớp ngón tay trong gia đình hoặc bản thân đã từng mắc bệnh viêm khớp.
– Người nghiện hút thuốc lá hoặc thường xuyên hút thuốc lá làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu tới bàn tay, từ đó dẫn tới bệnh viêm khớp ngón tay.
– Hầu hết các dạng viêm khớp đều xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới (ngoại trừ bệnh gout).
– Người làm những công việc thường xuyên phải vận động sử dụng ngón tay như công nhân, nhân viên văn phòng…
6. Biến chứng viêm đau khớp ngón tay
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm đau khớp ngón tay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là:
– Mất khả năng vận động thông thường: Thời gian đầu mắc bệnh, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với biến chứng mất khả năng vận động cơ bản, có thể là khó cầm nắm, cứng khớp, không xoay trái, xoay phải cổ tay.
– Teo cơ, biến dạng khớp: Khớp bàn tay lâu ngày không hoạt động có thể gặp phải tình trạng teo cơ và biến dạng các khớp, nhiều trường hợp thậm chí còn bị liệt khớp.
– Các bệnh về tim mạch: Viêm khớp bàn tay có thể gây ra biến chứng tại các cơ quan khác như thấp khớp cấp. Biến chứng này có nguy cơ gây tổn thương tim, đặc biệt là van tim – nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
7. Chẩn đoán viêm đau khớp ngón tay
Để biết chính xác bạn có bị viêm đau khớp ngón tay hay không, bác sĩ sẽ tiến hành những thủ thuật chẩn đoán sau:
7.1. Khám lâm sàng
Trong quá trình thăm khám, bác sỹ sẽ hỏi tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng và trực tiếp xem xét dấu hiệu sưng trên khớp ngón tay.
Bên cạnh đó, bác sỹ có thể giữ khớp trong khi di chuyển ngón tay. Nếu chuyển động này tạo ra âm thanh, gây đau và có cảm giác khó chịu cho người bệnh, rất có thể sụn đã bị mòn khiến xương cọ xát vào nhau.
7.2. Chụp X-quang
Chụp X-quang giúp nhận diện các dấu hiệu viêm khớp ngón tay, bao gồm:
- Gai xương
- Mòn sụn
- Mất không gian chung
Qua hình ảnh X-quang, bác sỹ sẽ xác định được sự thay đổi của các khớp, mức độ thoái hóa khớp do viêm cũng như xác định được lượng sụn khớp trên bề mặt khớp.
7.3. Siêu âm khớp ngón tay
Phương pháp giúp đánh giá tình trạng tổn thương ở phần mềm quanh khớp. Qua đó, phát hiện biến chứng hoặc sự thay đổi trong cấu trúc khớp ngón tay.
7.4. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu cũng là phương pháp chẩn đoán được bác sĩ chỉ định nhằm kiểm tra yếu tố viêm, chẳng hạn như số lượng bạch cầu hay CRP…
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm máu cũng có giá trị trong việc chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp chẩn đoán khác như MRI hoặc xạ hình xương…
8. Các phương pháp điều trị viêm đau khớp ngón tay
Sử dụng thuốc tây, bài thuốc dân gian, tập thể dục… là phương pháp phổ biến trong điều trị viêm khớp ngón tay. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm cụ thể. Người bệnh có thể tham khảo cách điều trị dưới đây để áp dụng cho mình.
8.1. Hỗ trợ giảm đau viêm khớp ngón tay tại nhà
Một số mẹo tại nhà dưới đây có thể giúp bạn giảm đau nhức do viêm khớp ngón tay gây ra. Tham khảo để áp dụng tại nhà:
– Chườm đá lạnh chườm ấm: Trường hợp bị đau nhức có thể áp dụng phương pháp này giúp giảm đau nhức tạm thời. Trường hợp bị đau nhiều có thể thực hiện 3-4 lần/ ngày.
– Massage: Massage nhẹ nhàng các đốt ngón tay, khớp tay giúp lưu thông máu để nuôi dưỡng khớp bàn tay. Đồng thời, phương pháp này giúp người bệnh thư giãn, giảm đau nhức hiệu quả.
– Nẹp cố định khớp tay: Sử dụng thanh nẹp giúp cố định khớp ngón tay, hạn chế chuyển động của ngón tay và khuỷu tay. Đồng thời, nẹp có tác dụng giảm đau, giúp khớp ngón tay được nghỉ ngơi. Bạn có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc đeo cả ngày nếu không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.
– Nghỉ ngơi: Người bệnh cũng nên nghỉ ngơi, để đôi bàn tay được thư giãn. Bởi, nếu vận động các khớp ngón tay càng đau nhức, khó chịu.
8.2. Sử dụng thuốc tây
Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sỹ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
– Paracetamol (Acetaminophen): Dùng trong thời gian khởi phát triệu chứng đau nhức do viêm khớp ngón tay gây ra.
– Thuốc kháng viêm không steroid: Các loại thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Naproxen… có tác dụng giảm đau, chống viêm ở vị trí xương khớp bị tổn thương.
– Sử dụng thuốc bôi giảm đau: Người bị viêm khớp có thể dùng Capsaicin với hàm lượng thấp, thoa trực tiếp lên vị trí ngón tay bị sưng đau. Trường hợp, người bệnh không dung nạp được Capsaicin có thể chuyển sang Salicylate.
– Tiêm Corticosteroid: Với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trên không có hiệu quả giảm đau hoặc trường hợp xuất hiện dịch tích tụ ở khớp, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid.
Người bệnh cần lưu ý, thuốc tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ gây hại cho gan, thận và ít có khả năng phục hồi sụn khớp nên viêm khớp ngón tay dễ tái phát. Vì vậy, cẩn thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng khi sử dụng thuốc.
8.3. Bài thuốc dân gian
Với ưu điểm có nguồn gốc từ thảo dược, an toàn, lành tính, dễ thực hiện nên các bài thuốc dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn.
8.3.1. Ngải cứu rang muối
Các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra, trong ngải cứu chứa thành phần tinh dầu như chất gây tê tự nhiên, giúp làm giảm đau nhức tại các khớp bị viêm. Ngoài ra, hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện bài thuốc này như sau:
– Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, rang nóng với muối hạt.
– Sau đó, dùng 1 miếng vải mỏng cho ngải cứu và muối vào, chờ nguội bớt, đắp lên vùng khớp ngón tay bị đau nhức rồi buộc lại.
Kiên trì áp dụng thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau khớp ngón tay.
8.3.2. Nước sắc rễ cây trinh nữ
Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se, tính hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm, giảm đau. Vì vậy, cây thuốc này được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.
Cách thực hiện:
– Dùng khoảng 20 – 30g rễ cây trinh nữ, rửa sạch, thái mỏng, tẩm rượu rồi mang đi sao thơm.
– Cho nguyên liệu vào trong ấm sắc thuốc, thêm 600ml nước vào và đun trên lửa nhỏ.
– Chờ đến khi thuốc sắc còn lại khoảng 100ml thì chắt ra, chia uống 2 lần và sử dụng hết trong ngày.
8.3.3. Nước sắc lá lốt
– Lấy 250g lá lốt, rửa sạch và phơi cho tới khi héo.
– Sau đó, sắc lên cùng với nước trong khoảng 30 phút, lọc lấy nước rồi sử dụng sau bữa ăn tối.
– Sử dụng khoảng 20 ngày để thấy được tác dụng trị bệnh.
8.4. Chữa viêm khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ giảm sưng, đau, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương trong khớp. Cụ thể:
– Nhiệt trị liệu: Nhiệt lạnh được ứng dụng để giảm sưng, đau khớp ngón tay trong các đợt viêm cấp. Khi tình trạng sưng viêm được thuyên giảm thì dùng nhiệt nóng để xoa dịu cơn đau, tăng cường máu nuôi dưỡng các khớp.
– Siêu âm trị liệu: Phương pháp này giúp giảm tình trạng sưng viêm ở khớp ngón tay bị bệnh.
– Sóng ngắn: Phương pháp có tác dụng tạo hiệu ứng nhiệt, giúp giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, làm lành tổn thương và tăng cường trao đổi chất.
– Điều trị bằng tia hồng ngoại: Áp dụng tia hồng ngoại giúp tăng lưu thông máu ở vùng tiếp xúc, giãn mạch, kích thích chất dinh dưỡng được vận chuyển nuôi khớp. Từ đó, giúp giảm đau khớp ngón tay, làm dịu các dây thần kinh thụ cảm và thư giãn cơ.
Khi áp dụng phương pháp chữa viêm khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu, bác sĩ sẽ kết hợp hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Phương pháp kết hợp cho hiệu quả giảm đau nhanh.
8.5. Bài tập chữa viêm đau khớp ngón tay
Người bệnh cũng có thể tự tập tại nhà các bài tập đơn giản. Tập thể dục giúp giảm sưng, đau nhức đầu ngón tay, đồng thời cải thiện khả năng vận động của khớp.
– Bài tập nắm đấm: Nắm bàn tay lại tạo thành 1 nắm đấm rồi duỗi ra từ từ.
– Bài tập chạm ngón tay: Dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào những đầu ngón tay còn lại. Thực hiện bài tập kiên trì, tuy nhiên những trường hợp duỗi ngón tay ra mà thấy đau thì nên dừng lại.
– Bài tập gập căng ngón tay: Mở rộng bàn tay, lòng bàn tay về phía mặt. Gập 5 ngón tay sao cho các đầu ngón tay chạm vào phần gốc của ngón. Để nguyên tư thế này trong 60 giây. Thực hiện liên tục 4-5 lần.
– Bóp bóng: Cầm một quả bóng mềm, bóp chặt nhất có thể. Giữ trong vài giây sau đó thả ra. Thực hiện động tác này liên tục 10-15 lần mỗi tay, 2-3 lần/tuần.
8.6. Phẫu thuật
Phương pháp này thường là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh diễn biến nghiêm trọng.
– Thủ thuật cố định khớp: Xương trong khớp bị ảnh hưởng được hợp nhất vĩnh viễn giúp khớp hợp nhất có thể chịu trọng lượng mà không bị đau. Tuy nhiên khớp này sẽ kém linh hoạt.
– Thủ thuật mở xương: Xương trong khớp được định vị lại để điều chỉnh biến dạng.
– Thay khớp: Tất cả hoặc một phần của khớp ngón tay vị viêm được loại bỏ và thay bằng mảnh ghép từ một trong các gân hoặc khớp nhân tạo.
– Phẫu thuật cắt bỏ: Loại bỏ một trong những xương trong khớp viêm.
9. Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị viêm khớp ngón tay
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, bên cạnh phương pháp điều trị kể trên, để viêm đau khớp ngón tay sớm bình phục, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
9.1. Người bị viêm đau khớp ngón tay nên ăn gì, kiêng gì?
– Bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt là bông cải xanh, cải bẹ xanh, cải ngọt, rau ngót… chứa chất chống oxy hóa và vitamin D. Từ đó, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng.
– Tăng cường thực phẩm giàu axit omega-3 như: Cá thu, cá mòi, cá hồi, cá ngừ tươi… có đặc tính chống viêm rất tốt cho người bị viêm khớp.
– Ăn nhiều các loại hạt chứa hàm lượng canxi, magie, vitamin E, chất xơ… giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
– Tránh thực phẩm giàu đạm, đồ ăn cay.
– Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga, hút thuốc lá.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối như: Cà muối, dưa muối, bánh ngọt…
>>>Xem thêm: Top 21 thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp – Người bị viêm khớp ngón tay có thể tham khảo
9.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý
– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên để bàn tay làm việc quá nhiều, mang vác vật nặng.
– Đối với những người thường xuyên làm việc với máy tính nên có thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
10. Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp ngón tay
Theo các chuyên gia, để phòng ngừa bệnh lý xương khớp nói chung, viêm khớp ngón tay nói riêng, người bệnh cần chú ý:
- Mỗi ngày dành 30 phút luyện tập thể dục, thể thao như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga… giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt, hệ miễn dịch được nâng cao. Với những bạn làm công việc bàn tay thường xuyên nên thực hiện các bài tập tay giúp tay chắc khỏe.
- Thường xuyên xoa bóp ngón tay, bàn tay những lúc nghỉ ngơi, trong quá trình làm việc, trước khi đi ngủ để ngăn ngừa tình trạng đau nhức, viêm khớp ngón tay.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, E, C, omega3, canxi… Đồng thời hạn chế đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá…
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tay được thư giãn và không nên mang vác vật nặng.
Kết luận
Tóm lại, viêm khớp ngón tay là bệnh lý thường gặp và có nguy cơ biến chuyển sang mạn tính. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, người bệnh có thể sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi người nên bổ sung cho mình kiến thức cơ bản để phòng ngừa bệnh.
Bài viết trên đã đưa ra những thông tin tổng quan về bệnh viêm đau khớp ngón tay. Nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, bạn nên đi khám bác sỹ để được tư vấn điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể gọi điện tới hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn miễn phí.
XEM THÊM:
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Phòng ngừa viêm đau khớp ngón tay
http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/phong-ngua-viem-dau-khop-ngon-tay-1373
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Rất hữu ích! Cảm ơn tác giả!
khop ngon tay toi hay bi dau gan day va toi co benh gout vay toi nen lam the nao de dieu di xin cho toi y kien cam on ban
Chào bạn, không biết tình trạng gout của bạn đang ở mức độ mấy? Chỉ số acid uric là bao nhiêu và bạn có đau gót chân kèm theo không? Tình trạng khớp ngón tay bị đau có thể do chấn thương, thoái hóa (do mang vác nặng…) hoặc cũng có thể là do bệnh gout nặng gây tổn thương ở khớp ngón đầu chi và trường hợp nặng có thể do tổn thương ở các khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay) (trường hợp nhẹ sẽ thường bị ở các khớp ngón chân nhiều hơn)
Bạn vui lòng cung cấp thêm thông tin để dược sĩ Tâm Bình hỗ trợ bạn cụ thể nhé. Bạn có thể liên lạc vào tổng đài chăm sóc sức khỏe 0343446699 để được hỗ trợ.
Chúc bạn sức khỏe!