Tổng hợp 12 loại thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Tổng hợp 12 loại thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay

    Tác giả: Dược sĩ Tâm Bình

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    31/08/19

    Các bệnh lý về xương khớp hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều và ở mọi lứa tuổi. Chọn được những loại thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn và người thân giảm thiểu các cơn đau nhức do bệnh xương khớp gây ra. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đâu là loại thuốc trị khớp tốt và phù hợp với bạn.

    5/5 - (481 bình chọn)

    1. Tác dụng thuốc tây với các bệnh xương khớp

    Hiện nay, thuốc tây là một trong những phương pháp điều trị bệnh xương khớp phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Thuốc tây giúp người bệnh vượt qua những cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp bị đau nhức xương khớp đều sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tây. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc tây còn giúp giảm sưng viêm ở vị trí các khớp, điều trị và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

    Dưới đây là tổng hợp các loại thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất và một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

    thuốc chữa xương khớp

    2. Tổng hợp 12 loại thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

    Hiện nay, các loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp chủ yếu được bác sĩ chỉ định là thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn để phát huy tối đa hiệu quả.

    2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

    Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về xương khớp. Thuốc giúp giảm đau, hạ sốt cho người bệnh khớp từ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này gây ức chế Cyclooxygenase. Từ đó làm giảm sinh tổng hợp Prostaglandin (chất trung gian gây viêm) ở hệ thần kinh trung ương.

    Paracetamol được sử dụng phổ biến trong điều trị xương khớp
    Paracetamol được sử dụng phổ biến trong điều trị xương khớp

    Paracetamol tương đối an toàn, có thể sử dụng cho cả người cao tuổi và những người mắc các bệnh lý nền. Chúng được chỉ định trong nhiều trường hợp như đau do bong gân, đau do chấn thương và đau do các bệnh lý xương khớp mãn tính.

    Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng trong các trường hợp suy gan nặng hoặc người thiếu hụt G6PD.

    – Liều khuyến cáo: uống 1viên Paracetamol 500mg/lần mỗi 4-6 giờ. Uống liên tục 5 – 7 ngày.

    – Liều tối đa: Uống 3000mg paracetamol/1 ngày (tương đương 6 viên ).

    Các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc được báo cáo nhiều nhất là: buồn nôn, nôn, táo bón. Ngoài ra, một số tác dụng phụ ít gặp là: sốt, đau họng, vàng mắt, vàng da, đau lưng hoặc hông,…

    2.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

    Trong các trường hợp sử dụng Paracetamol không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể chuyển sang dùng các thuốc khác trong nhóm NSAIDs như DiclofenacIbuprofen, Aspirin… Khác với Paracetamol, các thuốc này không chỉ mang đến hiệu quả giảm đau mà còn có tác dụng chống viêm. Do đó, đây cũng là một trong những thuốc chữa viêm khớp phổ biến.

    NSAID hoạt động bằng cách ức chế cyclooxygenase toàn thân, từ đó làm giảm viêm và cải thiện cơn đau. So với Paracetamol, NSAID có tác dụng giảm đau mạnh hơn.

    Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, lạm dụng NSAIDs có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá hoặc làm suy giảm chức năng gan, thận,…

    2.3. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)

    Thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng trong điều trị cơn đau mãn tính. Nhóm thuốc trị đau khớp này được chỉ định trong trường hợp cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol hay NSAID. Opioids hoạt động bằng cách ức chế thụ thể opioid ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm đau, cải thiện cơn ho và chống tiêu chảy.

    Cần cẩn trọng khi sử dụng Opioids
    Cần cẩn trọng khi sử dụng Opioids

    Tuy nhiên, như tên gọi của nó, Opioids có thể gây nghiện nếu sử dụng trong thời gian dài. Thực tế cho thấy, dùng nhóm thuốc này có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và đòi hỏi phải tăng liều dùng. Một số thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng, bao gồm: Morphine, Pethidin, Codein,…

    2.4. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

    Do có tác dụng ức chế và tái hấp thu norepinephrine và serotonin nên ngoài tác dụng điều trị trầm cảm, loại thuốc này còn được sử dụng để giảm đau thần kinh toạ, thoái hoá khớp,… Mặc dù có hiệu quả giảm đau cao, nhưng thuốc chống trầm cảm 3 vòng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như: gây táo bón, suy giảm trí nhớ, tăng nhịp tim.

    2.5. Thuốc tiêm corticosteroid trị đau khớp

    Corticosteroid là thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả trong chống viêm và kháng dị ứng mạnh. Trong trường hợp người bệnh viêm đau nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticosteroid để giảm đau tại chỗ.

    Thuốc tiêm corticosteroid trị đau khớp

    2.6 Glucosamine Orihiro

    Glucosanmine Orihiro có thành phần chính là glucosamine hydrochloride. Công dụng tăng tiết dịch khớp, giúp vận động dễ dàng và linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp và phòng chống hiệu quả một số bệnh về xương khớp thường gặp như: viêm khớp, sưng khớp, thoái  hóa khớp,…

    Liều dùng: mỗi ngày uống 10  viên, uống 2 lần sau ăn.

    Thuốc chống chỉ định với người đang sử dụng sản phẩm điều trị y tế với các bệnh lý tim mạch, tiểu đường và không dùng cho trẻ nhỏ.

    2.7 Thuốc làm giãn cơ vân

    Thuốc giãn cơ vân là nhóm thuốc có tác dụng thư giãn cơ nhằm hạn chế tình trạng co cứng và co thắt cơ đột ngột. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh triệu chứng đau nhức. Thuốc trị xương khớp này chỉ được sử dụng trong điều trị cơn đau mãn tính do thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống

    Thông thường thuốc giãn cơ vân được sử dụng phối hợp với thuốc chống viêm liều thấp nhằm tăng tác dụng giảm đau và hạn chế các tác dụng phụ khi lạm dụng NSAID dài ngày.

    Thuốc làm giãn cơ vân chữa bệnh xương khớp

    2.8 ZS Chondroitin

    ZS Chondroitin có sự kết hợp giữa Glucosamine với sụn bào chế. Vì cậy, viên uống có khả năng hấp thụ nước cao, giúp đưa dịch đến các sụn khớp nhằm cải thiện chức năng bôi trơn các khớp xương.

    Thuốc có tác dụng giảm nhanh những cơn đau do thoái hóa khớp gây ra. Cùng với đó  thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp, cải thiện khả năng hấp thụ canxi, phòng chống hiệu quả các bệnh thường gặp về sụn khớp hiện nay.

    2.9 Thuốc chữa viêm khớp và trị đau tại chỗ Capsaicin

    Capsaicin được chiết xuất từ một hoạt chất giảm đau từ quả ớt, có tác dụng phòng ngừa và xoa dịu cảm giác đau nhức kèm theo căng cơ. Thuốc có chứa capsaicin phù hợp với  những bệnh nhân đau nhức xương khớp do chấn thương, vận động quá sức, lao động nặng nhọc, thoái hóa xương do tuổi tác.

    Sử dụng thuốc 1 – 3 lần/ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng: kích ứng da, phát ban, đỏ da,…

    Thuốc chữa viêm khớp và trị đau tại chỗ Capsaicin

    Capsaicin có tác dụng phòng ngừa và xoa dịu cảm giác đau nhức kèm theo căng cơ

    2.10 Thuốc giảm đau xương khớp Diacerein

    Diacerein thuộc nhóm Anthraquinon, là loại thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng khả năng chữa lành vết thương, hỗ trợ giảm viêm và giảm đau. Đây là thuốc trị đau khớp do thoái hóa.

    Tùy vào mức độ bệnh, thuốc có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc giảm đau kháng viêm khác. Trường hợp quá nặng thì bác sĩ sẽ tiêm Diacerein kết hợp với thuốc chứa corticoid.

    Đây là một trong những loại thuốc chữa đau xương khớp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như tiêu chảy, dị ứng, tăng men gan…

    2.11 Thuốc giảm đau thần kinh Gebapentin

    Gebapentin là loại thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng rộng rãi. Thuốc phù hợp với các bệnh nhân đau nhức xương khớp từ vừa đến nặng. Điển hình là các bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,….

    Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị với Morphine,…

    Liều dùng:

    • Liều khởi đầu: uống 100 – 300mg/1 lần/1 ngày buổi tối. Dùng liên tục 3 – 7 ngày.
    • Liều duy trì: uống 600mg/1 lần, 3 lần/1 ngày sau ăn.

    Thuốc có khả năng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý các tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn ngủ, tăng huyết áp, tăng cân…

    Thuốc giảm đau thần kinh Gebapentin

    Gebapentin có thể được chỉ định cho tình trạng đau nhức xương khớp từ vừa đến nặng

    2.12 Các loại vitamin tốt cho xương khớp

    Người bị xương khớp, đặc biệt là các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung B1, B6, B12… Các loại Vitamin này giúp tăng cường chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn.

    Liều dùng:

    • Vitamin B1: 1,5mg/ngày
    • Vitamin B6: 2mg/ngày
    • Vitanim B12: 100 – 500mg/ngày

    3. Lời khuyên từ chuyên gia khi sử dụng thuốc chữa đau xương khớp

    Khi sử dụng các loại thuốc điều trị xương khớp, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như:

    • Sử dụng theo hướng dẫn và liều lượng của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
    • Nếu thấy hiện tượng bất thường, cần ngưng thuốc vào báo ngay cho bác sĩ.
    • Không tự ý kết hợp các loại thuốc khi chưa có chỉ định từ chuyên gia y tế.

    Ngoài ra, theo Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, người có các bệnh lý về xương khớp nên có chế độ ăn uống, vận động hợp lý. Cụ thể là:

    • Luyện tập thể dục, tăng cường hoạt động tay chân: Bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh, đi bộ.
    • Không làm việc quá sức hay tập luyện với cường độ cao.
    • Tạo thói quen đứng thẳng, tránh nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Luôn giữ lưng thẳng khi ngồi làm việc.
    • Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực lên các khớp xương..
    • Ăn uống đủ chất, nhất là những thực phẩm giàu canxi, glucosamin.
    • Tận dụng nguồn vitamin D trong nắng sớm.

    Trên đây chúng tôi đã điểm qua những thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Cứng khớp gối sau phẫu thuật phải làm sao? Chuyên gia khuyên bạn 11/08/21
      Cứng khớp gối sau phẫu thuật là một trong những biến chứng có thể gặp phải sau mổ. Nó gây…
      [Top 12] gối nằm chống đau cổ bạn nên thử 10/07/23
      Cảm giác thoải mái, dễ chịu là điều mà mọi người tìm kiếm khi đặt lưng xuống giường. Tuy nhiên,…
      Đông cứng khớp vai là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả 27/11/23
      Đông cứng khớp vai là một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, đặc trưng là tình trạng…
      Tổng hợp 15 cách chữa đau vai gáy tại nhà cực kỳ hiệu quả 20/08/24
      Tôi bị đau vai gáy đã 4 năm nay tuy nhiên khi thời tiết thay đổi bệnh tình lại tái…
      Xem thêm