Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận mối nguy tiềm ẩn - Tâm Bình
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận mối nguy tiềm ẩn

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    29/09/23

    Nhiều người thừa nhận mình gặp phiền toái khi cứ ăn xong đau bụng đi ngoài, nhưng lại chưa biết đó là biểu hiện của bệnh gì. Đừng chủ quan! Bởi nếu không được điều trị tốt, triệu chứng lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

    4.9/5 - (734 bình chọn)

    1. Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài

    Việc đi ngoài sau khi ăn là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng, có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Theo đồng hồ sinh học, khoảng thời gian từ 5-7 giờ sáng là thời điểm ruột già thải độc. Do vậy bạn ngủ dậy đi ngoài hết sức bình thường.

    Mặt khác, sau khi ăn xong, hệ tiêu hóa được dồn máu để tiêu hóa thức ăn, hoạt động nhu động ruột tăng khiến đại tràng co bóp, đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài. Vì vậy nhiều người có thói quen đi ngoài sau khi ăn với hình dạng phân bình thường, đi đại tiện không quá 2 lần/ngày. Đây cũng là nhịp sinh học của cơ thể, không có gì đáng ngại.

    ăn xong đau bụng đi ngoài

    Nhiều người sau khi ăn cảm thấy đau bụng đi ngoài

    Tuy nhiên nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo kết cấu phân không ổn định, có thể táo bón hoặc tiêu chảy hoặc có những cơn đau bụng quặn thắt, dấu hiệu buồn nôn, nôn… thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần quan tâm.

    2. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì?

    Ăn xong hay bị đau bụng đi ngoài thường xuyên có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý đường ruột.

    2.1. Đại tràng co thắt

    Bệnh xảy ra các triệu chứng ăn vào là đau bụng đi ngoài. Tình trạng này xuất phát từ sự co thắt bất thường của đại tràng: co bóp nhiều hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn so với người khác, khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài (tiêu chảy), ngược lại có lúc đại tràng co bóp rất chậm, khiến thức ăn ứ đọng lâu dẫn đến táo bón.

    2.2. Viêm loét dạ dày

    Ăn cơm xong bị đau bụng đi ngoài kèm theo những cơn đau âm ỉ, thường xuyên cả khi no và khi đói có thể là nguyên nhân của viêm loét dạ dày. Ngoài ra người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, chán ăn, sụt cân…

    2.3. Dị ứng thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm

    Đối với dị ứng thực phẩm, ngay sau khi ăn người bệnh có dấu hiện đau bụng đi ngoài kèm theo các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa khắp người, người sưng tấy thậm chí khó thở.

    Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài sau ăn do cơ chế phản ứng lại của cơ thể với thức ăn lạ. Người bệnh thường đau bụng dữ dội, buồn nôn, đi ngoài kèm sốt cao, nôn mửa. Nghiêm trọng hơn có thể đi ngoài phân lỏng nhiều lần, mất nước, kiệt sức.

    2.4. Viêm đại tràng mạn tính

    Viêm đại tràng mạn tính làm ảnh hưởng đến thói quen đi ngoài của người bệnh. Người mắc có thể gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, cùng với đó là các cơn đau bụng, cảm giác mót rặn, hay thường xuyên muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc vừa mới đi vệ sinh xong.

    Viêm đại tràng dẫn đến ăn xong đau bụng đi ngoài

    2.5. Viêm ruột thừa

    Hay bị đau bụng đi ngoài sau khi ăn cũng có thể cảnh báo bạn bị viêm ruột thừa. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, đặc biệt là những cơn đau âm ỉ quanh rốn, lan dần xuống bụng dưới. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có khả năng bị vỡ ruột thừa.

    2.6. Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

    Nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, kí sinh trùng hoặc tác dụng phụ của thuốc, làm tổn thương tới lớp niêm mạc ruột khiến khả năng hấp thụ thức ăn kém, gây nên triệu chứng đi ngoài, ăn vào đau bụng.

    2.7. Không dung nạp được đường lactose

    Loại đường này có nhiều trong mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, sau khi sử dụng những thực phẩm này sẽ bị phản ứng, dẫn đến hiện tượng đau bụng, đi ngoài.

    Cơ thể không dung nạp được đường lactose cũng sinh ra hiện tượng ăn xong bị đi ngoài, bụng đau âm ỉ.

    Khi xuất hiện tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài liên tục kèm theo các triệu chứng bất thường bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp. Nhất là đối với các trường hợp ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài.

    3. Cẩn trọng “ăn sáng xong hay bị đau bụng đi ngoài”

    Trong số các trường hợp đi ngoài sau ăn, ăn sáng xong đau bụng đi ngoài là tình trạng thường gặp hơn cả. Tình trạng này có thể là thói quen bình thường nhưng cũng thường gợi ý đến một số bệnh lý như:

    Cẩn trọng hội chứng ruột kích thích

    Hay viêm đại tràng co thắt. Một số thực phẩm trong bữa sáng như sữa, đồ ăn nhiều chất béo có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, ngay khi ăn sáng xong người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng và muốn đi ngoài.

    Nguyên nhân ăn xong đau bụng đi ngoài

    Đây có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích

    >> Xem chi tiết: Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

    Chú ý có thể mắc bệnh viêm tuỵ

    Viêm tuỵ có thể xuất hiện các cơn đau ở bụng trên. Những cơn đau này thường có xu hướng nặng hơn sau khi ăn, nhất là ăn sáng. Người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như: buồn nôn, phát sốt.

    Triệu chứng của bệnh Celiac

    Celiac là một rối loạn tự miễn dịch mạn tính ở ruột non. Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ăn sáng xong bị tiêu chảy khi nạp quá nhiều ngũ cốc hoặc các thực phẩm từ lúa mì. Bệnh kèm theo một số triệu chứng khác như:

    • Đầy hơi
    • Thiếu máu
    • Chán ăn
    • Kém hấp thu dinh dưỡng

    Bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi. Ở người trưởng thành, bệnh có thể liên quan đến các bệnh tự miễn khác như viêm tuyến giáp, đái tháo đường.

    Ngoài ra những người bị viêm ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc mất nước cũng có thể xuất hiện triệu chứng ăn sáng xong đau bụng đi ngoài.

    4. Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?

    Thường xuyên đau bụng đi ngoài sau ăn nếu xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    – Mất nước và mất điện giải: Đi ngoài liên tục khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải như natri, kali, canxi… Điều này có thể gây ra các triệu chứng như khô miệng, khát nước, đau đầu, chóng mặt, suy nhược, co giật cơ… Nếu không được bổ sung kịp thời, bạn có thể bị suy kiệt hoặc sốc mất nước.

    – Với các trường hợp ăn xong đau bụng đi ngoài do viêm nhiễm đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng máu, suy gan…

    – Khi bị ăn xong đau bụng đi ngoài do các rối loạn tiêu hóa như đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, không dung nạp lactose… có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa mạn tính. Về lâu dài khiến người bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, sụt cân… Thậm chí xuất hiện biến chứng nguy hiểm như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày…

    5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Bạn cần gặp bác sĩ khi bị đi ngoài sau ăn và xuất hiện kèm một số triệu chứng:

    • Đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục nhiều hơn 3 tuần.
    • Cứ ăn xong là tiêu chảy liên tục trong 3 ngày.
    • Tiêu chảy kèm sốt cao trên 38 độ.
    • Bụng đau dữ dội, xuất hiện cơn đau ở trực tràng.
    • Phân đổi màu sang đen, lẫn máu.
    • Cảm thấy rất khát nước, chuột rút.
    • Buồn nôn hoặc nôn, mê sảng, không tỉnh táo

    Tuỳ vào tình trạng, triệu chứng biểu hiện mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm bụng, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu, phân… để chẩn đoán chính xác tình trạng.

    6. Điều trị chứng ăn xong đau bụng đi ngoài

    Ăn xong đau bụng đi ngoài có thể tự khỏi hoặc phải điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng, một số mẹo dân gian cũng sẽ hữu ích trong trường hợp này. Dưới đây là một số gợi ý chữa ăn xong đau bụng đi ngoài bạn có thể tham khảo:

    6.1. Điều trị Tây y

    Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp khi hệ tiêu hóa bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể bạn đang mắc phải bệnh lý về đường ruột. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như: thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, kháng sinh…

    Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài

    Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài

    Trường hợp bị tiêu chảy cấp, mất nhiều nước, rối loạn điện giải. Việc đầu tiên người bệnh cần thực hiện là bù nước và chất điện giải. Có thể dùng nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn.

    *Lưu ý: Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bởi quá lạm dụng sẽ có thể gặp nhiều tác dụng phụ như: hoa mắt, buồn nôn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và có thể đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm.

    6.2. Mẹo giảm nhanh đau bụng đi ngoài sau ăn

    Bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, gồm:

    – Chườm ấm: Bạn có thể chườm một túi nước nóng hoặc một miếng gừng lên vùng bụng đau khoảng 15-20 phút để giảm cơn co thắt và kích thích tuần hoàn máu.

    – Uống trà để thư giãn tinh thần: Bạn có thể uống một tách trà nóng (trà hoa cúc, trà chanh hay trà gừng…) sau mỗi bữa ăn để giúp cho tinh thần được thư giãn và kích thích tiêu hóa.

    – Uống mật ong cho ấm bụng: Bạn có thể khuấy 10-15ml mật ong với nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng và giảm đau.

    – Ăn chuối: Chuối là một loại trái cây giàu chất xơ và kali, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp phục hồi cơ chế tiêu hóa và điều hoà phân. Từ đó, giảm tình trạng cứ ăn xong đau bụng đi ngoài.

    – Chú ý từ khâu chọn thực phẩm: Nên ăn các thực phẩm giàu protein, ít chất béo, dễ tiêu hóa. Ví dụ như cơm, khoai tây giàu tinh bột; tránh các thực phẩm giàu chất sơ như rau sống, hẹ, giá…; tránh các thực phẩm gây đầy hơi hoặc kích thích như nước ngọt có ga, bia, quá chua hoặc quá cay.

    Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

    Phù hợp: Đau bụng đi ngoài sau ăn, tiêu chảy liên tục, chướng bụng đầy hơi

    Tìm hiểu thêmMua ngay

    6.3.  Áp dụng bài thuốc dân gian

    Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau bụng đi ngoài sau khi ăn bằng các bài thuốc “cây nhà lá vườn” sau đây:

    Giảm đau bụng đi ngoài sau ăn với lá ổi

    Lấy 5-7 lá ổi non, rửa sạch, nhai với muối trắng, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 10g lá ổi sắc với 2 bát nước, mỗi lần uống 1 chén nhỏ, có tác dụng cầm đi ngoài rất tốt.

    Lá ổi đã được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đi ngoài hiệu quả

    Lá ổi đã được sử dụng trong các bài thuốc điều trị đi ngoài hiệu quả

    Trị đau bụng tiêu chảy bằng gừng

    100g gừng tươi, 5g chè khô, hai thứ này đun chung với 800ml nước cho tới khi còn 2/3 số nước. Tiếp theo, cho 15ml giấm gạo vào, chia thành 3 phần, uống trong ngày.

    Lá mơ cải thiện đau bụng đi ngoài

    100g lá mơ tía, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối, trộn đều, hấp chín. Ăn 2 lần/ngày.

    Sử dụng chè xanh

    Chè xanh là loại thức uống giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng làm sạch ruột, giúp bạn giảm đau bụng và tiêu chảy. Bạn có thể pha một ít chè xanh với nước sôi để uống hàng ngày giúp cải thiện chứng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.

    Giảm đau bụng tiêu chảy bằng rau sam

    Rau sam là loại rau có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp bạn giảm đau bụng và tiêu chảy. Bạn có thể sắc 30 gram rau sam với 500 ml nước cho đến khi còn lại khoảng 200 ml. Bạn uống nước thuốc này trong ngày, chia làm 3 – 4 lần.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kết hợp gừng tươi và vỏ quất; rau diếp cá và muối; lá ổi và muối… để làm giảm viêm nhiễm và kích thích tiêu hóa.

    Click xem thêmĐi tìm phác đồ điều trị viêm đại tràng hiệu quả

    6.4. Sử dụng lợi khuẩn hoặc chất trợ sinh ổn định tiêu hóa

    Bổ sung lợi khuẩn:

    Bạn có thể uống các sản phẩm có chứa lợi khuẩn như sữa chua hoặc men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn.

    Bổ sung chất trợ sinh miễn dịch:

    Các chất trợ sinh miễn dịch có thành phần từ vi khuẩn và nấm men có lợi giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa. Nhờ vậy, cải thiện tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn.

    cách chữa ăn xong đau bụng tiêu chảy

    Phát triển từ các nghiên cứu khoa học của Nga và Hoa Kỳ, Viện thực phẩm chức năng (VIDS) đã cho ra đời Immunecanmix – chất trợ sinh miễn dịch thế hệ mới mang nhiều đặc tính vượt trội.

    Với cấu tạo từ thành vách vi khuẩn và nấm men, Immunecammix tạo ra hỗn hợp các acid amin thiết yếu, bổ sung dưỡng chất cho lớp lông nhung trong ruột già và ruột non. Từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có ích trong đường ruột, phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn.

    Hiện nay, Immunecanmix trở thành xu hướng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về tiêu hóa.

    7. Phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn

    Để phòng tránh tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, bạn hãy lưu ý thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tác nhân có hại.

    Cụ thể:

    • Bổ sung nhiều nước, tránh tình trạng mất nước, đặc biệt vào mùa hè.
    • Hạn chế ăn rau sống, giá đỗ, đồ tanh sống hoặc thức ăn lạ.
    • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ, sử dụng thực phẩm an toàn.
    • Sử dụng sữa chua trong thực đơn để cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Đối với những người đau dạ dày và hội chứng ruột kích thích nên ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chia nhỏ các bữa ăn. Kiêng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích.
    • Khi đau bụng có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ để kích thích cảm giác đi đại tiện.
    • Tập thể dục thể thao vừa sức, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
    • Giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý tránh stress khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

    Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị ăn xong đau bụng đi ngoài, ai cũng nên biết để phòng thân. Nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    HỎI: Ăn xong đi ngoài dùng được TPBVSK Đại tràng Tâm Bình không?

    Như chúng ta đã biết, TPBVSK Đại tràng Tâm Bình có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa. Trong đó bao gồm các triệu chứng như: Đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, ăn không tiêu,…

    ăn xong đau bụng đi ngoài có dùng đại tràng tâm bình được không

    Chính vì vậy, bạn có thể dùng Đại tràng Tâm Bình trong trường hợp ăn xong đau bụng đi ngoài do một trong các nguyên nhân sau:

    • Rối loạn tiêu hóa.
    • Viêm đại tràng.
    • Đại tràng co thắt.

    Để được tư vấn cụ thể hơn trường hợp của mình có dùng Đại tràng Tâm Bình được không, bạn có thể liên hệ Zalo 0865.344.349 hoặc Hotline 0343.44.66.99 đội ngũ dược sĩ sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

    Cải tiến công thức tăng hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài sau ăn

    Phát huy thế mạnh của sản phẩm Đại tràng Tâm Bình truyền thống, Đại tràng Extra Tâm Bình chứa các vị thảo dược như Bạch Truật, Bạch Linh, Đảng Sâm, Cam thảo, Hoàng Liên… Bổ sung 2 tinh chất hiện đại là Immunecanmix và Nanocurcumin mang đến cơ chế tác dụng kép hỗ trợ:

    • Giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài sau ăn, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…
    • Bảo vệ niêm mạc đại tràng
    • Kích thích tiêu hóa

    giảm đau bụng đi ngoài sau ăn bằng đại tràng extra

    Với sự kết hợp của các vị thảo dược quý và tinh chất hiện đại, TPBVSK Đại tràng Extra Tâm Bình là giải pháp hỗ trợ phù hợp cho người viêm đại tràng, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa. Hoặc người muốn dự phòng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

    Sản phẩm đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, Top 1 hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    42 bình luận cho “Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài – Cẩn thận mối nguy tiềm ẩn”

    1. Trần Tuấn Anh viết:

      Tôi năm nay 34 tuổi, không hay ăn vặt gì cả, có 1 thời gian mới ra trường làm kinh doanh phải uống bia rượu nhiều. Nhưng giờ đã lập gia đình và hạn chế uống bia rượu, tuy nhiên cứ mỗi lần ăn uống xong là lại đau bụng đi ngoài trong khi tôi rất hạn chế ăn ở các quán linh tinh. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là sao? Và bệnh có nguy hiểm không?

      • Chào bạn, bạn đi ngoài có máu không? Bạn thường đau ở vùng bụng nào? Triệu chứng của bạn khả năng do một thời gian bạn uống nhiều rượu bia khiến cho đại tràng bị nhạy cảm và dễ đau bụng đi ngoài khi ăn thức ăn, nguyên nhân do bia rượu sẽ bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đại tràng, gây rối loạn hấp thu nước, điện giải cũng như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tuy nhiên bạn nên đến khám cơ sở y tế để được nội soi nhằm xác định chính xác nhất tình trạng bệnh của bạn, từ đó mới có lời khuyên hợp lý nhất để cải thiện sức khoẻ của bạn.
        Chúc bạn mạnh khoẻ!

    2. Nguyễn Mỹ Duyên viết:

      Tôi năm nay 44 tuổi, tôi hay bị ăn xong đau bụng đi ngoài, phân nhỏ dẹt, đầu rắn đuôi nát, tôi không uống rượu bia. Cho tôi hỏi tôi có thể bị ung thư đại tràng không?

      • Chào bạn, bạn bị tình trạng này lâu chưa? Bạn đi ngoài có máu không? Biểu hiện của bạn khá giống với hội chứng ruột kích thích, đây là một bệnh khá lành tính tuy ảnh hưởng rất nhiều đến việc sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bạn vẫn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán chính xác nhất và điều trị sớm. Ung thư đại tràng như bạn đang quan tâm nếu được điều trị sớm tỉ lệ chữa khỏi cũng lên đến 90% nên bạn có thể yên tâm nhé.
        Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ!

    3. Nguyễn Thị Gấm viết:

      Chào quý công ty, tôi cũng hay gặp tình trạng ăn xong la đau bụng buồn đi ngoài. Tôi muốn mua đại tràng của tâm bình nhưng các nhà thuốc gần đó không có và cũng sợ hàng giả. Tôi có thể đặt hàng trực tiếp của công ty không, tôi ở Vũng Tàu.

      • Chào bạn, bạn vui lòng cung cấp số điện thoại để bộ phận tư vấn công ty gọi điện hỗ trợ bạn đặt hàng nhé, hoặc bạn có thể đặt hàng trực tiếp trên webiste công ty Tâm Bình. Hoặc bạn có thể gọi vào tổng đài tư vấn hỗ trợ 0343446699 để Tâm Bình hỗ trợ bạn đặt hàng.
        Cám ơn bạn đã tin tưởng sản phẩm của Tâm Bình!

    4. Hồ Anh Dũng viết:

      Bác sĩ ơi, buổi sáng cháu cứ ăn phở xong là bị đầy bụng bác sĩ ạ. Mà cháu đã thử mấy quán phở xung quanh nhà đều bị như vậy, vậy nguyên nhân do đâu bác sĩ?

      • Chào bạn, bạn có tiền sử bị bệnh đại tràng co thắt không? Thường trong món phở có thể có nhiều dầu mỡ, khi bạn ăn đồ nhiều dầu mỡ bạn sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và bị đi ngoài nếu cơ địa đại tràng của bạn yếu. Bạn thử để ý xem khi ăn nhiều các đồ chiên, đồ nhiều dầu mỡ bạn có hay bị đầy bụng tương tự không? Bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc sức khoẻ miễn phí của Tâm Bình 0343446699 để được tư vấn nhé.
        Chúc bạn luôn mạnh khoẻ!

    5. Ý viết:

      Bác sĩ ơi cho con hỏi, con ăn no xong là hay đi ngoài mà nó k đặt ạ, nhưng qua hôm sau thì lại bị bón k đi được mà lại đánh rắm ạ, khó chịu trong bụng như kêu ọt ọt, ăn k ngon, khi mắt ối. Con nên làm gì ạ xin bs tư vấn

      • Chào bạn, tình trạng của bạn nhiều khả năng đã có tổn thương đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng rồi nhé. Bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa ở những cơ sở uy tín để được nội soi xác định vị trí, kích thước và mức độ viêm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    6. Kim viết:

      Tôi bị đi ngoài ra máu tươi 2 lần trong tháng. Tôi k bị đau hay rát gì cả. Tôi hay uống rượu bia. Xin bác sĩ tư vấn giúp ạ!

      • Chào bạn, hiện tượng đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân như viêm đại tràng, viêm dạ dày ruột, xuất huyết tiêu hóa… Cộng thêm việc bạn hay uống rượu bia khả năng niêm mạc đường tiêu hóa của bạn đã có tổn thương. Bạn nên đến khám bác sĩ để nội soi xác định vị trí cũng như kích thước tổn thương để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    7. My viết:

      Xin chào các bác sĩ. Cho con hỏi một chút. Con năm nay 22 tuổi. Trước giờ đi ngoài không nhiều, bình thường ít đau bụng. Nhưng dạo gần 2 tháng nay, sáng con bị đau bụng, cứ đi ngoài sau khi ăn sáng (điều này trước giờ chưa có xảy ra). 1 ngày đi khoảng 2 lần. Hiện con đang điều trị bệnh Lupus bạn đỏ hệ thống được 4 năm rồi. Cho con hỏi việc đau bụng này có bình thường không? Liệu thuốc tây điều trị bệnh uống lâu ngày có ảnh hưởng đến bao tử, ruột… Gì không ạ. Vì thường nghe nói uống thuốc tây thì dễ bị tiêu chảy.

      • Chào cháu, tình trạng của cháu chứng tỏ hệ tiêu hóa đang bị rối loạn, có thể là do bệnh lý đại tràng, hội chứng ruột kích thích hoặc có thể là tác dụng phụ của thuốc. Không rõ sau khi ăn cháu chỉ bị tiêu chảy hay có lẫn cả táo bón hoặc lúc lỏng lúc táo? Đi ngoài xong có cảm thấy đi hết phân không? Trong phân của cháu có máu không? Hiện tại cháu đang dùng thuốc gì?
        Khi uống thuốc tây có thể gặp một số tác dụng phụ tùy theo từng loại thuốc chứ không nhất thiết cứ uống thuốc tây là gây tiêu chảy hay ảnh hưởng đến dạ dày ruột, có nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ trên gan, thận thay vì dạ dày. Tuy nhiên nếu cháu đang được dùng thuốc NSAIDs hoặc corticoid, các thuốc để giảm triệu chứng đau, viêm do lupus ban đỏ gây ra, đây là các thuốc có nguy cơ tác dụng phụ lên dạ dày, ruột, gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy dù là nguyên nhân bệnh lý hay là do tác dụng phụ của thuốc cháu cũng cần đến tái khám để bác sĩ chẩn đoán và kê thuốc điều trị/ thay đổi thuốc đang sử dụng hoặc kê thêm các thuốc giúp hạn chế tác dụng phụ của cháu.
        Chúc bạn sức khỏe!

    8. Le Bang viết:

      Khoảng 1 tuần nay tôi cứ ăn xong là bị đau bụng, sôi bụng và hay xì hơi. Ba ngày gần đây thì cứ ăn trưa xong là đi ngoài, phân lỏng! Đi 2 lần liền cách nhau khoảng 1 tiếng, tôi ăn uống bth ko ăn dầu mỡ đồ tanh! Xin hỏi có phải tôi bị đại tràng ko?

      • Chào bạn, tình trạng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng. Bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được nội soi xem có tổn thương ở niêm mạc đại tràng không và mức độ tổn thương ra sao từ đó bác sĩ điều trị sẽ cho thuốc phù hợp với tình trạng của bạn.
        Chúc bạn sức khỏe!

    9. Hiền viết:

      Tôi là nữ, 36 tuổi. Tôi hay bị đau bụng, đi ngoài phân lỏng ngay sau khi ăn (đi xong thì hết đau bụng). Thể trạng gầy, rất khó tăng cân dù đã thử dùng nhiều loại thuốc bổ và men vi sinh. Kính nhờ nhà thuốc/bác sĩ chuyên môn tư vấn dùm tôi đang bị bệnh gì và mức độ nguy hiểm ạ? Tôi xin cảm ơn

      • Chào bạn tình trạng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng. Tuy nhiên bạn nên đi nội soi thăm khám bác sĩ xem có tổn thương thực thể ở niêm mạc đại tràng không từ đó có biện pháp điều trị hợp lý. Bên cạnh đó bạn cũng nên xem lại chế độ dinh dưỡng: Các thực phẩm có đảm bảo vệ sinh không, có nhiều đồ dầu mỡ, chất kích thích dễ gây kích ứng không…
        Chúc bạn sức khỏe!

    10. Lan viết:

      Bác sĩ ơi. E năm nay 26t. Hay bị táo bón thường vài ngày mới đi nặng . Lâu lâu đau bụng ko rõ nguyên nhân. Mấy tháng trở lại đây hay ăn sáng xog là bị đau thắt bụg và đi ngoài tiêu chảy. Ko biết e có phải bị viêm đại tràng hay bệnh gì khác ạ?

      • Chào bạn, biểu hiện của bạn gợi ý nhiều đến viêm đại tràng, đại tràng co thắt… Bạn đi ngoài có máu không? Bạn có biểu hiện ợ hơi, ợ chua không? Bạn nên đi khám bác sĩ để xác định xem có tổn thương niêm mạc đại tràng không để từ đó có biện pháp điều trị hợp lý nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    11. Hoa viết:

      Chào bác sĩ. Nhà mình có bé 13 tuổi. Buổi sáng ăn sáng xong cháu thường có biểu hiện đau bụng và buồn đi ngoài ( phân có bữa bt có hôm hơi nhão) vậy thì cháu bị bệnh gì và cách khắc phục ntn được ạ. Cảm ơn bác sĩ

      • Chài bạn, hiện tượng của cháu diễn ra bao lâu rồi? Nếu tình trạng mới xẩy ra vài ngày gần đây có thể do cháu ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị rối loạn tiêu hóa, còn nếu đây là tình trạng mạn tính xảy ra thường xuyên và tái đi tái lại thì nhiều khả năng cháu có bệnh lý đường tiêu hóa.
        Bạn cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình tư vấn cụ thể cho bạn nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    12. Thủy viết:

      Chào bác sỹ. Bé nhà e năm nay 13 tuổi. Bé hay bị đau bụng và đi ngoài sau khi ăn trưa hoặc ăn tối. Khoảng 1 tuần bị 1 lần. Mỗi khi bị bé đi ngoài 4-5 lần thì hết. Vậy bác cho hỏi cháu cls thể bị bệnh gì ạ.

      • Chào bạn, bạn xem lại thức ăn của cháu xem mỗi lần cháu đi ngoài có phải do 1 món ăn cụ thể nào không, có thể do cơ địa của cháu không hấp thu loại thức ăn đó. Trong trường hợp xấu nhất cháu ăn gì cũng bị đau bụng đi ngoài, nhiều khả năng cháu đã bị bệnh lý viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
        Chúc bạn sức khỏe!

    13. Anh nguyen viết:

      Chào bác sĩ,cháu năm nay 14 tuổi,khi ăn sáng xong cháu đau bụng và đi ngoài còn buồn nôn,tình trạng này kéo dài được 3,4 ngày rồi.con mong bác sĩ tư vấn thêm ạ

      • Chào cháu, hiện tương cứ ăn xong là đau bụng, đi ngoài, buồn nôn có thể do 1 số nguyên nhân như:
        – Do căng thẳng stress gây rối loạn nhu động ruột
        – Do không phù hợp với thức ăn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh
        – Do bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng
        – Thời kỳ thay đổi nội tiết tố ở nữ giới gây rối loạn tiêu hóa
        Cháu xem mình có bị 1 trong những nguyên nhân ở trên không, cháu cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể cho cháu nhé. Hoặc cháu có thể đến khám cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị
        Chúc cháu sức khỏe, học tập tốt!

    14. Si Huynh viết:

      Bác sĩ cho em hỏi sau khi ăn xong em thường bị đi ngoài, ăn xong khoảng 5 10p là đi ra phân ko thành khuông tình trạng này kéo dài khoảng 2 năm r ạ thỉnh thoảng lại có máu

    15. Phương viết:

      Cháu năm nay 11 tuổi cứ ăn xong là lại đâu bụng nhưng ko ik ngoài thế có sao ko ạ và cần làm j dể khắc phục ạ

      • Chào cháu, tình trạng của cháu có thể do nhiều nguyên nhân như: Do bệnh lý về tiêu hóa, do căng thẳng stress làm ảnh hưởng đến nhu động ruột.
        Cháu cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình tư vấn xác định cụ thể hơn cho cháu nhé.
        Chúc cháu sức khỏe!

    16. Hồng viết:

      Chào bác sĩ, bé nhà tôi năm nay 14 tuổi, khoảng 1 năm nay cháu rất hay kêu đau bụng, nhất là khi ăn đồ tanh, thỉnh thoảng ăn sáng xong cháu bị đau bụng đi ngoài, phân lúc bình thường lúc nhão. Cháu vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường, ko bị sụt cân. Xin hỏi bác sĩ cháu bị làm sao và cách khắc phục ạ.

    17. Chào bạn, biểu hiện của cháu có thể là do bệnh lý đại tràng như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Bạn nên đưa cháu đi khám sớm để xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó sẽ có phương pháp điều trị hợp lý.
      Chúc bạn sức khỏe!

    18. Nguyễn Thi viết:

      Tôi năm nay 42 tuổi. Buổi sáng và trưa ăn vào thì k có vấn đề gì,nhưng tối lại,tôi ăn vào thì liền có cảm giác, đau bụng, đi ngoài thì tiêu chảy, sau khi đi ngoài xong thì bụng tôi nó mới ổn định. Xin hỏi bs là tôi đang bị gì v ạ?

      • Chào bạn, triệu chứng của bạn gợi ý nhiều đến bệnh lý đại tràng. Bạn nên ghi lại nhật ký món ăn và địa điểm ăn của mình từng bữa để xem có gì khác thường không, ví dụ có món ăn nào bạn chỉ ăn vào buổi tối và thườn sau khi ăn bạn buồn đi ngoài. Hoặc có phải buổi tối bạn thường ăn ở 1 địa điểm cố định không, điều đó sẽ xác định được vấn đề cơ địa không phù hợp với thức ăn hoặc các địa điểm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
        Bạn có thể để lại số điện thoại để Tâm Bình gọi điện hỗ trợ trực tiếp giúp bạn nhé.

    19. Klun viết:

      Bác sĩ ời bụng tôi hày bị đàu dữ dội từ trên xuống dưới… lúc thì đau không thể chịu nổi luồn à…

      • Chào bạn, bạn bị tình trạng này lâu chưa? Đã đi thăm khám kiểm tra ở đâu chưa? Tình trạng đau bụng dữ dội có thể do nhiều nguyên nhân và thường liên quan đến hệ tiêu hóa của cơ thế. Để xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị chính xác, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
        Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ thông tin gì, bạn có thể chủ động liên hệ lại Hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    20. Phương viết:

      Dạ cho con hỏi là con đang học đại học. Mỗi lần ăn ngoài là luôn luôn bị ngoài dù đã thay đổi tự nấu ở nhà nhưng vẫn k tránh khỏi. Cho con hỏi đây là vì sao và có cách để giảm bớt k ạ? Vì cái này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của con quá ạ. Mong được giúp đỡ ạ

      • Chào con, tình trạng này của mình diễn ra bao lâu rồi? tình trạng mới xảy ra gần đây có thể do con căng thẳng stress gây rối loạn nhu động ruột, ăn phải thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị rối loạn tiêu hóa,… còn nếu đây là tình trạng mạn tính xảy ra thường xuyên và tái đi tái lại thì nhiều khả năng cháu có bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh lý đại tràng…Cháu xem mình có thể do nguyên nhân nào, cháu cung cấp thêm thông tin để Tâm Bình hỗ trợ cụ thể cho cháu nhé. Hoặc cháu có thể đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán và cho cháu lời khuyên hỗ trợ tốt nhất.
        Chúc cháu mạnh khỏe và học tập tốt nhé!

    21. Nguyen van hoai viết:

      Chào bác sĩ,em năm nay 24 tuổi,trước đây có bị viên dạ dày đại tràng,mà sau đỡ rồi thời gian gần đây em có để ý ăn uống vào là đau bụng đi liền kiểu như tiêu chảy,phân loãng thì kh biết là có phải bị đại tràng kh bác sĩ.em xin cảm ơn ạ

      • Chào bạn, nếu tình trạng mới gặp bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình có đảm bảo vệ sinh không và thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống đảm bảo xem tình trạng có thuyên giảm không nhé.
        Nếu tình trạng đã kéo dài liên tục trong 3 ngày, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra dạ dày và đại tràng. Đặc biệt, nếu tình trạng có kèm theo đau bụng dữ dội hoặc sốt thì nên đi sớm nhé.
        Chúc bạn sức khỏe!

    22. Hồ Chí Đạt viết:

      Chào bác sĩ, em hiện tại 22 tuổi. Sáng thường xuyên đau bụng ăn sáng vẫn đau ạ, đi ngoài nhỏ đẹt, có cảm giác khát nước, ăn chỗ nào k đau bụng là em ăn mỗi chỗ đấy, cứ ăn chỗ khác là đau bụng kho chịu a, em mong bác sĩ tư vấn ạ.

      • Chào bạn, việc đi ngoài sau khi ăn có thể là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng có kèm theo đau và thường xuyên, kéo dài một thời gian và có biểu hiện khác thường khi thay đổi đồ ăn thì bạn nên lưu ý các vấn đề về hệ tiêu hóa bạn có thể gặp phải nhé. Với trường hợp này, bạn nên đến chuyên khoa tiêu hóa gần nhất kiểm tra và xác định nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp.
        Ngoài ra, để hạn chế tình trạng gặp phải bạn nên lưu ý chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học, đặc biệt để ý các thực phẩm mình ăn cơ thể có phản ứng gì không để có thể chia sẻ với bác sĩ trực tiếp điều trị được tốt nhất.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Đại tràng sigma: Nguyên nhân – Triệu chứng – Phương pháp điều trị 16/12/21
      Đại tràng sigma là một phần trong hệ tiêu hóa và rất dễ bị tổn thương. Các bệnh lý tại…
      Thuốc Newbutin 300 có công dụng gì? Cách sử dụng ra sao? 19/03/20
      Thuốc Newbutin 300 thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị rối loạn tiêu hóa. Vậy loại thuốc này…
      Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 19/11/23
      Tiêu chảy cấp tính thể nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng rất…
      Bụng bị sôi liên tục là dấu hiệu của bệnh gì? Chuyên gia giải đáp! 06/10/23
      Bụng bị sôi, đầy hơi, khó tiêu… là biểu hiện thường gặp của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu người…
      Xem thêm