“Tôi năm nay 55 tuổi, thời gian gần đây tôi bị đau khi chuyển động cổ, đau lan lên đầu, xuống bả vai. Đi khám, bác sỹ chẩn đoán tôi bị thoái hóa đốt sống cổ. Tôi nghe nói chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam rất lành tính và mang lại hiệu quả tốt. Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên!” (Trần Thị Hòa – 56 tuổi, Gia Viễn, Ninh Bình)
Để giải đáp cho thắc mắc của bác Hòa, Ths, Bs. Nguyễn Thị Hằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích về phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam.
1. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam có tốt không?
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam hay còn gọi là các bài thuốc Đông y được khá nhiều người lựa chọn. Dưới đây là những ưu – nhược điểm của phương pháp chữa bệnh này.
– Ưu điểm
- Chi phí thấp: Nguyên liệu có thể tự trồng hoặc hái trong tự nhiên. Nếu mua thì giá thành cũng không cao.
- An toàn: Thuốc nam hay những vị thảo dược tự nhiên không gây tác dụng phụ, chúng được đánh giá là an toàn và lành tính.
- Hiệu quả: người bệnh sẽ thấy các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ thuyên giảm nếu kiên trì sử dụng.
– Nhược điểm
- Tốn thời gian, công sức chuẩn bị: Thực hiện qua nhiều công đoạn nên khá tốn thời gian và công sức.
- Không tiện dụng: Bảo quản cũng khá phức tạp, cần để tủ lạnh. Việc mang đi mang lại cũng rất mất công.
- Lâu phát huy tác dụng: Đa số các bài thuốc nam để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cần một khoảng thời gian dài mới phát huy tác dụng.
2. Gợi ý 8 bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là gợi ý các bài thuốc đơn giản, hiệu quả của TTƯT Nguyễn Thị Hằng – nguyên Phó Giám đốc bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh.
2.1. Bài thuốc từ ngải cứu và mật ong
Ngải cứu kết hợp với mật ong là bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà đơn giản, ai cũng có thể áp dụng được.
– Công dụng: Giảm đau tại vùng cổ bị thoái hóa, giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn.
– Nguyên liệu:
- 400 gam ngải cứu tươi
- 3 thìa mật ong nguyên chất
– Cách thực hiện:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt.
- Thêm 3 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu, chia thành 2 phần.
- Uống buổi sáng và trưa.
Ngải cứu, mật ong là bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ đơn giản
2.2. Chữa thoái hóa đột sống cổ tại nhà với bột quế, mật ong
– Công dụng: Bột quế và mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chứa chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ xương khớp khỏi các tác nhân gây hại.
– Nguyên liệu:
- 2 thìa mật ong
- 1 thìa bột quế
- 250ml nước ấm
– Cách thực hiện:
- Khuấy đều mật ong và bột quế trong 1 cốc nước ấm.
- Uống ngay khi còn ấm, một ngày 2 lần.
2.3. Chữa thoái hóa đột sống cổ bằng Đông y: Lá lốt ngâm rượu trắng
– Công dụng: Không chỉ là một loại nguyên liệu chế biến món ăn ngon, lá lốt còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Đối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ, lá lốt giúp giảm đau nhức, chống viêm.
– Nguyên liệu:
- 300 gam cây lá lốt (cả thân, rễ, lá)
- 2 lít rượu trắng
– Cách thực hiện:
- Lá lốt lấy cả cây rồi rửa sạch, để ráo nước.
- Cắt cây lá lốt ra thành từng khúc ngắn và cho vào bình thủy tinh sạch.
- Đổ rượu đã chuẩn bị vào bình, đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi lần sử dụng lấy một lượng rượu vừa đủ xoa bóp nhẹ nhàng vùng đốt sống cổ trong khoảng 15 phút.
2.4. Lá lốt, ngải cứu, cây trinh nữ, cỏ xước
Công dụng: Bài thuốc kết hợp các loại dược liệu trên giúp giảm đau, giảm viêm do thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa…
– Nguyên liệu:
- Lá lốt và ngải cứu (lấy phần rễ, lá và thân): 1 nắm nhỏ
- Trinh nữ (lấy thân): 300g
- Cỏ xước (lấy phần rễ và thân): 200g
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch, phơi khô, rồi sao vàng các nguyên liệu.
- Mỗi lần sử dụng 150 gam nguyên liệu cho vào nồi nước đun sôi, uống thay nước lọc hàng ngày.
- Có thể thêm cam thảo cho dễ uống.
2.5. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam: trinh nữ, đinh lăng, lá lốt
– Công dụng: giúp khỏe gân cốt, cải thiện triệu chứng đau âm ỉ ở người có tổn thương hệ xương khớp.
– Nguyên liệu:
- Cây lá lốt (lá, thân, rễ): 500g
- Thân cây đinh lăng: 300g
- Cây trinh nữ: 200g
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu, dùng dao chặt nhỏ rồi đem phơi khô.
- Sau đó sao vàng dược liệu, đợi nguội rồi đổ vào bình thủy tinh sạch bảo quản để dùng dần.
- Mỗi ngày lấy khoảng 30 gam hỗn hợp trên sắc uống thay nước lọc.
- Áp dụng bài thuốc này 7 ngày sau đó nghỉ 5 ngày rồi dùng tiếp.
2.6. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đu đủ, mễ nhân
– Công dụng: Mễ nhân kết hợp với đu đủ xanh có tác dụng giảm đau nhức, hỗ trợ làm lành tổn thương ở đốt sống, tốt cho người thoái hóa đốt sống cổ.
– Nguyên liệu:
- 30 gam đu đủ xanh
- 30 gam mễ nhân sống
- 2 bát nước sạch
– Cách thực hiện:
- Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ.
- Cho đu đủ và mễ nhân vào nồi cùng với 2 bát nước sạch
- Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân chín mềm là được.
- Múc ra bát, thêm một ít đường trắng vào khuấy đều
- Ăn ngay khi còn nóng.
2.7. Bài thuốc từ cá lóc, cây xương rồng ba chia
– Công dụng: bài thuốc giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất đến vùng đốt sống bị tổn thương, đồng thời bổ sung canxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Nguyên liệu:
- 1 con cá lóc khoảng 250 gam
- 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia
- Gia vị: muối, tiêu, củ gừng…
– Cách thực hiện:
- Làm sạch cá, cắt thành từng khúc vừa ăn, ướp với một ít gia vị.
- Xương rồng gọt bỏ phần gai xung quanh, rửa sạch với nước rồi thái lát mỏng.
- Bóp đều xương rồng với 3 thìa muối rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2 – 3 lần.
- Cho cá, xương rồng vào nồi cùng với 1 bát nước. Bắc nồi lên bếp đun trên lửa nhỏ cho đến khi cá chín thì tắt bếp.
- Sử dụng hết trong ngày.
2.8. Cây chìa vôi, tầm gửi, dền gai, trinh nữ, cỏ xước
– Công dụng: Chìa vôi có tác dụng giảm đau nhức, đả thông kinh mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Vì vậy, đây được coi là dược liệu tốt hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
– Nguyên liệu:
- 30 gam cây chìa vôi
- 20 gam cây tầm gửi
- 20 gam rau dền gai, 20 gam trinh nữ
- 20 gam cỏ xước
– Cách thực hiện:
- Rửa sạch, phơi khô nguyên liệu.
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm cùng 4 bát nước, đem sắc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 3 bát thì tắt bếp.
- Chắt nước, chia thành 3 phần, uống trong ngày.
3. Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam với các bài thuốc, người bệnh nên sử dụng thêm các loại thảo dược sau:
– Đương quy
Báo Sức khỏe và đời sống có đề cập tác dụng của đương quy như sau: Theo Đông y, đương quy vị ngọt cay, tác dụng hoạt huyết, tiêu sưng, dưỡng gân cốt. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu và tăng miễn dịch cho cơ thể.
– Hy thiêm
Hy thiêm hay còn gọi là hy kiểm thảo, hy tiên, chó đẻ… Nhiều tài liệu y học cổ phương đã nhắc đến công dụng của loại thảo dược này như: trị can thận phong khí, đau trong xương, chân tay tê dại, đau lưng mỏi gối…
Vì vậy, hy thiêm được ứng dụng rất phổ biến trong các bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ, mang lại hiệu quả tích cực.
– Mã tiền chế
Mã tiền chế là sản phẩm đã qua chế biến từ quả chín của cây mã tiền. Loại dược liệu này chứa nhiều chất như alkaloid, dầu béo, glycosid…, có lợi trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Mã tiền chế có tác dụng chữa suy nhược cơ thể, viêm dây thần kinh, chữa bệnh tiêu hóa, đặc biệt là trừ phong thấp, đau nhức xương khớp, nhức mỏi chân tay…
– Đỗ trọng
Đỗ trọng là vị thảo dược được sử dụng từ xa xưa, có tác dụng hàng đầu trong việc cải thiện các triệu chứng về xương khớp. Thành phần chính của dược liệu này là gutta pecka, tannin, chất béo, albumin, tinh dầu…
Đỗ trọng được sử dụng phổ biến để chữa các bệnh như đau cột sống, chấn thương xương khớp do thoái hóa hoặc do mang vác nặng. Ngoài ra, chúng còn dùng hỗ trợ cải thiện chứng thận hư, yếu sinh lý và an thai.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thảo dược cần gia giảm đúng liều lượng, người dùng cần dùng đúng thì mới có thể đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, quá trình bảo quản, chế biến nếu không đúng cách cũng làm mất đi phần nào dược tính. Vì thế, người dùng có thể lựa chọn những sản phẩm chứa các loại thảo dược trên để hỗ trợ cải thiện thoái hóa đốt sống cổ.
4. Lưu ý từ bác sĩ đối với người thoái hóa đốt sống cổ
Để các bài thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống cổ phát huy tác dụng, Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng đưa ra một vài lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh như sau:
- Tránh mang vác vật nặng, tránh ngồi, cúi gập cổ quá lâu. Khi ngủ, không nên nằm sấp hoặc gối đầu quá cao.
- Người bệnh tuyệt đối không vặn, ấn, lắc, bẻ cổ vì những động tác này có khả năng khiến tình trạng bệnh trở nặng.
- Người bệnh cũng cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, giàu sắt, vitamin D, K, C, magie…
- Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn, chất kích thích.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như: rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm gây rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật. Vì thế bệnh cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, yếu tứ chi, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để có phác đồ điều trị phù hợp.
Bài viết chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc nam trên đây hy vọng đã mang đến cho các bạn thông tin tham khảo hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ tới hotline 0865 344 349.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Cần tư vấn thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ