Tình trạng men gan tăng gây ra không ít những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, một trong những mối quan tâm của người bệnh là thuốc trị men gan cao. Dưới đây là những thông tin mà bạn có thể tham khảo.
1. Thuốc trị men gan cao là gì?
Thuốc trị men gan cao thường được xếp vào nhóm thuốc hướng gan (hepatotropes). Đây là các loại thuốc có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp giảm chỉ số men gan về mức bình thường. Từ đó, giúp giảm bớt các triệu chứng do men gan cao gây ra. Đồng thời nó cũng bảo vệ tế bào gan khỏi những tổn thương. Thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
2. Khi nào cần dùng thuốc trị men gan cao?
Khi các chỉ số xét nghiệm men gan như ALT, AST, ALP, GGT tăng cao hơn bình thường được coi là tăng men gan. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần dùng thuốc hạ men gan.
Khi chỉ số tăng cao dưới 2 lần thì được xem là mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Trong trường hợp này việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện có thể cải thiện được tình trạng tăng men gan.
Tuy nhiên nếu chỉ số men gan tăng từ gấp đôi trở lên, người bệnh cần dùng thuốc điều trị để đưa men gan về chỉ số bình thường.
Chỉ số men gan thế nào là cao?
3. Top 5 nhóm thuốc trị men gan cao
Men gan cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do tác dụng phụ của thuốc, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm bẩn… Tình trạng này cũng có thể bắt nguồn từ bệnh lý về gan như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ không do rượu… Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc tới mức độ tăng men gan và thể trạng của bệnh nhân để lựa chọn thuốc điều trị.
Dưới đây là một số loại thuốc có thể được sử dụng:
3.1. Các loại acid amin trị men gan cao
Các loại acid amin có thể kể đến như: Arginine, Ornithine, Carnitine, Acid glutamic… Chúng giúp chuyển đổi protid, tái tạo tế bào gan, hỗ trợ giải độc trong gan. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định acid amin cho người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan gây tăng men gan.
3.2. Thuốc Choline
Loại thuốc này phù hợp với người bị gan nhiễm mỡ do rượu, kéo theo men gan cao. Nó giúp ổn định cấu trúc màng tế bào gan, góp phần vào việc sản xuất các hợp chất hoạt động của tế bào gan. Đặc biệt, nó giúp vận chuyển, loại bỏ cholesterol ra khỏi gan. Theo kết quả một nghiên cứu tiến hành trên 56.000 phụ nữ cân nặng bình thường, người được bổ sung Choline thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh gan thấp hơn 28% so với những người khác.
3.3. Thuốc hạ mỡ máu
Các thuốc hạ mỡ máu có thể được sử dụng để giảm tình trạng gan nhiễm mỡ – một trong những nguyên nhân khiến men gan cao. Đó là nhóm thuốc Statin và Fibrate.
– Nhóm Statin: Lovastatin, Atorvastatin, Fluvastatin… Nhóm thuốc này không chỉ giảm lưu lượng cholesterol trong máu mà còn giảm lượng chất béo trung tính được tích tụ trong gan.
– Nhóm Fibrate: Gemfibrozil, Clofibrate, Fenofibrat… Chúng giúp tăng khả năng oxy hóa axit béo, tăng tổng hợp enzyme LPL, thúc đẩy đào thải lipoprotein giàu Triglycerid.
3.4. Thuốc kháng virus trị men gan cao
Đây là loại thuốc được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm gan do virus dẫn tới men gan cao. Loại thuốc này sẽ ngăn chặn sự phát triển và hoạt động của virus. Từ đó giúp giảm men gan.
– Thuốc điều trị viêm gan B: Lamivudine, Adefovir, Telbivudine…
– Thuốc điều trị viêm gan C: Sofosbuvir, Ledipasvir, Daclatasvir…
3.5. Viên uống bổ sung vitamin
Một số loại vitamin có thể được chỉ định như một biện pháp bổ sung. Có thể kể đến là vitamin B và vitamin E. Chúng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy khả năng tự phục hồi của gan, bảo vệ tế bào gan. Nó cũng giúp loại bỏ tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa bệnh diễn biến thành xơ gan, ung thư gan.
4. Lưu ý dành cho người bệnh
Để quá trình sử dụng thuốc giảm men gan đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn. Không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng. Lạm dụng thuốc có thể dẫn tới các tác dụng phụ không mong muốn.
– Theo dõi sát phản ứng của cơ thể trong quá trình dùng thuốc. Nếu có biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay với bác sĩ.
– Kết hợp sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và rèn luyện khoa học. Bổ sung thực phẩm giàu omega-3, chứa nhiều vitamin như: Cá béo, rau lá xanh, quả mọng… Uống đủ nước. Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia. Dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện nâng cao sức khỏe.
– Tái khám và xét nghiệm lại men gan theo đúng lịch hẹn. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được hiệu quả của các loại thuốc đang sử dụng. Nếu không đem lại kết quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc đổi loại thuốc hạ men gan khác.
Thông tin về thuốc trị men gan cao trong bài chỉ mang tính tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị. Sự phối hợp của người bệnh sẽ góp phần tích cực cho quá trình phục hồi của cơ thể.
XEM THÊM
- Men gan cao ăn gì, kiêng gì? Gợi ý dành cho người bệnh
- Tham khảo 15 thuốc giải độc gan, bổ gan
- Mẹo giải độc gan từ dân gian
Tham Vấn Y Khoa
Dược sĩ Hoàng Mạnh CườngTốt nghiệp đại học dược Hà Nội, dược sĩ Hoàng Mạnh Cường hiện đang phụ trách chuyên môn R&D của Dược Phẩm Tâm Bình. Với nhiều kinh nghiệm trong ngành dược lâm sàng, pháp chế dược và đặc biệt là Dược cổ truyền, dược sĩ Cường sẽ đưa đến cho quý độc giả những kiến thức Y dược được cập nhật mới nhất một cách nhanh chóng và đáng tin cậy - Góp phần nâng cao nhận thức và thông tin sức khoẻ cho cộng đồng.
Mình trước đó lâu khám sk bị men gan cao.giờ nghe mọi mọi người nói mình da vang lòng mắt vàng , hay ngứa ngoài da, xin tư vấn cho tôi uống thuốc gì thuốc rẻ thôi mình ko có điều kiên
Chào bạn!Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ tình trạng của mình nhé.