Nếu bạn có cảm giác đau nhức ở vùng sau cổ, vai gáy, cơn đau lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay…, rất có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Đây là tình trạng nhân đĩa đệm ở đốt sống cổ thoát ra ngoài gây chèn ép lên rễ thần kinh. Bệnh gây đau và làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của cổ cũng như để lại nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Ở mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khác nhau. Cụ thể là:
2.1. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn này, rất khó để nhận biết những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Vì vậy người bệnh dễ nhầm sang các bệnh khác.
- Xuất hiện triệu chứng đau mỏi vùng cổ mỗi sáng. Hết đau khi nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng.
- Những cơn đau xuất hiện không đều, chủ yếu đau khi cúi hoặc xoay, cử động người đột ngột.
- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi.
2.2. Giai đoạn phát bệnh
Đây là giai đoạn cơn đau trở nên rõ rệt nhất, đi kèm với các triệu chứng khác.
- Đau ở vùng cổ vai gáy, cơn đau kéo xuống cánh tay, cổ tay.
- Đau ngay cả khi đang ngủ, buổi sáng thức dậy thường xuyên bị căng cứng cơ.
- Xuất hiện những cơn đau nửa đầu, khi hoạt động mạnh thường xuyên hoa mắt chóng mặt.
- Các động tác quay người, cúi người gặp khó khăn.
- Có tình trạng yếu cơ, khó cầm nắm đồ vật
2.3. Giai đoạn biến chứng
Khi bệnh đã phát triển tới giai đoạn này tức là tình trạng bệnh lý đã khá nghiêm trọng.
- Tình trạng đau mỏi, tê bì từ cổ vai gáy xuống cổ tay xuất hiện với tần suất lớn.
- Thường xuyên đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
- Có dấu hiệu teo cơ ở bắp tay, cổ
- Cầm nắm đồ vật thường không chắc chắn, tay run.
- Mất cảm giác ở các đầu ngón tay.
Để bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng, khi có những triệu chứng ban đầu người bệnh nên thăm khám và điều trị ngay.
3. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đó có thể là do chấn thương, hoạt động sai tư thế hoặc cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý xương khớp khác.
3.1. Thoái hóa
Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa đốt sống cổ càng biểu hiện rõ. Lúc này đĩa đệm bị mất nước, mỏng và phẳng hơn. Bao xơ của đĩa đệm trở nên giòn và dễ nứt, tạo khe hở cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây nên tình trạng thoát vị.
3.2. Mắc một số bệnh lý cột sống
Các bệnh lý như: Vẹo cột sống, gai đôi cột sống sẽ làm tăng khả năng gây thoát vị đĩa đệm. Do đó, nếu bạn mắc bệnh lý về cột sống cần cẩn trọng với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
3.3. Di truyền
Bệnh có khả năng di truyền. Nếu bạn có người thân mắc các bệnh lý về xương khớp hoặc thoát vị đĩa đệm thì khả năng cao bạn cũng bị mắc bệnh.
3.4. Chấn thương gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Chấn thương tại vùng cổ có thể xảy ra do chơi thể thao quá sức, trượt ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Những chấn thương dạng này có thể tác động vào đĩa đệm làm nhân nhầy thoát khỏi vị trí.
3.5. Sai tư thế
Một trong những nguyên nhân gây bệnh phải kể đến là làm việc, hoạt động sai tư thế. Nhiều người không biết rằng thói quen cúi gập cổ, xem điện thoại lâu, nâng vật nặng bằng cổ vai, ngủ gối đầu quá cao… cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
3.6. Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ làm tăng áp lực lên cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng. Theo nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ở những người béo phì gấp 10 lần so với người bình thường.
3.7. Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá
Trong bia rươu, thuốc lá chứa những chất độc hại cho sức khỏe cơ thể nói chung và hệ cơ xương khớp nói riêng. Chúng phá hủy đĩa đệm, làm tăng nặng triệu chứng đau.
4. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp dưới đây:
- Khám lâm sàng
- Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá mức độ thoát vị đĩa đệm
- Điện chẩn thần kinh cơ: Sử dụng các xung điện để đo mức độ tổn thương
5. Điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Có nhiều cách trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp phổ biến hiện nay.
5.1. Bất động cột sống cổ
Đây là biện pháp được sử dụng trong giai đoạn cấp tính. Bệnh nhân sẽ được nằm nghỉ. Đeo nẹp cổ khi ngồi và sinh hoạt trong 3 ngày đầu. Điều này sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau.
5.2. Thuốc tây điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Các loại thuốc tây thường được chỉ định là:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không có steroid như: Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac…
- Thuốc giãn cơ như: Myonal, Mydocalm…
- Vitamin bồi bổ thần kinh như vitamin B (B1, B6, B12).
Phương pháp này thường được sử dụng khi bệnh mới khởi phát, giúp giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
5.3. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Các bài thuốc dân gian cũng là một phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được nhiều người dùng.
- Ngải cứu và mật ong: Lấy nước cốt ngải cứu tươi giã nát trộn với 2 thìa mật ong tươi. Uống hỗn hợp 2 lần/ngày.
- Bài thuốc uống từ lá lốt tươi, bưởi bung, vòi voi, cỏ xước mỗi loại 30g. Sắc lấy nước uống trong ngày.
- Chườm hỗn hợp đã được nướng chín là đu đủ xanh, gừng tươi, rượu.
5.4. Thảo dược hỗ trợ giảm đau do thoát vị đĩa đệm
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau do thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ tà khí xâm nhập cơ thể, vệ khí của cơ thể bị tắc nghẽn hoặc can thận âm hư. Để giải quyết vấn đề này cần phải xử lý cả 3 nguyên nhân. Tức là cần khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc và bồi bổ can thận bằng một số vị thảo dược.
– Mã tiền chế: Mã tiền vừa giúp thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt vừa giảm đau chống viêm, tán kết tiêu sưng, kích thích thần khinh. Đây được coi là một trong những thảo dược có thể giải quyết được cả 3 nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, Mã tiền cần phải trải qua quy trình sơ chế nghiêm ngặt.
– Thiên niên kiện: Thảo dược này có vị cay ngọt, tính ôn, dùng khi phong hàn thấp tý gây đau, đặc biệt là tại khớp cổ vai. Nó cũng phù hợp với người bị ứ trệ khí huyết.
– Đương quy: Giúp tăng cường tưới máu, giảm thiểu tình trạng hoa mắt chóng mặt do thiếu máu, dưỡng khớp, hỗ trợ phục hồi vùng xương khớp bị hư tổn.
– Đỗ trọng: Với vị ngọt, cay, tính ấm, Đỗ trọng giúp bổ can thận, mạnh gân xương.
Dù các vị thảo dược trên có thể hỗ trợ người bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhưng không phải ai cũng có đủ chuyên môn để nhận diện, sơ chế, dùng đúng và đảm bảo an toàn. Do đó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm chứa các vị thảo dược này. Lưu ý là cần chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, đã được Bộ Y tế cấp phép.
5.5. Vật lý trị liệu
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đem tới những bài tập giúp cải thiện vận động cho vùng cổ. Nó cũng có tác động tích cực trong việc hỗ trợ đĩa đệm thoát vị nhẹ trở lại vị trí, tăng lưu thông máu.
5.6. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Phẫu thuật được chỉ định cho trường hợp bệnh chuyển nặng, có biểu hiện teo cơ, yếu chân tay, rối loạn tiểu tiện. Nó cũng dành cho bệnh nhân đã điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không hiệu quả.
- Phẫu thuật nội soi: Ít xâm lấn, ít gây ảnh hưởng tới phần mềm, hiệu quả nhanh. Áp dụng với thoát vị đã đệm lệch phía sau bên hoặc thoát vị lỗ liên hợp.
- Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo lối trước: Bảo tồn được biên độ vận động của đĩa đệm. Chỉ áp dụng khi không bị mất vững cột sống.
- Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm: Lúc này đĩa đệm thoát vị bị loại bỏ, hàn xương liên thân đốt, cố định cột sống cổ.
6. Cách phòng tránh
Hiện không có một phương pháp phòng tránh nào có thể giúp bạn chắc chắn tránh khỏi thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, một số cách đơn giản có thể hạn chế khả năng mắc phải căn bệnh này.
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế. Không nên mang vác nặng, cúi người… tránh gây áp lực cho cột sống.
- Người béo phì nên giảm cân theo cách lành mạnh.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học. Tránh tâm lý căng thẳng.
- Trong thực đơn hàng ngày cần bổ sung các thực phẩm giàu axit béo Omega-3, canxi… Hạn chế những món ăn nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Rèn luyện thể lực đều đặn, hợp lý.
Trên đây là những thông tin tổng quan về thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Nếu có câu hỏi cần tư vấn hãy chat trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.
XEM THÊM:
- 4 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ – Phương pháp điều trị tại nhà
- Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất? – Thực đơn lành mạnh
- Thoát vị đĩa đệm khám ở đâu tốt nhất? – Bỏ túi những địa chỉ đáng tin cậy
Tham Vấn Y Khoa
TTƯT Hoàng Khánh ToànĐại tá, TTƯT.Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn chia sẻ: “Chữa bệnh cứu người luôn là khát khao cháy bỏng của tôi. Đây cũng chính là lý do tôi dành cả cuộc đời theo nghề y. Trở thành cố vấn của Dược phẩm Tâm Bình là cách để tôi tiếp tục mang kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã tích lũy được để giúp sức cho cộng đồng.”