Nha đam là loại cây phổ biến, dễ trồng và được ứng dụng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe và làn da, nhất là đối với chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu đặc điểm và tác dụng của cây nha đam ngay trong bài viết dưới đây.
1. Những điều cần biết về cây nha đam
Cây nha đam tên khoa học là Aloe Vera, thuộc chi Lô hội. Một tên gọi khác cũng được nhắc đến phổ biến là cây Lô hội. Đặc điểm của loài thực vật này là thân ngắn, lá to thuôn dài, dày và mọng nước bên trong. Phần nước mọng chính là gel nha đam, có giá trị nhất trong các bộ phận.
Theo sách ghi chép, nha đam có nguồn gốc từ Bắc Phi từ khoảng hơn 3000 năm trước. Thời xa xưa, các nữ hoàng Ai Cập đã biết tận dụng gel nha đam để chăm sóc da, có được làn da mịn màng, tươi trẻ.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần nha đam chứa các axit amin, vitamin như A, C, E, B6, B2, B12, axit folic, canxi, đồng, kali, kẽm… Vì vậy, chúng còn mang lại nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe, giúp hỗ trợ chữa nhiều chứng bệnh gặp phải.
2. Tác dụng của cây nha đam với làn da và sức khỏe
Trên thị trường hiện có khá nhiều sản phẩm sử dụng lô hội làm nguyên liệu. Dân gian cũng áp dụng nhiều bài thuốc từ loại cây này. Vậy, tác dụng của chúng cụ thể là gì?
2.1 Tác dụng của cây nha đam với làn da: dưỡng ẩm, se khít lỗ chân lông
Thành phần chủ yếu của gel nha đam là nước. Cùng với đó là các vitamin tốt cho làn da như vitamin C, E… Vào những ngày thời tiết hanh khô, bạn có thể sử dụng nha đam kết hợp sữa chua không đường hoặc nha đam để thoa lên mặt. Chắc chắn tác dụng dưỡng ẩm, làm se lỗ chân lông của chúng sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
2.2 Dưỡng trắng da, giúp da căng tràn sức sống
Nhờ thành phần acid cinnamic và các axit amin dịu nhẹ, nha đam giúp cải thiện đáng kể các vết thâm, giúp da đều màu, hồng hào và căng tràn sức sống. Đặc biệt, nếu dùng mặt nạ nha đam đồng thời kết hợp chúng vào thực đơn còn giúp hạn chế tác động tiêu cực của tia UV đến làn da của bạn.
2.3 Hỗ trợ ngăn ngừa và giảm mụn
Đối với những người da mặt nhạy cảm, mụn thường xuyên xuất hiện. Nhất là đối với các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, sắp tới chu kỳ kinh nguyệt. Để khắc phục tình trạng này, có thể sử dụng một lượng gel nha đam thoa vào vết mụn.
Gel nha đam giúp tiêu diệt các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập trên bề mặt da. Đây là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện và có nguy cơ trở thành viêm nhiễm, gây sẹo trên da.
2.4 Làm dịu da, giúp vết thương mau lành
Nghiên cứu thành phần cho thấy gel nha đam giúp làm dịu da, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo, làm lành vết thương. Các tổn thương trên da như vết bỏng, trầy xước, vết loét… nếu sử dụng nha đam thoa vào cũng sẽ dễ chịu và nhanh phục hồi hơn.
2.5 Tác dụng của cây nha đam: Hỗ trợ làm chậm lão hóa da
Bên cạnh khả năng dưỡng ẩm, giảm mụn, tác dụng của cây nha đam còn giúp hỗ trợ sản sinh collagen. Vì vậy, ở độ tuổi ngoài 30, chị em có thể sử dụng loại cây này như một biện pháp chăm sóc da, giúp da săn chắc, đàn hồi và trẻ hóa hơn.
2.6 Dưỡng môi, chống nứt nẻ môi
Nứt môi, môi bong tróc là tình trạng thường xuất hiện vào mùa hanh khô. Không chỉ gây mất thẩm mỹ, nứt nẻ môi còn khiến chúng ta khó chịu, đau đớn. Lúc này, có thể sử dụng gel lô hội tươi thoa trực tiếp lên môi. Qua một đêm, bạn sẽ có bờ môi căng mọng, hồng hào và mềm mại. Có thể thoa liên tiếp vài lần, mỗi lần cách nhau 30 phút trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.7 Tác dụng của nha đam với tóc
Chất nhờn chứa lượng vitamin, axit amin dồi dào trong lá nha đam giúp hỗ trợ giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt hơn.
Để chăm sóc tóc với nha đam, bạn cần giã nhuyễn phần gel. Sau đó thoa đều lên tóc từ chân đến ngọn. Massage và ủ khoảng 20 phút để dưỡng chất thẩm thấu vào tóc; sau đó xả sạch với nước ấm.
2.8 Nha đam chữa đau dạ dày
Sau khi sử dụng nha đam, dịch tiết dạ dày được khống chế đáng kể. Dịch vị dạ dày giảm tiết thì các cơn đau dạ dày sẽ thuyên giảm. Tình trạng viêm dạ dày cũng được cải thiện. Để cải thiện bệnh tốt hơn, nên kết hợp nha đam với mật ong. Uống hàng ngày vào buổi sáng để có kết quả tốt nhất.
2.9 Nhuận tràng, giảm táo bón
Từ lâu nhiều người đã biết đến tác dụng của cây nha đam là nhuận tràng, giảm táo bón, giảm tình trạng chảy máu do trĩ. Các chuyên gia cho biết, lô hội chứa các enzyme giúp hỗ trợ đường phân, làm vỡ các tế bào mỡ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
2.10 Lô hội giúp giảm viêm đau khớp
Một công dụng tuyệt với khác của cây nha đam là giảm viêm đau khớp. Có thể thực hiện bài thuốc chữa viêm khớp từ nha đam bằng cách xay nhuyễn phần gel bên trong, sau đó thoa một lớp thật dày lên vị trí đau viêm và massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ giảm tình trạng sưng đau, tấy đỏ.
2.11 Nha đa có công dụng gì? Ổn định đường huyết, mỡ mãu
Sở dĩ cây nha đam được sử dụng trong chữa bệnh tiểu đường do thành phần của chúng chứa phytosterol. Đây là hoạt chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp khống chế tình trạng đường huyết tăng cao.
Không chỉ giảm lượng đường mà chỉ số lipid trong máu cũng giảm sau khi sử dụng nha đam. Vì vậy mà bài thuốc từ loại cây này được sử dụng phổ biến từ lâu trong dân gian.
2.12 Tăng cường chức năng đào thải của gan thận
Thành phần của nha đam chủ yếu là nước. Bên cạnh đó còn chứa các vitamin, dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào gan thận. Vì vậy, sử dụng nha đam giúp bù nước, đồng thời hỗ trợ tăng cường chức năng đào thải của gan thận; từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
2.13 Hỗ trợ giảm các cơn đau do gout
Những người bị bệnh gout nếu sử dụng nước ép nha đa hàng ngày giúp giảm các cơn đau do gout cấp. Nguyên nhân do thành phần của nha đam giúp hỗ trợ giảm tích tụ axit uric – nguyên nhân quan trọng nhất làm trầm trọng thêm bệnh gout.
Ngoài cách dùng nước ép nha đam, người bệnh gout có thể sử dụng rượu ngâm nha đam để chữa bệnh. Tuy nhiên, chỉ uống khoảng 5-10ml/ ngày để không bị ảnh hưởng bởi chất cồn trong rượu.
2.14 Tác dụng của cây nha đam: Hỗ trợ giảm cân
Để có được thân hình cân đối, nhiều người lựa chọn cách bổ sung nha đam vào thực đơn hàng ngày. Nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt chất aloin trong gel nha đam có tác dụng tốt trong việc hạn chế hình thành các tế bào mỡ. Vì vậy, chúng tốt cho vóc dáng, giảm nguy thừa cân ở cả nam và nữ.
2.15 Tăng khả năng miễn dịch
Nhờ các thành phần như C – glucosyl, enzyme bradykinin, axit salixylic… mà nha đam có khả năng hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, vi trùng trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt chất lagin giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tăng đáng kể.
2.16 Nha đam giúp giảm ho, long đờm
Nếu bạn đang bị ho khan, ho có đờm, đau viêm cổ họng… thì việc sử dụng nha đam có thể mang lại hiệu quả tốt. Một cốc nước nha đam kết hợp đường phèn giúp long đờm, làm loãng đờm để tống xuất ra ngoài dễ dàng. Bên cạnh đó, nha đam còn làm dịu cổ họng, giảm ngứa họng, từ đó giảm các cơn ho.
2.17 Giúp kinh nguyệt đều đặn
Cây nha đam có tác dụng gì? Một trong những tác dụng của cây nha đam đối với nữ giới là điều hòa kinh nguyệt, giảm thiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh khi đến tháng. Có được công dụng tuyệt vời này do nha đam giúp hỗ trợ điều hòa nội tiết tố, tăng estrogen ở nữ giới.
3. Lưu ý khi sử dụng cây nha đam
Nha đam mang đến những lợi ích to lớn đối với làn da và sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Nha đam có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, căng da… Nếu gặp tình trạng trên, cần ngưng sử dụng ngay sau đó.
- Đối với vùng da bị tổn thương, cần thận trọng khi thoa gel nha đam.
- Không lạm dụng nha đam vì chúng chứa nhiều hoạt chất giúp nhuận tràng; có thể khiến bạn bị tiêu chảy nếu dùng nhiều.
- Không kết hợp nha đạm với tỏi vì có thể làm giảm lượng kali trong máu.
- Cần thử trước trên một vùng da nhỏ để cảm nhận mức độ kích ứng.
- Dùng nha đam làm đẹp da cần kết hợp bảo vệ da, che chắn cẩn thận để hạn chế sự tác động của ánh nắng mặt trời.
- Những người dễ bị dị ứng, huyết áp thấp, sử dụng thuốc giảm đường huyết… không nên sử dụng
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nha đam với lượng lớn.
Trên đây là tổng hợp những tác dụng của cây nha đam với làn da và sức khỏe của phụ nữ. Bên cạnh việc sử dụng nha đam, chị em có thể tham khảo các sản phẩm làm đẹp da, đồng thời chăm sóc sức khỏe từ các thảo dược tự nhiên để duy trì sức khỏe và sắc đẹp.
>>> XEM THÊM:
- Tuyệt chiêu cho sức khỏe, sắc đẹp của chị em phụ nữ
- Bí quyết chăm sóc da rạng ngời với collagen cá tuyết
- Nhu cầu sinh lý phụ nữ tuổi 45 có gì đặc biệt? Tìm hiểu ngay
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.