13 tác dụng phụ của que tránh thai - Thận trọng khi sử dụng
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    13 tác dụng phụ của que tránh thai – Thận trọng khi sử dụng

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    01/08/23

    Biết trước những tác dụng phụ của que tránh thai là gì sẽ giúp chị em lường trước được những nguy cơ và hướng xử lý kịp thời cũng như có hướng xử lý thích hợp. Vậy những tác dụng phụ của que tránh thai là gì, cần làm gì để giảm phản ứng không mong muốn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (50 bình chọn)

    1. Ưu điểm của phương pháp cấy que tránh thai

    Ưu điểm của cấy que tránh thai

    Ưu điểm của cấy que tránh thai.

    Phương pháp cấy que tránh thai là cách sử dụng que tránh thai có chứa hormone progestin cấy vào vùng da dưới bắp tay. Que tránh thai chỉ có kích thước rất nhỏ chỉ bằng chiều dài một que diêm sẽ được cấy dưới da thông qua dụng cụ cấy que rất nhanh chóng, thuận tiện. Que cấy giải phóng khoảng 40 – 50μg etonogestrel mỗi ngày, giúp tránh thai liên tục trong tối đa 3 năm.

    Đây là một trong những phương pháp tránh thai an toàn được nhiều người tin dùng nhờ nhiều ưu điểm như:

    • Là phương pháp ngừa thai hiệu quả lên đến 99%
    • Hiệu quả tránh thai lên đến 3 năm. Thuốc trong que cấy tránh thai sẽ có tác dụng trong vòng 3 năm mới phải thay thế
    • Hiệu quả về chi phí, chỉ cần một lần cấy que tránh thai có thể dùng được thời gian dài mà không tốn bất kỳ chi phí nào.
    • Cải thiện rối loạn kinh nguyệt như đau bụng, giúp chu kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn.
    • Dễ dàng tháo ra khi không cần dùng nữa.
    • Không có chứa Estrogen: phù hợp với những người không thể sử dụng biện pháp tránh thai có chứ Estrogen.

    Ngoài những ưu điểm trên, khi cấy que tránh thai còn gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

    2. Top 13 tác dụng phụ của que tránh thai cần cẩn trọng

    Tác dụng phụ của que tránh thai

    Bên cạnh những ưu điểm, que tránh thai cũng có tác dụng phụ như:

    Bên cạnh hiệu quả ngừa thai mà phương pháp cấy que tránh thai mang lại thì biện pháp này cũng gây ra một số tác dụng phụ như:

    2.1. Cấy que tránh thai bị rong kinh

    Rong kinh là tác dụng phụ phổ biến nhất của cấy que tránh thai.

    Đã có thống kê cho thấy những người thực hiện phương pháp cấy que tránh thai hầu hết đều bị chảy máu âm đạo bất thường trong đó chảy máu gián đoạn chiếm 33,6%, chảy máu kéo dài tới 17,7%.

    Nguyên nhân là do khi cấy que tránh thai có chứa hormone progestin, khi giải phóng vào trong máu sẽ khiến niêm mạc tử cung dày lên, thời gian bong niêm mạc và thời kỳ hành kinh bị rối loạn. Từ đó gây nên tình trạng rong kinh.

    Thông thường trong 6 tháng đầu chị em sẽ gặp phải tình trạng rong kinh và sau đó có thể sẽ hết.

    Nếu rong kinh kéo dài trên 6 tháng có khả năng chị em đang gặp vấn đề về sức khỏe. Lúc này chị em nên thăm khám kịp thời để được chẩn đoán, điều trị.

    >>> Tìm hiểu thêm: Rong kinh ra máu đen có sao không?

    2.2. Tác dụng phụ của que tránh thai gây vô kinh

    Bên cạnh rong kinh kéo dài, chị em còn gặp phải trường hợp tắt kinh (vô kinh). Hiện tượng vô kinh sau khi cấy que tránh thai không phải bệnh lý.

    Tình trạng này sẽ biến mất sau vài tháng đến một năm sau khi cấy que tránh thai.

    Vì vậy chị em không nên quá lo lắng nếu gặp phải tác dụng phụ của que tránh thai như vô kinh. Điều quan trọng là trước khi quyết định cấy que tránh thai cần được tư vấn kỹ càng.

    2.3. Đau đầu sau khi cấy que tránh thai

    Đau đầu sau khi cấy que tránh thai

    Đau đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp.

    Một trong những tác dụng phụ khác của phương pháp cấy que tránh thai là tình trạng đau đầu.

    Những người bị chứng đau nửa đầu có thể đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của nội tiết tố. Họ có thể nhận thấy các cơn đau đầu trở nên nặng hơn tại một số thời điểm nhất định trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

    Khi gặp phải tình trạng này tốt nhất chị em nên đi thăm khám để biết nguyên nhân và cách khắc phục.

    2.4. Buồn nôn

    Đi kèm với tình trạng đau đầu thì chị em cũng có cảm giác buồn nôn, nôn nao. Cơ chế của buồn nôn đi kèm với các cơn đau đầu chưa được tìm hiểu rõ nhưng đây cũng là một trong những tác dụng phụ của que cấy tránh thai.

    Khi gặp phải tình trạng này, chị em có thể uống một cốc trà gừng ấm để cải thiện.

    2.5. Đau tức vú sau khi cấy que

    Đau tức vú, đau tức ngực có thể là tác dụng phụ của que tránh thai sau khi cấy, nhất là trong 6 tháng đầu tiên. Nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố cơ thể chưa điều hòa được dẫn đến căng tức tuyến vú.

    Nếu chị em cảm thấy sưng đau vú nhiều nên thăm khám lại.

    2.6. Thay đổi tâm trạng sau khi cấy que tránh thai

    Việc cấy que tránh thai cũng khiến nồng độ nội tiết tố bị rối loạn, từ đó khiến tâm trạng chị em thay đổi. Bên cạnh đó, những tác dụng phụ sau khi cấy que tránh thai khiến chị em mệt mỏi, suy giảm sức khỏe cũng là những yếu tố tác động đến cảm xúc, tâm trạng.

    2.7. Tác dụng phụ của que tránh thai là mọc mụn trứng cá

    Mọc mụn trứng cá do cấy que tránh thai

    Rối loạn nội tiết tố sau khi cấy que tránh thai có thể gây nên mụn trứng cá.

    Progestin (một phiên bản tổng hợp của progesterone) trong que tránh thai khi giải phóng sẽ ngăn chặn sự rụng trứng đồng thời có thể gây nên tình trạng rối loạn nội tiết tố. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố này gây ra những thay đổi trên da, trong đó có mụn trứng cá.

    Cụ thể, khi progestin tăng lên có thể dẫn đến sự tích tụ bã nhờn trên da khiến da dễ bị vi khuẩn gây mụn trứng cá tấn công.

    2.8. Giảm độ dày niêm mạc tử cung

    Trong số những tác dụng phụ của cấy que tránh thai đã có ghi nhận nhiều trường hợp bị giảm độ dày niêm mạc tử cung nếu sử dụng trong thời gian dài. Cũng có những nghiên cứu chỉ ra biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố có thể làm mỏng niêm mạc tử cung.

    2.9. Nhiễm trùng dưới da – tác dụng phụ của que tránh thai

    Trường hợp cấy que tránh thai ở những cơ sở không có uy tín, trình độ tay nghề bác sĩ, vật dụng không đáp ứng điều kiện an toàn kém hoặc do cơ thể nhạy cảm khi đưa các vật thể lạ vào trong cơ thể đều có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng dưới da.

    Vị trí đặt que cấy tránh thai có thể bị sưng viêm, tụ máu. Các tai biến này khá thấp chỉ từ 0,2-1% tuy nhiên chị em cần cẩn trọng làm theo hướng dẫn của người có chuyên môn.

    2.10. Ngứa ngáy châm chích sau khi cấy que tránh thai

    Một số trường hợp sẽ gặp phải tình trạng ngứa ngáy châm chích ngay sau khi cấy que tránh thai. Đây là tác dụng phụ ít gặp của que tránh thai. Thường một số người mẫn cảm sẽ có cảm giác ngứa ngáy này do cơ thể phải tiếp nhận một vật liệu khác đưa vào.

    Tình trạng ngứa này sẽ biến mất sau 2-3 ngày. Nếu không thuyên giảm và ngày một nặng hơn như sưng tấy, có dấu hiệu mưng mủ cần thăm khám ngay.

    2.11. Lạc que tránh thai

    lạc que tránh thai

    Trường hợp lạc que tránh thai tuy ít gặp nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra.

    Đã có trường hợp que tránh thai đi lạc vào sâu trong bắp tay gây đau nhức bắp tay khi cử động. Nguyên nhân là do khi cấy không đúng kỹ thuật như que cấy quá nông hoặc quá sâu khiến que tránh thai không nằm đúng vị trí.

    Nếu không can thiệp sớm que tránh thai có thể đi sâu, đụng bó mạch thần kinh gây viêm, chèn ép dây thần kinh, khó khăn trong việc cử động. Thậm chí còn gây vỡ mạch máu, tê yếu tay…

    2.12. Để lại sẹo dưới da tay

    Nếu thực hiện cấy que tránh thai ở những nơi không uy tín có thể gặp sự cố như lạc que tránh thai, khi lấy ra không tìm được vị trí và phải siêu âm để tìm que cấy. Khi lấy ra có thể để lại sẹo.

    2.13. Mang thai ngoài ý muốn

    Tác dụng phụ của que tránh thai có thể là mang thai ngoài ý muốn. Mặc dù hiệu quả tránh thai của que lên đến hơn 99% tuy nhiên sau 7 ngày cấy que tránh thai mới phát huy tác dụng.

    Nếu trong thời gian 7 ngày này quan hệ không có biện pháp bảo vệ khả năng có thai của chị em tương đối cao.

    3. Lưu ý để giảm tác dụng phụ của que tránh thai

    Lưu ý khi sử dụng que tránh thai để giảm tác dụng phụ

    Lưu ý khi sử dụng que tránh thai để giảm tác dụng phụ.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, khi sử dụng que tránh thai chị em cần chú ý một số điểm sau để giảm tác dụng phụ của que tránh thai:

    – Lựa chọn cơ sở địa chỉ cấy que tránh thai uy tín

    – Lựa chọn bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao

    – Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

    – Nghỉ ngơi hạn chế vận động mạnh sau khi cấy que trong vài ngày

    – Tìm hiểu kỹ chống chỉ định

    – Nếu có kế hoạch mang thai nên tham khảo bác sĩ để tháo que tránh thai

    – Tháo que tránh thai khi que đã hết hạn sử dụng

    Trên đây là một số tác dụng phụ của que tránh thai chị em cần lưu ý. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline 0343446699 để được tư vấn hướng dẫn.

    XEM THÊM: 

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Có nên sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu? Chuyên gia phân tích cụ thể 29/08/23
      Có nên sử dụng thuốc nội tiết cho bà bầu là thắc mắc của không ít chị em trong thai…
      Mầm đậu nành là gì? Tổng hợp 20+ tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe 08/02/22
      Mầm đậu nành được ví như món quà cho sức khỏe của chị em phụ nữ, đặc biệt trong giai…
      Hà thủ ô đỏ: Thảo dược quý giúp “xanh tóc, đỏ da” 07/03/22
      Hà thủ ô đỏ được coi là vị thảo dược được dân gian ca tụng giúp “xanh tóc, đỏ da”,…
      Trầm cảm sau sinh – Nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết sớm 27/02/23
      Trầm cảm sau sinh hiện nay đang có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống,…
      Xem tất cả bài viết