Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì? Chi phí và thực hiện ở đâu?
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì? Chi phí và thực hiện ở đâu?

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    21/10/22

    Tôi bị rối loạn kinh nguyệt đã lâu, kinh nguyệt thường không đều, mỗi lần “đến tháng” kéo dài hơn 10 ngày rất khó chịu. Tôi muốn đi xét nghiệm nội tiết tố nữ để xem mình gặp phải vấn đề gì. Vậy chi phí xét nghiệm nội tiết tố như thế nào và xét nghiệm nội tiết tố có cần nhịn ăn không, xin chuyên gia giải đáp.

    5/5 - (81 bình chọn)

    Chào chị,

    Để biết vấn đề cụ thể của mình ra sao, chị cần xem xét các yếu tố như đang ở độ tuổi mang thai hay tiền mãn kinh hoặc có những bất thường gì về buồng trứng để lựa chọn các chỉ số xét nghiệm cho phù hợp. Chị nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và sàng lọc tình trạng sau đó tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất.

    Dưới đây Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng sẽ cung cấp thông tin một số các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố để chị nắm được và có cái nhìn tổng quát hơn về vai trò, ý nghĩa các nội tiết tố trong cơ thể.

    1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

    xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì

    Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm xác định các chỉ số nội tiết có nằm trong ngưỡng bình thường hay không.

    Nội tiết tố (hormone) là những chất có nhiệm vụ gửi thông điệp hóa học trong cơ thể và tác động nhiều đến quá trình phát triển thể chất, sinh sản và tâm trạng. Trong cơ thể có nhiều loại nội tiết tố.

    Xét nghiệm nội tiết tố nữ là lấy máu để kiểm tra các chỉ số nội tiết tố nữ, từ đó nhận định được tình trạng sức khỏe của chị em. Xét nghiệm có thể chỉ ra các vấn đề về khả năng sinh sản, mang thai, theo dõi thời kỳ mãn kinh, phát hiện sự mất cân bằng nội tiết tố và tìm hiểu nguyên nhân của các bệnh lý sinh sản.

    Bên cạnh đó, xét nghiệm nội tiết tố cũng giúp phát hiện những bệnh lý như tuyến giáp, tiểu đường. Trong một số trường hợp, chúng có thể cho biết tình trạng đáp ứng thuốc.

    2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố?

    Rất nhiều chị em gặp phải các triệu chứng liên quan đến rối loạn nội tiết tố nhưng thắc mắc không biết khi nào nên xét nghiệm các chỉ số nội tiết. Theo đó, nội tiết tố ảnh hưởng rất nhiều đến toàn hệ thống. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm nội tiết tố khi phát hiện có các triệu chứng như:

    • Các dấu hiệu của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh như khô âm đạo, bốc hỏa, khó ngủ ở người khoảng 40 tuổi
    • Khó mang thai hoặc khó thụ thai
    • Gặp dấu hiệu như trễ kinh, ngực căng, buồn nôn, đi tiểu thường xuyên
    • Chảy máu âm đạo bất thường, bao gồm cả kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hoặc ra máu kinh giữa các kì kinh
    • Thưa kinh hoặc kinh nguyệt không đều
    • Nhiều mụn nội tiết
    • Tóc mọc bất thường

    Xét nghiệm nội tiết tố cũng được sử dụng để phát hiện tình trạng tuyến giáp ở nữ. Các triệu chứng của tình trạng tuyến giáp có thể chỉ định xét nghiệm như:

    • Táo bón hoặc tiêu chảy
    • Luôn cảm thấy lạnh
    • Thay đổi tâm trạng
    • Tăng cân không kiểm soát
    • Luôn cảm thấy mệt mỏi
    • Nhịp tim chậm hoặc không đều
    • Cáu gắt
    • Khó ngủ
    • Có những thay đổi về da và tóc

    Điều quan trọng là chị em nên nói chuyện với bác sĩ và chia sẻ vấn đề gặp phải để các bác sĩ xác định xem xét nghiệm hormone có phù hợp hay không và cần thực hiện bộ xét nghiệm nội tiết tố nào.

    3. Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những chỉ số gì?

    xét nghiệm nội tiết tố nữ

    Có nhiều chỉ số nội tiết tố cần xét nghiệm.

    Tùy thuộc vào từng độ tuổi và tình trạng gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc và đưa ra các bộ xét nghiệm nội tiết tố nữ cụ thể. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc nhiều chỉ số nội tiết như:

    3.1. Xét nghiệm nội tiết tố Estrogen

    xét nghiệm chỉ số estrogen

    Tùy vào độ tuổi mà thực hiện từng loại Estrogen.

    Nồng độ Estrogen ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Có 3 loại Estrogen thường được kiểm tra như:

    • Estrone (E1): Hormone chính sau mãn kinh
    • Estradiol (E2): Hormone chính trong cơ thể, tăng mạnh nhất ở giai đoạn sinh sản và giảm dần khi mãn kinh
    • Estriol (E3): Hormone chỉ phát triển mạnh khi mang thai

    Estradiol là hormone chính chịu trách nhiệm về chức năng tình dục cũng như đóng vai trò quan trọng trong:

    • Bảo vệ xương khỏe mạnh
    • Các đặc tính ở phái nữ
    • Duy trì cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp và nhiều mặt khác

    Chúng được sản xuất chủ yếu từ buồng trứng và có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Cao nhất khi rụng trứng và thấp nhất khi bước vào thời gian hành kinh. Tuy nhiên, đến một độ tuổi nhất định, Estradiol sẽ giảm dần, chị em bước vào thời điểm tiền mãn kinh. Estradiol tăng hay giảm bất thường đều ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chỉ số Estrogen có thể thay đổi trong các giai đoạn (theo thang của Trung tâm Y tế Đại học Bắc Carolina):

    • Giai đoạn sớm nang trứng: 20-150 pg/mL (73-551 pmol/L)
    • Đỉnh giữa chu kỳ: 40-350 pg/mL (551-2753 pmol/L)
    • Pha hoàng thể: 30-450 pg/mL (110-1652 pmol/L)
    • Tiền mãn kinh: 32,2 pg/mL hoặc thấp hơn

    * Cách đọc chỉ số Estrogen:

    Estrogen thấp cảnh báo một số vấn đề như hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến yên, chán ăn tâm thần, chất béo trong cơ thể thấp hoặc tiền mãn kinh.

    Estrogen cao liên quan đến béo phì, chảy máu kinh nguyệt nhẹ hoặc nặng, mất ham muốn tình dục, hội chứng tiền kinh nguyệt, mệt mỏi.

    3.2. Xét nghiệm nội tiết tố Progesterone

    Progesterone rất cần thiết trong điều hòa kinh nguyệt và sự phát triển của thai nhi. Trong giai đoạn hoàng thể, chúng giúp tử cung để nhận trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng bị phá vỡ, nồng độ Progesterone giảm mạnh và chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

    Nếu trứng được thụ tinh, Progesterone sẽ tăng cao, kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung, làm cho các tuyến ở nội mạc tử cung tiết ra chất dinh dưỡng nuôi phôi thai.

    Khi gặp các vấn đề dưới đây có thể thực hiện xét nghiệm Progesterone:

    • Đang trong chu kỳ rụng trứng bình thường
    • Khó khăn khi mang thai, hiếm muộn
    • Có nguy cơ sảy thai hoặc các biến chứng thai kỳ khác
    • Mang thai ngoài tử cung

    Nồng độ Progesterone cũng thay đổi tùy từng thời điểm (theo thang của Trung tâm Y tế Đại học Bắc Carolina):

    • Giai đoạn nang trứng1 ng/mL hoặc 3,18 nmol/L
    • Giữa chu kỳ: 5-20 ng/mL hoặc 15.9-63.6 nmol/L
    • Tam cá nguyệt thứ nhất: 11.2-90 ng/mL hoặc 35.62-286.2 nmol/L
    • Tam cá nguyệt thứ hai: 25.6-89.4 ng/mL hoặc 81.41-284.29 nmol/L
    • Tam cá nguyệt thứ 3: 48 – >300 hoặc 152,64 – > 954 nmol/L

    * Cách đọc chỉ số Progesterone:

    • Nếu Progesterone trong thai kỳ thấp có thể cho thấy nguy cơ sảy thai hoặc chuyển dạ sớm
    • Nếu Progesterone cao trong ngưỡng thường không vấn đề gì
    • Nếu cao liên tục trong thời gian dài có thể cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng lên

    3.3. Hormone kích thích nang trứng FSH

    Đây là hormone được sản xuất bởi tuyến yên. FSH kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng để sẵn sàng quá trình thụ tinh. Có thể thực hiện xét nghiệm FSH bằng máu hoặc nước tiểu.

    FSH cũng thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời của bạn. Ở phụ nữ trưởng thành, FSH được sử dụng để chẩn đoán:

    • Kinh nguyệt bất thường
    • Vô sinh
    • Dậy thì sớm
    • Bắt đầu tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
    • Các vấn đề về chức năng buồng trứng hoặc buồng trứng đa nang
    • Khối u tuyến yên
    • U nang buồng trứng

    Chỉ số FSH được đo theo thời điểm (theo thang của Laboratory Corporation of America):

    • Giai đoạn nang trứng: 3.5 – 12.5 mIU/mL
    • Giai đoạn rụng trứng: 4.7-21.5 mIU/mL
    • Giai đoạn hoàng thể: 1.7-7.7 mIU/mL
    • Tiền mãn kinh: 25.8-134.8 mIU/mL

    * Cách đọc chỉ số FSH:

    • FSH bất thường có thể do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi
    • Gặp vấn đề về buồng trứng đa nang
    • Trong trường hợp điều trị ung thư

    3.4. Xét nghiệm chỉ số nội tiết tố Testosterone/DHEA

    Trong cơ thể phụ nữ cũng có một lượng Testosterone nhất định. Chúng được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận. Hầu hết sau đó Testosterone sẽ được chuyển đổi thành Estradiol dưới sự hỗ trợ của enzyme Aromatase.

    DHEA cũng được phân loại là nội tiết tố nam (androgen)

    Testosterone không dao động như Estrogen hay các nội tiết tố khác nên thời điểm xét nghiệm không quan trọng.

    Nồng độ Testosterone bình thường ở nữ giới: 15-70 ng/dL hoặc 0.5-2.4 nmol/L.

    Nồng độ DHEA sẽ phụ thuộc vào độ tuổi (theo thang đo của Trường y Icahn ở Mount Sinai):

    • 18-19: 145-395 mg/dL hoặc 3.92-10.66 mmol/L
    • 20-29: 65-380 mg/dL hoặc 1.75-10.26 mmol/L
    • 30-39: 45-270 mg/dL hoặc 1.22-7.29 mmol/L
    • 40-49: 32-240 mg/dL hoặc 0.86-6.48 mmol/L
    • 50-59: 26-200 mg/dL hoặc 0.7-5.4 mmol/L
    • 60-59: 13-130mg/dL hoặc 0.35-3.51 mmol/L
    • Trên 69 tuổi: 17-90mg/dL hoặc 0.46-2.43 mmol/L

    * Cách đọc chỉ số nội tiết Testosterone và DHEA

    • Testosterone cao có nghĩa bạn đang sử dụng quá liều thuốc steroid
    • Testosterone thấp có liên quan đến tiền mãn kinh, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, giảm cực khoái
    • DHEA cao có thể do tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh hoặc ung thư tuyến thượng thận.

    3.5. Xét nghiệm nội tiết tố nữ LH

    xét nghiệm nội tiết tố LH

    LH giúp bạn xác định thời điểm rụng trứng.

    Hormone LH (Luteinizing Hormone) được sản xuất ở thùy trước tuyến yên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản. Chúng kích thích giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng), điều hòa kinh nguyệt đều đặn. Thiếu hoặc thừa LH có thể gây ra nhiều vấn đề như vô sinh, rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh.

    Việc xét nghiệm chỉ số nội tiết tố LH ở nữ giới nhằm:

    • Tìm ra nguyên nhân vô sinh
    • Tìm thời điểm rụng trứng thích hợp (thời điểm có khả năng mang thai cao nhất)
    • Tìm hiểu lý do kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh
    • Xác định thời điểm tiền mãn kinh, mãn kinh

    Nồng độ LH trong cơ thể phụ nữ sẽ phụ thuộc vào thời gian kinh nguyệt. Cụ thể (theo thang của Trung tâm Y tế Đại học Rochester):

    • Giai đoạn nang trứng: 1.37-9 IU/L
    • Giai đoạn đỉnh: 6.17-17.2 IU/L
    • Giai đoạn hoàng thể: 1.09-9.2 IU/L
    • Giai đoạn tiền mãn kinh mãn kinh: 19.3-100.6 IU/L

    * Cách đọc chỉ số LH:

    Nếu LH cao bất thường không trong chu kỳ kinh nguyệt có thể do mãn kinh hoặc rối loạn tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang

    Nếu LH thấp có thể do rối loạn tuyến yên, biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc đang căng thẳng.

    3.6. Xét nghiệm chỉ số AMH

    Hormone AMH (Anti Müller Hormone) để đo nồng độ hormone chống đa trứng, tương ứng với số lượng trứng trong buồng trứng của phụ nữ. Một số trường hợp xét nghiệm AMH để chẩn đoán khối lượng buồng trứng. Ở phụ nữ, các tế bào bên trong nang của buồng trứng chịu trách nhiệm sản xuất AMH.

    Việc xét nghiệm nội tiết tố AMH cho biết số lượng trứng còn lại trong buồng trứng và xác định buồng trứng có bị lão hóa hay không. Ngoài ra, chúng cũng phản ánh mức độ đáp ứng thuốc hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

    Nồng độ nội tiết AMH không thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt nên có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Nồng độ AMH bình thường được đo bằng:

    • Trung bình: Từ 1,0 ng/mL đến 3,0 ng/mL.
    • Thấp: Dưới 1,0 ng/mL.
    • Thấp nghiêm trọng: 0,4 ng/mL
    • Cao: trên 10 ng/mL

    * Cách đọc chỉ số AMH:

    • AMH bình thường có nghĩa buồng trứng đang có nhiều trứng và khả năng dự trữ trứng cao
    • AMH thấp có nghĩa có ít trứng trong buồng trứng và khả năng dự trữ trứng kém, giảm khả năng đáp ứng thuốc khi làm IVF
    • AMH cao bất thường tăng nguy cơ quá kích buồng trứng dẫn tới vô sinh

    3.7. Xét nghiệm chỉ số Prolactin

    Prolactin được sản xuất bởi tuyến yên trong não, giúp chị em phụ nữ sản xuất sữa sau khi sinh con. Đây cũng là thước đo mức độ thỏa mãn tình dục ở cả nam và nữ. Khi phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con, nồng độ Prolactin tăng cao để tạo sữa cho con bú nhưng có thể nồng độ prolactin tăng cao ngay cả khi không mang thai.

    Một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ số nội tiết tố Prolactin:

    • Không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều
    • Vô sinh
    • Tiết sữa mẹ khi không mang thai hoặc cho con bú
    • Đau tức ở bầu vú
    • Các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa và khô âm đạo

    Nồng độ Prolactin ở mức bình thường:

    • Phụ nữ không mang thai: 2-29 ng/mL
    • Phụ nữ mang thai: 10-209 ng/mL

    * Cách đọc chỉ số Prolactin:

    Nếu prolactin cao có thể mắc bệnh prolactinoma (do sản xuất quá nhiều Prolactin trong tuyến yên). Khối u này không phải ung thư và thường được điều trị bằng thuốc.

    Nếu prolactin thấp do tuyến yên không hoạt động hết công suất, có thể do một số loại thuốc.

    3.8. Xét nghiệm tuyến giáp

    Theo nghiên cứu, chức năng của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen và ngược lại. Bên cạnh đó, quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp cũng khiến kinh nguyệt của bạn bị rối loạn, quá nhiều hoặc quá ít. Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp nhiều hơn nam giới, nhất là sau khi mang thai và tiền mãn kinh, mãn kinh.

    Nồng độ bình thường của hormone tuyến giáp:

    • TSH: 0.5-5 mIU/L
    • FT4: 0.7-1.9 ng/dL
    • T4: 5-12 μg/dL
    • T3: 80-220 ng/dL

    * Cách đọc chỉ số của hormone tuyến giáp:

    • TSH bình thường + T4 bình thường = chức năng tuyến giáp bình thường
    • TSH thấp + T4 cao = tuyến giáp hoạt động quá mức
    • TSH cao + T4 thấp = tuyến giáp kém hoạt động
    • TSH thấp + T4 thấp = chức năng tuyến giáp thấp do một vấn đề khác, chẳng hạn như rối loạn chức năng tuyến yên

    4. Xét nghiệm nội tiết tố bằng cách nào?

    xét nghiệm nội tiết tố nữ bằng cách nào

    Thông thường xét nghiệm bằng cách lấy mẫu máu để cho vào máy kiểm tra.

    Thông thường, các chỉ số nội tiết tố thường được xét nghiệm bằng cách lấy máu sau đó tiến hành đưa vào máy chuyên dụng để phân tích, định lượng công thức máu.

    Quy trình lấy máu được tiến hành qua các bước như:

    Bước 1: Thăm khám lâm sàng

    • Bước này nhằm sàng lọc triệu chứng
    • Tiền sử gia đình
    • Chu kỳ kinh nguyệt hoặc các triệu chứng thường gặp
    • Kiểm tra tổng quát cân nặng, chiều cao, huyết áp, thể lực…

    Bước này sẽ đánh giá sơ bộ được tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ

    Bước 2: Tiến hành lấy máu

    Ở bước này, rất nhiều chị em thắc mắc xét nghiệm nội tiết tố có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là có, nên lấy máu vào buổi sáng, không ăn sáng vì chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành năng lượng để nuôi dưỡng cơ thể. Khi đó các thành phần trong máu có thể thay đổi, kết quả xét nghiệm không chính xác.

    Máu được lấy từ tĩnh mạch sau đó cho vào ống nghiệm có chứa chất chống đông và chất chống kết dính tiểu cầu.

    Bước 3: Phân tích công thức máu

    Tùy thuộc vào các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố, các ống chứa mẫu máu xét nghiệm sẽ được phân tích và trả kết quả sau đó.

    Bước 4: Trả kết quả

    Ở bước này, các bác sĩ sẽ đọc kết quả cho người bệnh. Nếu các chỉ số bất thường sẽ được in đậm hơn và các bác sĩ giải thích rõ sự thay đổi này.

    5. Thời điểm xét nghiệm nội tiết tố nữ

    Cũng có không ít chị em thắc mắc xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào, vào thời điểm nào. Thực tế cho thấy, xét nghiệm nội tiết tố được thực hiện vào các ngày khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt bởi hormone sinh dục của chị em thường thay đổi theo ngày, thậm chí theo giờ.

    Để biết kết quả xét nghiệm chính xác nhất chị em cũng nên quan tâm đến thời điểm thực hiện. Cụ thể:

    • Xét nghiệm chỉ số FSH và LH: từ ngày tứ 2 đến thứ 4 của chu kỳ kinh
    • Xét nghiệm Progesterone: trong ngày thứ 21 của chu kỳ kinh 28 ngày. Nếu chu kỳ dài hơn các bác sĩ sẽ chỉ định mốc thời gian cụ thể.
    • Các xét nghiệm Prolactin, Testosterone, Estrogen, AMH hay các hormone tuyến giáp có thể thực hiện ở tất cả các ngày.

    6. Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ

    Hiện nay có nhiều cơ sở thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nên chi phí có thể dao động từ 10-20.000đ/chỉ số. Để thực hiện các xét nghiệm này, chị em nên đến các bệnh viện, phòng khám hoặc các trung tâm lấy mẫu xét nghiệm. Tại đây có nhiều dịch vụ cho chị em lựa chọn và được thăm khám sàng lọc trước khi lấy mẫu.

    Bên cạnh đó có một số đơn vị thực hiện lấy máu tại nhà và trả kết quả qua điện thoại, phù hợp cho chị em không có nhiều thời gian đi lại và chờ đợi. Chị em có thể áp dụng theo cách này.

    Bảng giá xét nghiệm nội tiết tố nữ dao động trong mức:

    • Estrogen: 150.000đ
    • Progesterone: 150.000đ
    • Testosterone: 150.000đ
    • AMH: 850.000đ
    • FHS: 150.000đ
    • LH: 150.000đ
    • Prolactin: 180.000đ

    7. Lưu ý khi thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố

    lưu ý khi thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ

    Khi thực hiện xét nghiệm chị em cần lựa chọn thời điểm thích hợp.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc thực hiện xét nghiệm nội tiết tố sẽ giúp bạn kiểm tra sức khỏe của mình, chẩn đoán được tình trạng bệnh lý và có hướng điều trị thích hợp.

    Khi tiến hành xét nghiệm nên:

    • Nhịn ăn sáng (nếu có yêu cầu)
    • Ngủ đủ giấc ở ngày hôm trước
    • Giữ tinh thần thoải mái
    • Uống đủ nước mỗi ngày
    • Nên liệt kê các loại thuốc đang sử dụng hoặc tình trạng bệnh hiện tại

    Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm nội tiết tố chị em có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343446699 để được tư vấn hướng dẫn.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    2 bình luận cho “Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm những gì? Chi phí và thực hiện ở đâu?”

    1. Tôi năm nay 45t 2năm nay tới kì kinh chỉ có vài giọt thôi.
      Mà cứ mỗi lần tới kì là đau đầu một tuần.
      Bs cho biết nguyên nhân ah
      E cảm ơn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì – Nguyên nhân và cách khắc phục 19/12/22
      Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng không hiếm gặp ở các bé gái tuổi mới…
      Bật mí 17 tác dụng tuyệt vời của cây nha đam – Lưu ý khi sử dụng 02/08/23
      Nha đam là loại cây phổ biến, dễ trồng và được ứng dụng thường xuyên trong chăm sóc sức khỏe…
      Top 6+ thuốc trị rong kinh hiệu quả được chị em tin tưởng 02/12/22
      Có những loại thuốc trị rong kinh nào trên thị trường là thắc mắc của không ít chị em, trường…
      Nám da nên dùng sữa rửa mặt nào? Tham khảo 10 loại này! 25/07/22
      Chào chuyên gia, tôi năm nay 38 tuổi nhưng trên má, sống mũi đã có những vết nám da màu…
      Xem tất cả bài viết