Vì sao vùng kín có mùi hôi? Gợi ý 10+ cách điều trị hiệu quả áp dụng ngay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • NỘI TIẾT TỐ NỮ

    Vì sao vùng kín có mùi hôi? Gợi ý 10+ cách điều trị hiệu quả áp dụng ngay

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Vũ Thị Hương

    07/11/22

    Xin chuyên gia giải đáp vùng kín có mùi hôi là bệnh gì? Gần đây tôi thấy vùng kín ra dịch màu vàng có mùi hôi khắm khó chịu, dù đã vệ sinh nhưng vẫn có còn mùi. Liệu có cách nào trị dứt điểm tình trạng này không?

    5/5 - (585 bình chọn)

    Chào bạn, vùng kín là bị trí nhạy cảm, thường xuyên ẩm ướt nên dễ bị viêm nhiễm. Chính vì vậy đôi khi chị em gặp phải tình trạng vùng kín có mùi. Với tình trạng của bạn đang gặp phải rất có thể bạn đã bị viêm âm đạo, bạn có thể theo dõi thêm có dịch màu vàng, đôi khi đi kèm màu trắng, có các bã nhờn tiết ra như bã đậu và mùi rất hôi, khó chịu hay không. Ngoài ra bạn có thể theo dõi thêm trong vài ngày bởi chúng có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc do chế độ ăn uống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo. Để tìm hiểu cụ thể về các bệnh lý liên quan đến vùng kín có mùi hôi và cách điều trị, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

    1. Vì sao vùng kín có mùi hôi?

    vùng kín có mùi hôi

    Vùng kín có mùi hôi khiến chị em tự ti.

    Vùng kín có mùi hôi do nhiều nguyên nhân như sau khi quan hệ tình dục, âm đạo có mùi hơi ngái và nồng, sẽ hết khi vệ sinh sạch sẽ. Hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt, thường có mùi sắt, sau khi hết vẫn sẽ còn mùi kéo dài một vài ngày. Những ngày rụng trứng do Estrogen tăng cao, âm đạo sẽ có dịch nhờn màu trắng trong suốt kèm mùi hơi nhẹ.

    Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh cũng ảnh hưởng đến độ pH âm đạo. Thiếu Estrogen làm niêm mạc âm đạo mỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm mất cân bằng pH, gây viêm nhiễm phụ khoa, xuất hiện mùi hôi âm đạo.

    Một số yếu tố gây ra mùi âm đạo như:

    • Viêm âm đạo do vi khuẩn: vi khuẩn kị khí trong âm đạo gây ra mùi hôi, gây ngứa, thậm chí có chất như bã đậu tiết ra, vùng kín có mùi hôi khắm.
    • Bệnh do nấm Trichomonas khiến vùng kín có mùi hôi tanh rõ rệt, thậm chí nặng mùi như mùi cá thối.
    • Vệ sinh kém khiến âm đạo có dịch màu trắng đục và có mùi hôi
    • Đổ mồ hôi
    • Thụt rửa
    • Chế độ ăn uống có thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi…
    • Quên chưa thay băng vệ sinh: âm đạo có mùi như kim loại
    • Các bệnh lý lây qua đường tình dục như bệnh Chlamydia, lậu
    • Thay đổi hormone (trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh)
    • Lỗ rò trực tràng khiến phân rò rỉ vào âm đạo
    • Ung thư âm đạo
    • Ung thư cổ tử cung

    Xem thêmTầm quan trọng của nội tiết tố Estrogen là gì?

    2. Vùng kín có mùi hôi có nguy hiểm không?

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc vùng kín có mùi là một điều hết sức bình thường. Nếu xuất phát từ nguyên nhân như thời tiết, vận động nhiều, đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc do chế độ ăn uống, “cô bé” có mùi đặc trưng nhưng sẽ hết sau khi vệ sinh thì bạn không cần quá lo lắng.

    Nhưng khi xuất hiện các mùi lạ như mùi hôi thối, mùi hăng, tanh kèm theo ngứa, có dịch màu trắng hoặc vàng chị em nên chủ động thăm khám và điều trị. Bởi các dấu hiệu này liên quan đến bệnh lý phụ khoa, nếu không điều trị có thể gây khó chịu trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín cũng như khả năng sinh sản.

    Viêm nhiễm âm đạo hay khô âm đạo dẫn đến mất cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn tại âm đạo. Khi hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn sẽ gây ra tình trạng viêm, nấm, không tạo điều kiện để thụ thai, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

    Một lưu ý là phụ nữ mang thai có khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa, vùng kín có mùi hôi nhiều hơn so với phụ nữ không mang thai. Do trong thời kỳ mang thai, nội tiết tố Estrogen thay đổi dẫn đến âm đạo tăng tiết dịch màu trắng, có cảm giác ẩm ướt, thường khiến vùng kín nặng mùi hơn. Nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách vùng kín có thể gây ra các biến chứng như chuyển dạ sinh non, sinh con nhẹ cân, vỡ ối sớm và nhiễm trùng tử cung sau sinh.

    3. Cách trị vùng kín có mùi hôi tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

    Có nhiều cách để khử mùi hôi vùng kín, tùy thuộc vào từng nguyên nhân. Nếu xuất phát từ yếu tố bệnh lý bạn nên có thuốc điều trị, nếu từ nguyên nhân do ăn uống sinh hoạt thì nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các cách trị vùng kín có mùi hôi tại nhà dưới đây.

    3.1. Thuốc trị vùng kín có mùi hôi

    Trường hợp bạn bị viêm nhiễm âm đạo, các bác sĩ sẽ kê thuốc/viên đặt âm đạo để điều trị tình trạng viêm, ngứa, có khí hư màu vàng hoặc trắng. Các loại thuốc sẽ có các thành phần khác nhau và đều có tác dụng:

    • Ức chế và loại bỏ các hại khuẩn gây viêm ngứa
    • Làm sạch khí hư, mang lại cảm giác dễ chịu cho âm đạo
    • Tái tạo lại bề mặt âm đạo, làm lành các tổn thương
    • Cân bằng môi trường pH âm đạo và hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh

    Viên đặt âm đạo thường được chỉ định dùng từ 5-10 ngày, đặt vào âm đạo trước khi đi ngủ. Bạn có thể đeo găng tay để thực hiện đặt thuốc hoặc vệ sinh sạch sẽ tay trước và sau khi đặt thuốc.

    Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình đặt thuốc như:

    • Khó chịu ở âm đạo
    • Chảy dịch âm đạo do thuốc tan
    • Châm chích âm đạo

    Bạn nên vệ sinh sạch sẽ vào sáng hôm sau khi thuốc đã tan hết.

    Nếu vùng kín có mùi hôi tanh và ngứa có thể kê thêm thuốc bôi ở mép âm đạo để phát huy tác dụng nhanh chóng.

    Một số loại thuốc đặt âm đạo trị hôi vùng kín có chứa kháng sinh, do vậy sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo, mất cân bằng độ pH âm đạo. Vì vậy bạn nên tham khảo thêm các loại viên đặt âm đạo có chứa lợi khuẩn để cân bằng lại độ pH âm đạo. Các loại thuốc đặt cân bằng độ pH này cũng nên sử dụng theo liều.

    3.2. Dùng thuốc nội tiết tố giảm mùi hôi vùng kín

    Thuốc nội tiết giảm mùi hôi vùng kín

    Thuốc nội tiết cải thiện tình trạng thiếu hụt nộ tiết tố, từ đó cân bằng lại hormone, góp phần điều hòa môi trường âm đạo.

    Khi Estrogen sụt giảm khiến thành âm đạo mỏng đi, âm đạo dễ bị khô, nồng độ pH âm đạo tăng lên khiến chị em dễ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm vùng kín. Do đó, chị em nên chú ý đến mùi âm đạo và dịch tiết âm đạo. Mùi âm đạo thay đổi khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là điều bình thường nhưng khi vùng kín ra dịch, có mùi hôi tanh nồng nặc thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.

    Trường hợp vùng kín có mùi hôi do chị em đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh kèm theo các triệu chứng khác liên quan đến thay đổi nội tiết tố, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nội tiết tố đường uống hoặc tại chỗ.

    Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách sử dụng.

    >>> Review top 21 thuốc bổ sung Estrogen cho chị em phụ nữ

     3.3. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ

    Dung dịch vệ sinh phụ nữ là sản phẩm cần thiết đối với chị em, đặc biệt với chị em sau sinh. Hầu hết các dung dịch vệ sinh phụ nữ hỗ trợ:

    • Làm sạch vùng kín
    • Cấp ẩm, dưỡng ẩm cho vùng kín
    • Hạn chế vi khuẩn xâm nhập vùng kín gây viêm, ngứa, chống viêm nhiễm âm đạo

    Cách lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp:

    • Nên chọn loại có thành phần dưỡng ẩm
    • Thành phần từ các loại thảo dược, an toàn cho phụ nữ như trầu không, trà xanh, lô hội…
    • Hạn chế dung dịch vệ sinh có mùi thơm quá nồng vì hương liệu sử dụng nhiều hóa chất có thể làm gây kích ứng, mẩn đó, tăng khả năng sinh sôi của vi khuẩn.
    • Có độ pH từ 4-6

     Bên cạnh đó, chị em không nên quá lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ bởi “cô bé” có khả năng tự làm sạch. Chỉ nên vệ sinh bằng dung dịch 1-2 lần trong ngày và rửa lại bằng nước sạch. Không sử dụng dung dịch để thụt rửa.

    3.4. Lựa chọn đồ lót phù hợp

    Để trị vùng kín có mùi hôi, bạn nên lựa chọn những loại quần lót chất liệu phù hợp. Tiêu chí để lựa chọn đồ lót bạn cần tuân thủ:

    • Chọn loại vải tự nhiên, tốt nhất là cotton thoáng khí và dễ thấm hút, ngăn ngừa nhiễm trùng vi khuẩn nấm men
    • Các loại vật liệu tổng hợp như nylon hay spandex khó thoát hơi ẩm, tạo điều kiện cho nấm men phát triển
    • Nên thay đồ lót mỗi ngày. Nếu vùng kín có mùi hôi hoặc tiết nhiều dịch hơn bình thường có thể thay nhiều hơn mỗi ngày
    • Giặt riêng đồ lót và giặt ngay trong ngày. Giặt bằng loại xà phòng ít gây dị ứng
    • Giặt riêng đồ lót trong những ngày bị viêm nhiễm để tránh vi khuẩn phát tán
    • Sau khi giặt, sấy quần lót ở nhiệt độ thấp trong 30 phút để loại bỏ vi khuẩn
    • Không nên mặc đồ lót vào ban đêm để “cô bé” được thoải mái, dễ chịu
    • Lựa chọn đồ lót vừa vặn, thấm hút ẩm tốt nhất khi tập luyện
    • Nên thay quần lót định kỳ 3-6 tháng/lần bởi theo Viện Good Housekeeping, ngay cả đồ lót sạch cũng có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống.

    3.5. Chữa vùng kín có mùi hôi bằng mẹo dân gian

    Nếu vùng kín bị hôi phải làm sao, chị em có thể áp dụng các mẹo dân gian để giảm hôi vùng kín. Chỉ với các nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm và dễ thực hiện chị em sẽ thấy mùi hôi nồng khó chịu của “cô bé” giảm đáng kể.

    Bạn có thể áp dụng một số cách trị hôi vùng kín nữ dưới đây:

    Trị hôi vùng kín bằng xông lá trầu không

    Trầu không có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm nấm ngứa, giảm mùi hôi hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Lấy một vài lá trầu không rửa sạch vào nồi, cho khoảng 500ml nước đun sôi trong 15 phút
    • Cho khoảng 1 thìa muối khuấy đều sau đó tắt bếp
    • Chờ nước trầu không còn khoảng 60-70 độ thì xông hơi vùng kín bằng trầu không
    • Xông trong vòng 10 phút, khi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín.

    Trị hôi vùng kín tại nhà bằng lá trà xanh

    Cũng giống như trầu không, lá trà xanh có tính kháng khuẩn, giúp vùng kín sạch sẽ, giảm viêm nhiễm gây mùi đặc trưng.

    Cách thực hiện:

    • Lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch sau đó xát với một chút muối sau đó thêm khoảng 500ml nước
    • Đun sôi khoảng 10 phút sau đó tắt bếp
    • Lấy nước trầu không tầm 60-70 độ xông hơi
    • Xông trong vòng 10 phút, khi nước nguội có thể dùng để rửa vùng kín

    Tương tự như vậy, chị em có thể sử dụng xông hơi vùng kín giảm hôi, viêm bằng gừng tươi hoặc lá lốt. Tuy nhiên chỉ nên xông vùng kín từ 2-3 lần/tuần. Tránh xông thường xuyên sẽ làm mất cân bằng độ pH âm đạo.

    3.6. Dọn dẹp “tam giác” để giảm mùi vùng kín

    Vùng “tam giác” là vị trí nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp bạn thường xuyên cảm thấy ngứa đau rát vùng kín, dễ nổi mụn hoặc có mùi khó chịu thì nên chủ động dọn dẹp “bikini”.

    Lông vùng kín có tác dụng như một hàng rào bảo vệ nhưng đôi khi chúng cũng gây khó chịu cho chị em, nhất là trong những ngày đèn đỏ. Việc triệt lông hay dọn dẹp vùng kín giúp chị em ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm hay các bệnh lý đường sinh dục. Ngoài ra còn tạo cảm giác dễ chịu, thoáng khí, giảm mùi hôi vùng kín.

    Do đó, chị em nên dọn dẹp vùng kín bằng cách:

    • Cạo lông vùng kín
    • Triệt lông vùng kín bằng wax
    • Dùng kéo tỉa lông
    • Sử dụng kem tẩy lông

    Bạn nên cẩn thận khi dọn dẹp vùng kín, tránh nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương da.

    3.7. Điều chỉnh chế độ ăn giảm mùi hôi vùng kín

    Một chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả sức khỏe âm đạo. Khi âm đạo có mùi bạn có thể sử dụng thường xuyên các thực phẩm dưới đây:

    • Dứa giàu vitamin và chất xơ giúp giảm mùi âm đạo, cho âm đạo khỏe mạnh
    • Quế có tính kiềm, giúp cân bằng axit trong âm đạo, ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men
    • Dưa hấu giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và giúp âm đạo sạch sẽ, ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ mùi lạ
    • Bạc hà có mùi thơm, cải thiện tình trạng vùng kín có mùi
    • Sữa chua phục hồi hệ vi khuẩn trong âm đạo. Tránh sữa chua có đường vì khiến “cô bé” nặng mùi hơn
    • Cần tây giàu vitamin và khoáng chất và có tính kiềm, ngăn chặn vi khuẩn và nhiễm trùng âm đạo
    • Nam việt quất giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng âm đạo
    • Táo giúp âm đạo khỏe mạnh và tươi trẻ, kích thích lưu lượng máu trong âm đạo
    • Trà gừng kháng khuẩn, giúp âm đạo khỏe mạnh
    • Tránh thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, măng tây
    • Hạn chế ăn nhiều thịt, các sản phẩm từ sữa, rượu có thể khiến vùng kín có mùi chua và nồng

    3.8. Thay băng vệ sinh thường xuyên nếu trong chu kỳ kinh nguyệt

    Một trong những cách để giảm mùi tanh và mùi kim loại trong những ngày đèn đỏ là bạn nên thay băng vệ sinh thường xuyên. Một ngày nên thay từ 3-4 lần hoặc nhiều hơn nếu kinh nguyệt ra nhiều.

    Nên vệ sinh sạch sẽ “cô bé” để tránh ẩm và vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm.

    Trong những ngày đèn đỏ việc sử dụng băng vệ sinh sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu. Vì vậy nên lựa chọn các loại băng vệ sinh:

    • Khả năng thấm hút tốt
    • Chất liệu mềm, thoáng, dễ chịu, không gây kích ứng
    • Nên chọn loại ít mùi hương nhất có thể
    • Dùng các loại phù hợp với ban ngày hoặc ban đêm
    • Lựa chọn các nhãn băng vệ sinh có nguồn gốc rõ ràng

    3.9. Vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ, vận động nhiều

    Một số chị em cảm thấy vùng kín có mùi hôi tanh nồng ngay sau khi quan hệ, có thể do một trong hai đang gặp vấn để viêm nhiễm phần phụ. Trường hợp khác khi tinh dịch đi vào âm đạo để bôi trơn và âm đạo tiết ra dịch nhờn cũng góp phần gây nên mùi âm đạo. Một số chất bôi trơn cũng có thể ảnh hưởng đến độ pH âm đạo, gây nên mùi âm đạo.

    Do đó, ngay sau khi quan hệ chị em nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.

    Ngoài ra, khi quan hệ nên:

    • Sử dụng bao cao su để tránh lây nhiễm chéo các bệnh lây qua đường tình dục
    • Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
    • Tránh sử dụng các chất bôi trơn có mùi thơm hoặc hương liệu
    • Không nên thụt rửa âm đạo sau khi quan hệ

    Đối với người thường xuyên vận động nhiều, dễ đổ mồ hôi cũng nên vệ sinh vùng kín, tắm rửa để cơ thể hết mùi hôi. Sau khi tắm hoặc vệ sinh vùng kín nên lau khô và tránh mặc lại quần áo ẩm ướt.

    3.10. Bổ sung men vi sinh cho âm đạo

    Men vi sinh (probiotics) sẽ tăng cường vi khuẩn lành mạnh cho cơ thể, bao gồm cả âm đạo. Nghiên cứu chỉ ra, probiotic có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng âm đạo, đặc biệt nhiễm trùng nấm men.

    Chúng cũng làm giảm nguy cơ âm đạo có mùi vì có thể phục hồi độ pH bình thường của âm đạo.

    Do vậy, chị em nên bổ sung các thực phẩm hoặc viên uống/viên đặt âm đạo có chứa probiotic để “cô bé” luôn khỏe mạnh.

    4. Lời khuyên chuyên gia khi “cô bé” có mùi hôi

    lời khuyên chuyên gia khi cô bé có mùi hôi

    Nên chú ý từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt hàng ngày.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín đóng vai trò rất quan trọng, tương tự như việc chúng ta chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Ngoài việc vệ sinh đúng cách vùng kín cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe cho vùng kín.

    Chị em cần chú ý:

    • Tránh mặc quần áo bó sát cơ thể
    • Uống đủ nước mỗi ngày
    • Nếu đang sử dụng các sản phẩm gây kích ứng âm đạo nên dừng
    • Tránh thụt rửa và tẩy tế bào chết vùng kín
    • Thăm khám khi các triệu chứng ngứa, rát hôi kéo dài

    Trên đây là một số lý do khiến vùng kín có mùi hôi và cách khắc phục hiệu quả chị em tham khảo. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343.446.699 để được tư vấn giải đáp.

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viganam Tâm Bình - Hỗ trợ tăng cường sinh lý nam, tăng testosterone, sức khỏe nam giới, giảm tiểu đêm

    290.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Hồi Xuân Tâm Bình - Hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen. Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ.

    168.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    4 bình luận cho “Vì sao vùng kín có mùi hôi? Gợi ý 10+ cách điều trị hiệu quả áp dụng ngay”

    1. Dịch có mùi hôi lồng và tiết ra nhiều hàng ngày

      • Chào bạn! Dịch vùng kín tăng tiết và có mùi bất thường có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như suy giảm nội tiết tố Estrogen, viêm nhiễm phụ khoa, vệ sinh chưa đúng cách,… Bạn chú ý điện thoại để được các Dược Sĩ Tâm Bình liên hệ hỗ trợ giải đáp thắc mắc của mình nhé.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Top 11+ cách tăng ham muốn ở nữ giới – Chuyên gia mách bạn 08/09/22
      Xin chuyên gia giải đáp, dạo gần đây vợ tôi rất ngại quan hệ, nhắc đến thường lảng tránh mặc…
      Bật mí 12 mẹo chữa khô vùng kín tại nhà các chị em tin dùng! 23/12/22
      Cô bé bị khô hạn là nỗi niềm khó nói của nhiều chị em phụ nữ. Bên cạnh việc thăm…
      Khô hạn sau sinh bao lâu thì hết? Gợi ý 10 cách khắc phục hiệu quả 17/05/22
      Khô hạn sau sinh ảnh hưởng đến 43% phụ nữ, theo nghiên cứu khảo sát trên 832 phụ nữ. Tình…
      Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 25/10/23
      Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với mọi chị em phụ nữ, bất kể độ tuổi nào. Tình…
      Xem tất cả bài viết