Tháng 4 – thời điểm giao mùa, nhiệt độ nóng ẩm thất thường, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh bùng phát. Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng phòng, chống dịch Covid-19, rối loạn tiêu hóa cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi chúng có thể “gõ cửa” gia đình bạn bất kỳ lúc nào.
1. Điểm danh 4 “kẻ giấu mặt” gây rối loạn tiêu hóa khi giao mùa
1.1. Thời tiết thay đổi
Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, nắng mưa liên tục khiến khí hậu trở nên nóng ẩm. Đây là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh phát triển, đặc biệt là các vi khuẩn gây bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Cũng trong giai đoạn này, con người chưa kịp thích nghi với thời tiết khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch yếu như người già và trẻ nhỏ.
1.2. Dịch bệnh phát triển
Thời tiết thay đổi là điều kiện lý tưởng khiến cho dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt trong thời gian gần đây, không chỉ có virus-SARS-CoV-2 mà các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa cũng rất nguy hiểm.
Để rối loạn tiêu hóa không “hỏi thăm” bạn, hãy ngăn chặn mối nguy hại này bằng cách: thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, ăn chín uống sôi, bổ sung sản phẩm thảo dược tốt cho hệ tiêu hóa.
1.3. Thức ăn không đảm bảo vệ sinh
Thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh chính là “kẻ giấu mặt” đẩy bạn vào “cánh cửa” ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa.
Vì sao vậy? Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhiệt độ và độ ẩm tăng cao khiến thức ăn không thể giữ nguyên mùi vị, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Theo chuyên gia y tế, ở nhiệt độ bình thường trong phòng, cứ 20 phút số lượng vi khuẩn trong thức ăn lại nhân gấp đôi.
Hơn nữa, vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt bếp nhiều giờ và lây lan sang thức ăn khác, nếu không giữ mọi thứ thật sạch sẽ, không sớm thì muộn bạn sẽ phải đối mặt với hội chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
1.4. Sử dụng quá nhiều rượu, bia
Đây là thói quen của cánh mày râu trong những ngày hè nóng nực. Thế nhưng nhiều người lại không biết rằng đây chính là nguyên nhân dẫn tới đau bụng, đi ngoài khiến họ thường xuyên phải “làm bạn” với toilet. Bởi lẽ, trên bàn nhậu thường có những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, cộng thêm nồng độ cồn trong rượu, bia đã vô tình “tiêu diệt” lợi khuẩn đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, không sớm thì muộn họ cũng “rước” rối loạn tiêu hóa vào thân.
2. Bí kíp “hạ gục” rối loạn tiêu hóa tại nhà trong một nốt nhạc
Berberin, Smecta, Biseptol… là các loại thuốc tây được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Bởi, nếu lạm dụng thuốc tây có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Nếu e ngại về tác dụng phụ của thuốc tây, bạn có thể tham khảo 4 bí kíp dưới đây:
2.1. Tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà
Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, lá bạc hà để làm sạch đường ruột, cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Cách thực hiện: Cho 50g lá bạc hà khô, 50ml tinh dầu bạc hà vào 100ml rượu nặng 90 độ. Mỗi lần dùng 5-6 giọt cho vào ly nước nóng, uống khi còn ấm, ngày dùng 3-4 lần.
2.2. Gừng
Không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, gừng còn là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn tiêu hóa. Sở dĩ gừng được ưu tiên như vậy là do tính nóng, cay, kích thích tiêu hóa, giảm chất nhầy trong đường ruột, giúp làm sạch hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện: Hãm 2-3 lát gừng với nước đun sôi, uống mỗi sáng sẽ giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài.
2.3. Sữa chua
Sữa chua được mệnh danh là “vị cứu tinh” của hệ tiêu hóa, bởi thực phẩm này chứa vô vàn vi khuẩn có lợi cùng với enzyme tiêu hóa. Sử dụng 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp bạn sở hữu đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
2.4. Chườm nóng
Hơi nóng có tác dụng kích thích lưu thông máu trong đường ruột, giảm đầy hơi, chướng bụng, đau bụng.
Cách thực hiện: Nhúng khăn mềm, sạch vào nước nóng, vắt ráo nước rồi đặt lên bụng. Khi khăn nguội, bạn vắt lại với nước nóng và tiếp tục chườm lên bụng, thực hiện liên tục trong 15 phút sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
3. Phòng rối loạn tiêu hóa khi giao mùa
Để ngăn ngừa hiện tượng rối loạn tiêu hóa khi giao mùa, chúng ta nên lưu ý những điều sau:
3.1. Thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ.
- Đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.
3.2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không uống nước lã, không ăn thực phẩm chưa được chế biến và chưa nấu chín như: gỏi cá, tiết canh…
- Chọn mua thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm hết hạn.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn để đảm bảo không lây nhiễm nguồn bệnh vào thực phẩm.
3.3. Sử dụng nước sạch
- Nguồn nước ăn uống sinh hoạt phải được bảo vệ cẩn thận, có nắp đậy, không để nước bẩn từ ao, hồ… chảy vào.
- Ở những nơi không có nước máy mà đang có dịch tiêu chảy, tả, lỵ phải được sát khuẩn bằng cloramin B.
Cải thiện hệ tiêu hóa chính là “chìa khóa” giúp bạn củng cố hệ miễn dịch – “lá chắn thép” bảo vệ cơ thể trong mùa dịch. Hi vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 4 “kẻ giấu mặt” gây rối loạn tiêu hóa khi giao mùa và bổ sung cho mình kiến thức bổ ích chăm sóc sức khỏe gia đình. Nếu có băn khoăn, thắc mắc nào về hiện tượng này, hãy liên hệ tới hotline 0865344349 để được chuyên gia tư vấn, giải đáp.
XEM THÊM:
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.