Giải đáp thắc mắc rối loạn tiền đình có truyền nước được không
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MẤT NGỦ VÀ AN THẦN

    Giải đáp thắc mắc rối loạn tiền đình có truyền nước được không

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    17/05/24

    Trước đây, đặc biệt là ở vùng nông thôn cứ hễ mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn hay gặp phải các triệu chứng của rối loạn tiền đình… là đi truyền nước. Hiện nay nhiều người đã nhận ra việc lạm dụng truyền nước có thể dẫn tới lợi bất cập hại. Chính vì vậy không ít người đặt ra câu hỏi liệu rối loạn tiền đình có truyền nước được không? Hãy cùng tham khảo thông tin dưới đây để tìm câu trả lời.

    5/5 - (12 bình chọn)

    1. Rối loạn tiền đình có truyền nước được không?

    Rối loạn tiền đình xảy ra khi chức năng của hệ thống cân bằng của cơ thể (phần gắn liền giữa tai giữa và não bộ) bị ảnh hưởng. Điều này gây ra một loại các triệu chứng như chóng mặt, xây xẩm mặt mày, mất thăng bằng, quay cuồng, mờ mắt, ù tai, nôn… Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất nước, rối loạn điện giải.

    Một số biện pháp can thiệp y khoa có thể được thực hiện để giúp giảm bớt triệu chứng; cải thiện chức năng của hệ thống cân bằng cũng như phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Trong đó có biện pháp truyền nước giúp cung cấp dung dịch dinh dưỡng, nước, thuốc và các chất lỏng khác vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.

    Vậy câu trả lời cho rối loạn tiền đình có truyền nước được không là có thể được sử dụng. Bác sĩ điều trị của bạn sẽ là người đưa ra quyết định cho việc có hay không thực hiện phương pháp này.

    Việc tự ý truyền nước tại nhà hoặc tại các cơ sở không được cấp phép, không uy tín; lạm dụng truyền nước; truyền dung dịch không phù hợp có thể dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm. Có thể kể đến là gây rối loạn điện giải, quá tải hệ tim mạch, nhiễm trùng…Do đó, chỉ truyền nước khi có chỉ định của bác sĩ.

    rối loạn tiền đình có truyền nước được không

    Click xem thêm Các dấu hiệu rối loạn tiền đình chớ bỏ qua

    2. Trường hợp người bị rối loạn tiền đình có thể cần truyền nước

    Như trên đã đề cập, không phải tất cả người bệnh bị rối loạn tiền đình đều được chỉ định truyền nước. Tùy thuộc tình trạng bệnh, thể trạng của người bệnh, khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ áp dụng truyền nước hay không. Một số trường hợp dưới đây có thể được bác sĩ điều trị xem xét chỉ định phương pháp này.

    2.1. Người rối loạn tiền đình bị mất nước, chất điện giải nghiêm trọng

    Người bị rối loạn tiền đình nôn nhiều có thể sẽ mất nước, mất cân bằng điện giải. Trường hợp mất nước nặng có thể dẫn tới ngất, trụy tim mạch, đe dọa tới tính mạng. Việc truyền nước sẽ bù đắp lượng nước, chất điện giải thiếu hụt một cách nhanh chóng; tránh biến chứng.

    2.2. Cần dùng thuốc qua đường tĩnh mạch

    Một số trường hợp không thể dùng thuốc dạng uống do nôn nhiều, khó nuốt thuốc, sợ uống thuốc hay lo ngại ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Những đối tượng này buộc phải truyền thuốc điều trị rối loạn tiền đình qua đường tĩnh mạch.

    Lưu ý: Truyền nước chống chỉ định với người bị suy tim nặng, huyết áp cao…

    3. Quy trình truyền nước cho người bị rối loạn tiền đình

    Về cơ bản, quy trình thực hiện phương pháp này khá đơn giản nhưng cũng cần chú ý để đảm bao an toàn.

    3.1. Thăm khám và chỉ định

    Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và thực hiện một số các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán cần thiết. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định người bệnh cần phải truyền tĩnh mạch và đủ điều kiện để truyền tĩnh mạch. Từ đó sẽ đưa ra chỉ định. Người bệnh sẽ được thông báo và hướng dẫn các bước để truyền tĩnh mạch.

    thăm khám truyền nước cho người bị rối loạn tiền đình

    Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, thực hiện một số các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán

    3.2. Chuẩn bị

    • Nhân viên y tế sẽ chuẩn bị các dụng cụ truyền nước đã được vô trùng và dung dịch truyền.
    • Trước khi truyền người bệnh nên đi đại, tiểu tiện vì thời gian truyền có thể kéo dài.
    • Người bệnh được đặt nằm hoặc ngồi thoải mái.

    3.3. Tiến hành truyền

    Nhân viên ý tế sẽ sát trùng vùng da cắm kim tiêm truyền nước. Sau đó luôn kim truyền vào tĩnh mạch. Khi kim truyền đã được đặt đúng vị trí, nhân viên y tế sẽ điều chỉnh tốc độ truyền phù hợp.

    Trong quá trình truyền, nhân viên ý tế sẽ theo dõi sát tình trạng của người bệnh. Người bệnh cũng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu dịch không chảy, hết dịch truyền; nơi tiêm bị phù, đau; người bị mệt, khó thở, lạnh run… Trong quá trình truyền, người bệnh không nên cử động mạnh vùng cắm kim truyền, không được tự ý điều chỉnh tốc độ truyền.

    Quy trình truyền nước cho người bị rối loạn tiền đình

    Nhân viên y tế sẽ điều chỉnh tốc độ truyền phù hợp

    3.4. Sau khi truyền

    Khi dung dịch được truyền hết, nhân viên y tế sẽ rút kim truyền và cầm máu vùng da châm kim. Người bệnh sẽ được yêu cầu ở lại nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng sau khi truyền.

    4. Một số lưu ý

    Một số lưu ý, lời khuyên cho người bị rối loạn tiền đình là:

    • Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, đã được cấp phép để được xác định chính xác có thực sự phải truyền nước hay không và được đảm bảo an toàn khi truyền.
    • Chỉ truyền nước nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
    • Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế trong quá trình truyền. Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ.
    • Truyền nước không phải là phương pháp duy nhất, tiên quyết trong điều trị rối loạn tiền đình. Để trị dứt điểm rối loạn tiền đình bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, có thể kết hợp nhiều phương pháp.
    • Để hỗ trợ cho quá trình điều trị, người bệnh cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh sử dụng đồ uống có cồn; ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

    Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc rối loạn tiền đình có truyền nước được không. Thông tin trong bài không thay thế chỉ định của bác sĩ.

    XEM THÊM

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Khám trầm cảm sau sinh ở đâu? Gợi ý 10 địa chỉ uy tín 15/10/24
      Trầm cảm sau sinh đang trở thành một vấn đề đáng báo động trong xã hội hiện đại. Tình trạng…
      Top 10 bài tập chữa suy nhược thần kinh giúp bạn thư giãn, giảm stress 02/05/24
      Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bài tập chữa suy nhược thần kinh hiện đang được nhiều người tìm…
      Mất ngủ không thực tổn là gì? Khác biệt gì so với mất ngủ thông thường? 03/06/24
      Với những người mắc chứng mất ngủ không thực tổn, không chỉ sức khỏe mà cuộc sống, công việc của…
      Vì sao uống thuốc giảm cân bị mất ngủ? Có nên tiếp tục uống? 24/11/23
      "Bác sĩ cho em hỏi có phải uống thuốc giảm cân bị mất ngủ không? Em đang uống thuốc giảm…
      Xem thêm