Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 là câu hỏi được nhiều người gửi về cho chúng tôi. Điển hình là chị Hoàng Thị Nga tại Hậu Lộc, Thanh Hóa. Chị có đưa vấn đề như sau:
Tôi năm nay vừa bước sang tuổi 40 nhưng không hiểu sao kinh nguyệt rất thất thường. Trước đây kinh nguyệt tôi rất đều, tháng có một lần nhưng giờ phải tháng rưỡi, có khi 2 tháng mới có kinh một lần. Có phải đây là dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh hay không.
Thắc mắc của chị Nga cũng là nỗi lòng của nhiều chị em phải không? Chúng tôi sẽ mời Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hằng giải đáp ngay dưới đây. Chị em hãy chú ý theo dõi nhé.
1. Vì sao bị rối loạn kinh nguyệt tuổi 40?
Kinh nguyệt bị rối loạn thường gặp trong nhiều giai đoạn của cuộc đời người phụ nữ. Có 3 dấu mốc khiến phụ nữ thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt nhất chính là khi dậy thì, mới bắt đầu có kinh nguyệt; sau sinh chưa ổn định nội tiết và tiền mãn kinh, thường rơi vào độ tuổi 40 và sau 40.
Các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết sau 40 tuổi có thể kể đến như:
1.1. Suy giảm nội tiết tố nữ
Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn. Từ tuổi 30 trở đi chức năng của buồng trứng suy giảm khiến quá trình sản xuất nội tiết tố nữ trong đó có Estrogen và Progeterone bị ảnh hưởng. Hai hormone này được coi như nhạc trưởng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Theo đó, đến những năm 40 tuổi nội tiết tố suy giảm, chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng theo.
Chị em sẽ gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh với các đặc trưng như:
- Chu kỳ kinh rối loạn, lúc ngắn lúc dài
- Một số trường hợp ít kinh nguyệt đi
- Kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh
- Thời gian hành kinh thất thường, lúc ngắn lúc dài
1.2. Buồng trứng bị lão hóa
Nghiên cứu chỉ ra, lão hóa buồng trứng có liên quan đến tuổi tác. Đây là quá trình lão hóa sinh lý tự nhiên không thể tránh khỏi. Sự suy giảm chất lượng tế bào trứng phụ thuộc vào độ tuổi. Quá trình này tăng nhanh trong khoảng từ 35-40 tuổi và tiền mãn kinh bắt đầu trong khoảng 40-45 tuổi.
Sự lão hóa buồng trứng kéo theo nhiều hệ quả như:
- Suy giảm khả năng sinh sản đến mất khả năng sinh sản
- Rối loạn chức năng nội tiết
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường bao gồm: chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc kéo dài, kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, chảy máu tử cung bất thường
Bên cạnh nguyên nhân lão hóa do tuổi tác, buồng trứng bị lão hóa còn do suy buồng trứng sớm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ lối sống, phẫu thuật hệ thống sinh sản, hóa trị, xạ trị.
1.3. Rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý
Nếu mắc phải một số bệnh lý dưới đây cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, nhất là đối với đối tượng sau 40 tuổi:
- Polyp tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- U nang buồng trứng
- Viêm phần phụ
- Suy buồng trứng
- Buồng trứng đa nang
- Bệnh tuyến giáp
Các bệnh lý này ảnh hưởng đến buồng trứng, tử cung khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
1.4. Tác dụng phụ của thuốc
Trên thực tế, việc uống thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Ví dụ như khi chị em bị ốm phải dùng đến thuốc kháng sinh, nếu để ý chị em sẽ thấy chu kỳ kinh của mình kéo dài hơn một chút. Đó chính là tác dụng phụ của thuốc.
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:
- Thuốc tránh thai nội tiết tố: thay đổi chu kỳ, chảy máu bất thường
- Steroid: kinh nguyệt không đều, chậm kinh, chảy máu giữa kỳ kinh
- Thuốc chống đông máu: tăng lưu lượng và cường độ chảy máu, chảy máu giữa kỳ kinh
- NSAID: như ibuprofen và naproxen giảm lượng kinh nguyệt vào thời điểm hành kinh
- Thuốc tuyến giáp: khiến kinh nguyệt nặng hơn, hoặc nhẹ hơn, gây kinh nguyệt không đều
- Thuốc chống loạn thần: làm tăng prolactin khiến kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
- Thuốc chống động kinh: gây kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh
- Hóa trị: có thể gây vô kinh
- Lạm dụng ma túy – heroin: có thể gây vô kinh
1.5. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây rối loạn kinh nguyệt
Nếu chị em gặp phải căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở tuổi 40.
Ở tuổi này chị em bên cạnh những nỗi lo về cuộc sống, công việc còn có thêm nỗi lo sức khỏe, ngoại hình.
Stress có thể ảnh hưởng đến tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng. Từ đó khiến buồng trứng hoạt động không bình thường, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
2. Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt tuổi 40
Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều chị em, liệu dấu hiệu nào cho thấy chị em sắp hết kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Chị em hãy theo dõi cơ thể mình để xem có mắc phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 hay không nhé.
2.1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40. Chị em sẽ nhận biết kinh nguyệt không đều thông qua 3 dấu hiệu như thời gian chu kỳ, thời gian hành kinh và lượng máu kinh.
Trong đó chu kỳ kinh và thời gian hành kinh có thể kéo dài hoặc ngắn đi. Nhiều chị em 2 tháng mới có kinh 1 lần nhưng cũng có trường hợp 1 tháng có kinh 2 lần…
Điều này không có một công thức cụ thể nào cho chị em vì còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.
Nếu rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 3 tháng thì chị em có thể đã bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40.
2.2. Rong kinh, thiểu kinh, cường kinh
Đây là những dấu hiệu rất phổ biến khi kinh nguyệt không ổn định. Có chị em bị rong kinh cả tháng, thời gian hành kinh kéo dài nửa tháng đến cả tháng. Nhưng cũng có trường hợp “bà dì” chỉ ghé thăm 2 ngày và kết thúc, có trường hợp trong những ngày hành kinh ra nhiều và ồ ạt.
Lượng máu kinh có thể nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường. Nhiều trường hợp kinh nguyệt ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh.
Tất cả những biểu hiện này đều được coi là bất thường nếu chúng kéo dài liên tục, không theo chu kỳ bình thường.
2.3. Đau bụng kinh do rối loạn kinh nguyệt
Bỗng một ngày chị em cảm thấy mệt mỏi, đau bụng kinh mà trước đó cả chu kỳ diễn ra rất nhẹ nhàng thì rất có thể chị em đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Đối với chị em khi bước sang tuổi 40 hay rối loạn kinh nguyệt tuổi 45-50 có thể gặp vấn đề này. Cơn đau có thể bắt đầu trước thời gian hành kinh vài ngày, kéo dài đến 2-3 ngày khi hành kinh.
2.4. Màu sắc kinh nguyệt bất thường
Nếu để ý chị em có thể phát hiện ra khi rối loạn kinh nguyệt, màu sắc kinh cũng có sự thay đổi nhẹ kèm theo kinh nguyệt có màu đen, máu bị vón cục.
Thông thường, trong kỳ kinh nguyệt việc xuất hiện các cục máu đông không có gì đáng ngại. Tuy nhiên khi rong kinh, cường kinh, kinh nguyệt bị rối loạn chị em có thể nhận thấy các cục máu đông to hơn.
Đôi khi cục máu đông này có màu đen do bị ứ trong tử cung quá lâu.
3. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ sau tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 không phải chuyện hiếm nhưng chị em không nên chủ quan. Khi rơi vào trường hợp này cần chủ động theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để điều chỉnh.
Ngoài ra chị em có thể chủ động thăm khám như kiểm tra vùng kín, kiểm tra nội tiết tố nữ để sàng lọc nguyên nhân.
Đồng thời chị em có thể kết hợp một số cách trị rối loạn kinh nguyệt như sau:
3.1. Bổ sung nội tiết tố nữ khi thiếu hụt
Nguyên nhân chính của rối loạn nội kinh nguyệt tiền mãn kinh ở độ tuổi 40 này chủ yếu đến từ suy giảm nội tiết tố nữ. Vì vậy để cân bằng và điều hòa nội tiết, chị em có thể bổ sung các loại thuốc nội tiết hoặc các sản phẩm bổ sung.
Thuốc nội tiết cho phụ nữ 40 tuổi có thành phần Estrogen tổng hợp giúp bổ sung nội tiết tố bị thiếu hụt. Tuy nhiên khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ vì dùng trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây ung thư vú.
Ngoài ra chị em có thể bổ sung Estrogen từ thực vật. Đây là những thực phẩm có chứa hoạt chất tương tự Estrogen, hay còn gọi là Phytoestrogen.
Chị em có thể bổ sung thực phẩm chứa Estrogen như:
- Các loại cây họ cải có chứa phytoestrogen
- Hạt lanh chứa lignan, một loại phytoestrogen
- Đậu nành, mầm đậu nành, đậu hũ hay các chế phẩm từ đậu nành chứa Isoflavone
- Các loại trái cây sấy khô như mơ khô, mận khô, chà là cung cấp Phytoestrogen mạnh hơn trái cây tươi
- Tỏi: nghiên cứu cho thấy tỏi có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ Estrogen trong máu
- Đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ, đậu Hà Lan, lạc chứa phytoestrogen
3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Trên thực tế chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện các dấu hiệu của kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh…
Chị em nên:
- Tăng các thực phẩm có chứa Estrogen thực vật
- Thêm nhiều cá hơn trong khẩu phần ăn, nhất là các loại cá béo
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh và và hoa quả nhiều màu sắc
- Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như mì ăn liền, xúc xích…
- Hạn chế dùng đồ uống có cồn, có ga, chất kích thích làm rối loạn hormone
- Cân bằng giữa các nhóm chất như chất béo, chất xơ, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất
Để biết thêm chi tiết chị em có thể xem ngay bí quyết thực đơn cho người rối loạn kinh nguyệt TẠI ĐÂY!
3.3. Tập thể dục điều độ
Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích, cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể sảng khoái, giảm căng thẳng, từ đó cân bằng lại nội tiết tố. Tuy nhiên, khi tập chị em nên tập vừa phải với sức khỏe.
Nghiên cứu chỉ ra tập cường độ mạnh cùng với tập luyện nhiều trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen trong cơ thể.
Vì vậy, chị em nên tập luyện vừa phải, các bài tập phù hợp với sức khỏe. Thời gian tập khoảng 30 phút – 1 tiếng, tuần 5 buổi.
3.4. Thư giãn, giảm căng thẳng
Việc thư giãn rất quan trọng, nhất là với chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Thư giãn có nhiều lợi ích như:
- Giảm căng thẳng và lo lắng: giúp cơ thể giải phóng endorphin – chất giúp cải thiện tâm trạng
- Giảm căng cơ, cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Tăng mức năng lượng, cải thiện sức khỏe tổng thể
- Thúc đẩy hạnh phúc tổng thể
Những tác dụng này sẽ góp phần vào việc điều hòa tâm trạng, không bị áp lực, từ đó không gây rối loạn nội tiết tố.
Chị em có thể thư giãn bằng cách tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền, xoa bóp…
3.5. Áp dụng mẹo chữa rối loạn kinh nguyệt tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt ở mức độ nhẹ chị em có thể sử dụng các bài thuốc, mẹo vặt chữa rối loạn. Những nguyên liệu rất dễ tìm, có thể mua ở chợ hoặc các hiệu thuốc đông y, thậm chí trong vườn nhà.
Chị em có thể áp dụng các mẹo sau:
- Uống nước gừng tươi
- Uống nước dấp cá tươi hoặc phơi khô sắc uống
- Ăn đu đủ ương, chưa chín hẳn để tăng co bóp tử cung trong trường hợp chị em bị bế kinh, rong kinh
- Dùng cao ích mẫu trị rong kinh hoặc sắc tươi, sắc khô cây ích mẫu uống hàng ngày để điều hòa kinh nguyệt
- Dùng rễ cây dâm bụt trị chứng kinh nguyệt thất thường bằng cách sắc uống trong ngày
- Ăn dứa trong những ngày “đèn đỏ” hoặc trước ngày đèn đỏ 1-2 ngày để giảm chứng đau bụng kinh
- Pha trà quế hoa cúc mỗi ngày uống để điều hòa kinh nguyệt
4. Lưu ý cho chị em tuổi 40 bị rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một điều đặc biệt đối với phụ nữ. Vì vậy hết kinh sớm hay có những dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt ở tuổi 40 chị em cần theo dõi và chủ động có những cách cải thiện hiệu quả.
Đừng để mãn kinh sớm bởi theo nghiên cứu, những phụ nữ mãn kinh sớm có tuổi thọ ngắn hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sớm hon so với những phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi thông thường hoặc muộn hơn.
Chị em cần chủ động thăm khám nếu có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt.
Trên đây là một số thông tin về rối loạn kinh nguyệt tuổi 40. Nếu có thắc mắc cần giải đáp chị em đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 0343446699.
XEM THÊM:
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nỗi niềm của chị em phụ nữ
- Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch – SOS! Tín hiệu cần thăm khám
- Nhu cầu sinh lý ở phụ nữ tuổi 45 như thế nào? Bạn có đang rơi vào trường hợp tương tự
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.