Phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra. Để rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm đại tràng là gì?
XEM THÊM:
- Viêm đại tràng thể lỏng là gì? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
- Viêm đại tràng thể táo bón: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đại tràng (hay còn gọi là ruột già) là phần áp cuối của ống tiêu hóa ngay trước hậu môn. Sau khi thức ăn đi từ miệng qua thực quản xuống tới ruột non sẽ được tiêu hóa và hấp thụ tại đây. Lúc này, đại tràng có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn từ ruột non và hấp thụ nước, muối khoáng. Đồng thời, cùng với sự trợ giúp của vi khuẩn tạo bã để phân hủy thức ăn thành phân. Do đại tràng là bộ phận phân hủy thức ăn nên dễ bị viêm nhiễm.
Viêm đại tràng được hiểu là tình trạng lớp niêm mạc bên trong của đại tràng bị tổn thương dẫn tới hoạt động của bộ phận này bị rối loạn, đình trệ. Lúc này người bệnh thường có biểu hiện đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
Dựa theo biểu hiện của bệnh viêm đại tràng mà Y học cổ truyền chia thành các thể bệnh như sau:
- Viêm đại tràng thể hàn (thể lỏng).
- Viêm đại tràng thể nhiệt (thể táo bón).
- Viêm đại tràng thể hàn xen kẽ nhiệt.
: Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả
2. Phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt
Để phân biệt viêm đại tràng thể hàn hay thể nhiệt, người bệnh có thể căn cứ vào những triệu chứng dưới đây:
2.1. Dấu hiệu của viêm đại tràng thể hàn
Đau bụng: Có cảm giác đau tức, khó chịu ở vùng bụng. Tần suất đau tăng lên trước khi ăn và trước khi đi vệ sinh. Khi đau người bệnh thường buồn đi đại tiện, đi xong mới hết đau.
Đi ngoài nhiều lần: Đi ngoài 4-5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn. Điều này khiến cơ thể bị mất nước dẫn đến mệt mỏi.
Tính chất phân: Phân lỏng hoặc toàn nước.
2.2. Dấu hiệu của viêm đại tràng thể nhiệt
Đau bụng: Đau bụng âm ỉ, đôi khi kèm những cơn co thắt nhẹ.
Táo bón: Đi đại tiện ít hơn so với bình thường, dưới 3 lần/tuần. Người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiêu, kể cả sau khi vừa đi xong. Mỗi lần đi đại tiện phải dùng sức rặn khiến vùng hậu môn đau rát.
Tính chất phân: Phân khô cứng, đóng thành từng cục nhỏ như phân dê.
Ngoài ra, những người mắc bệnh viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt đều có triệu chứng chung như: đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, tinh thần mệt mỏi, sút cân.
>> Đừng bỏ lỡ: Viêm đại tràng mùa nắng nóng vậy đâu là giải pháp – Sở Y Tế Bắc Giang
3. Cách điều trị viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng thể. Trường hợp ở mức độ nhẹ có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu biểu hiện diễn tiến nặng, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
3.1. Đối với viêm đại tràng thể hàn
3.1.1. Sử dụng thuốc tây
Để cải thiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài… của viêm đại tràng thể hàn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như:
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc cầm tiêu chảy.
- Thuốc chống co thắt đại tràng.
- Thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
Trường hợp đi ngoài nhiều lần, cơ thể bị mất nước và rối loạn điện giải. Do đó, người bệnh nên chú ý bù nước và chất điện giải kịp thời. Có thể sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn.
3.1.2. Bài thuốc nam
Lá ối: Chuẩn bị 1 nắm lá ối, 8g vỏ ổi rộp,10g chuối tiêu xanh. Thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 100ml. Chia số nước đó thành 2 phần, dùng trong ngày. Uống liên tục 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lá ổi: Chuẩn bị 50g lá ổi vừa non vừa già, sắc nhỏ với 2 bát nước, đun sôi 15-20 phút. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần sẽ hạn chế tình trạng đi ngoài, phân lỏng.
3.2. Đối với viêm đại tràng thể nhiệt
3.2.1. Thuốc tây
Ngoài những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng, người mắc bệnh thể hạn còn được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc đặc trưng như sau:
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: có tác dụng kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài, giúp đi đại tiện dễ dàng.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: giúp cơ thành đại tràng co thắt nhịp nhàng, từ đó đẩy phần ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: có tác dụng làm mềm phân, sau 1-2 ngày sử dụng sẽ thấy hiệu quả.
3.2.2. Bài thuốc dân gian
Mật ong và mè đen: Rang 50gram mè đen trên lửa nhỏ cho tới khi thấy mùi thơm, sau đó trộn với 30ml mật ong. Chia hỗn hợp thành 2 phần, ăn trong ngày.
Rau diếp cá: Hãm diếp cá khô tương tự như pha trà. Uống nhiều lần trong ngày. Hoặc xay diếp cá tươi, mỗi ngày 1 ly.
4. Cách phòng tránh bệnh viêm đại tràng từ chuyên gia
Theo Ths.Bs YHCT Nguyễn Thị Hằng, bệnh viêm đại tràng đang có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngoài tình trạng dai dẳng, dễ tái phát, bệnh viêm đại tràng dù ở thể hàn hay thể nhiệt đều ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe, tinh thần và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng… thậm chí là ung thư đại tràng.
Để ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng, cần lưu ý những điều sau:
4.1. Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
- Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
- Không ăn thực phẩm chưa được chế biến kĩ như: rau sống, nem chua, nem chạo…
4.2. Chế độ ăn uống hợp lý
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, củ, quả… giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Tăng cường thực phẩm chứa axit béo omega-3: có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, tổn thương đại tràng.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên ăn nhẹ, nhai kĩ, chia làm nhiều bữa ăn.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê, đồ ăn lên men…
- Hạn chế những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn.
4.3. Tránh stress, căng thẳng
- Hãy tạo cho mình không khí vui vẻ, thoải mái, môi trường sống lành mạnh.
- Tránh thức khuya, làm việc quá sức.
4.4. Vận động thể dục, thể thao
- Chăm chỉ vận động thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, vừa tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện hệ tiêu hóa.
Qua bài viết trên, chắc hẳn độc giả đã nắm cho mình thông tin phân biệt viêm đại tràng thể hàn và thể nhiệt. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi phát hiện triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa, tốt nhất bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.