“Gần đây bàn chân tôi có cảm giác khó chịu, đôi khi châm chích, nóng rát. Có đêm tôi không ngủ được vì bứt rứt. Xin hỏi bác sĩ nóng gan bàn chân là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Tôi cần làm gì để cải thiện?” (Anh Trần Hữu T – 54 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội).
Cố vấn chuyên môn của Dược phẩm Tâm Bình, Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Hằng – nguyên PGĐ Bệnh viện YHCT Tuệ Tĩnh sẽ giúp bạn giái đáp thắc mắc trên.
1. Nóng gan bàn chân là bệnh gì?
Nóng gan bàn chân hay còn được gọi là hội chứng Grierson – Gopalan hay dị cảm bàn chân, là tập hợp các triệu chứng như nóng rát, châm chích, đau nhói… ở gan bàn chân. Nóng gan bàn chân không phải là bệnh mà là triệu chứng của một số bệnh lý mắc phải.
Mức độ nóng gan bàn chân ở mỗi người là khác nhau. Cảm giác nóng rát có thể chỉ xuất hiện ở khu vực lòng bàn chân, nhưng cũng có thể lan ra đến mu bàn chân, mắt cá chân, bắp chân… Kèm với đó là các triệu chứng như tê bì, ngứa ran, châm chích rất khó chịu.
2. Tại sao bị nóng gan bàn chân?
Nóng gan bàn chân về đêm thường xuất hiện nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của người bệnh. Tại sao bị nóng gan bàn chân? Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1 Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây nóng lòng bàn chân về đêm có thể do rối loạn chuyển hóa, cụ thể là đái tháo đường gây ra. Đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên, đặc biệt là các dây thần kinh cảm giác ở chân và gan bàn chân.
Nồng độ đường huyết cao, việc truyền tín hiệu ở các dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời có khả năng gây suy yếu thành mạch máu.
Đừng bỏ lỡ:
Nóng gan nổi mụn ở lưng: Nguyên nhân và cách cải thiện
Nóng gan gây nhiệt miệng – Áp dụng ngay 8 cách SIÊU HIỆU QUẢ này
2.2 Nóng gan bàn chân do bệnh gan thận
Bệnh thận mãn tính gây suy giảm chức năng thận, thường đi kèm với các bệnh lý khác như tiểu đường, huyết áp cao. Căn bệnh này không chỉ khiến chức năng lọc thải chất độc của cơ thể kém dần mà còn gây tổn thương hệ thần kinh, trong đó có các dây thần kinh ở bàn chân. Do đó, người bệnh có thể bị nóng rát gan bàn chân hoặc nóng lòng bàn chân trái.
Ngoài ra, chức năng gan suy yếu cũng có thể là nguyên nhân gây nóng gan bàn chân nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Lúc này, độc tố trong người tích tụ, mức độ đào thải kém dẫn đến cảm giác nóng nực, ngứa ngáy.
2.3 Thiếu máu
Gan bàn chân là bộ phận cách xa tim. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu máu thì lưu lượng máu đến bàn chân sẽ giảm sút nhiều nhất. Khi lượng máu thiếu, các dây thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ có thể sinh ra hiện tượng tê bì, châm chích, nóng bàn chân.
Đặc biệt, nếu bạn ngồi nguyên một tư thế trong thời gian dài, có thể việc đi lại sau đó sẽ gặp khó khăn do tê bì.
2.4 Bệnh Lyme
Nguyên nhân chính gây bệnh Lyme là do bị ký sinh trùng (bọ ve) đốt. Lúc này, vạt trung gian sẽ truyền một loại xoắn khuẩn có tên là Borrelia burgdorferi sang cơ thể người. Tất cả mọi lứa tuổi, nghề nghiệp đều có nguy cơ mắc bệnh này.
Một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh Lyme là bàn chân có dấu hiệu bị tổn thương. Ngay cả khi bạn không di chuyển quá nhiều nhưng chân cũng có thể bị đau đớn. Tình trạng đau đớn, khó chịu biểu hiện rõ rệt nhất khi đứng dậy từ ghế, giường.
Bên cạnh đó, người bệnh Lyme còn có thể gặp các triệu chứng khác như đau họng, thính lực giảm, nhịp tim chậm, mất vị giác…
2.5 HIV/AIDS gây nóng gan bàn chân
Nóng gan bàn chân là bệnh gì? Một trong những nguyên nhân khiến bàn chân gặp vấn đề là do suy giảm miễn dịch mắc phải. Người bị nhiễm virus HIV có thể gặp các triệu chứng như bỏng rát, cảm giác như kiến bò ở bàn tay, bàn chân, đau nhói như kim châm. Điều này là hệ quả của sự tổn thương dây thần kinh ngoại biên.
Ngoài triệu chứng nóng rát, châm chích ở gan bàn chân, người bệnh còn bị yếu cơ, nhược cơ, cảm giác đau tăng…
2.6 Suy giáp
Suy tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém dẫn đến không sản xuất đủ hormone để cơ thể hoạt động bình thường. Bên cạnh các triệu chứng như mệt mỏi, nhạy cảm với nhiệt độ, táo bón, ham muốn tình dục giảm…, suy giáp còn có thể gây cảm giác nóng rát bàn chân, khiến người bệnh khó chịu, đặc biệt là nóng lòng bàn chân về đêm.
2.7 Do nhiễm trùng
Chân là khu vực dễ bị nhiễm trùng do thường xuyên tiếp xúc ẩm ướt hoặc đi giày tất cả ngày. Đặc biệt, đây cũng là điều kiện thuận lợi để nấm da dermatophytes hình thành, phát triển và lan rộng. Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm là ngứa rát, nóng râm ran, châm chích ở lòng bàn chân, các kẽ của ngón chân.
3. Nóng chân có nguy hiểm không?
Nóng gan bàn chân có nguy hiểm không? Thực tế đây không phải là bệnh lý mà là triệu chứng của một căn bệnh nào đó mà bạn đang mắc phải. Vì thế, mực độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân.
Trên thực tế, nóng rát ở gan bàn chân gây khó chịu, bứt rứt trong người; khiến người bệnh đi lại khó khăn, ăn ngủ không yên. Lâu dần nếu tình trạng không được cải thiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây lo lắng. Vì vậy, cần điều trị càng sớm càng tốt.
4. Cách điều trị nóng gan bàn chân
Cách điều trị nóng rát bàn chân phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng. Trong một số trường hợp, việc điều trị khá đơn giản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cần sự theo dõi của bác sĩ với những kỹ thuật y khoa phức tạp.
4.1 Trị liệu thần kinh
Nếu nóng rát ở gan bàn chân do tổn thương dây thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Trị liệu laser
- Trị liệu từ tính
- Liệu pháp ánh sáng
- Kích thích thần kinh bằng xung điện
4.2 Nóng gan bàn chân uống thuốc gì?
Thuốc tân dược có thể được kê đơn bao gồm Vitamin B12, các loại thuốc điều trị các bệnh lý liên quan như viêm thận, thuốc kiểm soát đường huyết, huyết áp… Tuy nhiên, khi dùng các loại thuốc Tân dược, người bệnh cần được sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ. Không tùy ý sử dụng.
4.3 Mẹo chữa nóng gan bàn chân bằng thảo dược
Theo Đông y, nóng rát ở gan bàn chân thuộc cơ năng, nguyên nhân chủ yếu do thận âm bốc hỏa, làm âm hỏa ở chân. Việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
>>> Bài thuốc Đông y chữa nóng rát bàn chân từ lá lốt và ngải cứu
Bài thuốc dân gian với những nguyên liệu dễ kiếm này có công dụng làm giảm nóng ở gan bàn chân, giúp người bệnh dễ chịu, ngủ ngon hơn. Bạn cần chuẩn bị lá ngải cứu, lá lốt, muối trắng hạt to rồi thực hiện các bước sau:
- Rửa sạch lá lốt và lá ngải cứu rồi đun sôi khoảng 10 phút để nước thẫm màu lại.
- Cho thêm một chút muối trắng hạt to vào hỗn hợp.
- Để nước nguội bớt rồi dùng nước ngâm chân trong vòng 20 phút.
Bạn nên kiên trì áp dụng bài thuốc này mỗi buổi tối vào trước khi đi ngủ để kích thích máu huyết lưu thông, điều hòa tốt. Ngoài ra, ngâm chân trong nước lá lốt và ngải cứu còn giúp giải nhiệt trong cơ thể, giảm bớt cơn nóng ở gan bàn chân.
>>> Mẹo dùng muối trắng hạt to giảm nóng lòng bàn chân
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 1 – 1,5 lít nước nóng khoảng 50 – 55 độ C; 4 muỗng cà phê muối trắng hạt to.
Các bước thực hiện:
- Đổ nước nóng vào chậu, cho muối trắng vào khuấy cho tan.
- Dùng nước để ngâm chân vào mỗi tối vào trước khi đi ngủ.
- Bạn nên ngâm từ lúc nước còn nóng đến lúc còn hơi ấm, không nên đợi nước nguội hẳn để tránh nguy cơ bị nhiễm lạnh.
4.4 Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Bên cạnh các phương pháp trên, để phòng ngừa và hạn chế tình khó chịu ở gan bàn chân, có thể kết hợp với các phương pháp hỗ trợ tại nhà như sau:
- Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, lau khô, tránh để da chân ẩm ướt
- Thường xuyên massage bàn chân để kích thích lưu thông kinh mạch, tuần hoàn máu.
- Để giảm cơn đau, có thể ngâm chân trong nước mát hoặc dung dịch rượu táo khoảng 15-20 phút.
- Sử dụng một số loại kem bôi, kem làm mát để làm dịu cơn đau và cảm giác ngứa ngáy.
5. Lưu ý từ chuyên gia để cải thiện nóng gan bàn chân
Cảm giác nóng rát ở gan bàn chân là triệu chứng của một bệnh lý nào đó mà người bệnh mắc phải. Để cải tình trạng chứng này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Tránh để bàn chân tiếp xúc với nhiệt độ cao
- Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm bàn chân bằng cách đi tất, giày.
- Sử dụng giày dép thoáng khí, hạn chế giày cao gót và các loại giày bít kín để chân luôn thoải mái.
- Thăm khám ở các cơ sở chuyên môn để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nóng bàn chân; đồng thời có phương pháp điều trị thích hợp.
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng nóng gan bàn chân và những biện pháp giúp cải thiện tình trạng này. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn cụ thể.
>>> XEM THÊM:
- Nóng trong người – Tổng hợp 12 nguyên nhân và phương pháp cải thiện
- Gan nóng thận yếu – Đừng chủ quan kẻo hậu quả khó lường
- Men gan cao do dùng thuốc tây dài ngày có đúng không? – Chuyên gia giải đáp
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.
Tôi hay bị nóng gan bàn chân với tê chân nữa, tần suất tê chân diễn ra nhiều hơn. Tư vấn cho tôi với
Chào bạn! Tê chân kèm với nóng gan bàn chân có thể xuất phát từ nguyên nhân phổ biến là thiếu máu hoặc tiểu đường. Với tần suất diễn ra thường xuyên bạn nên đi khám để có được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ nhé.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Nóng gan bàn chân ngoài chữa bằng lá lốt và ngải cứu ra thì có thể uống thêm loại thảo dược nào nữa k?
Chào bạn! Tùy vào từng nguyên nhân để chọn cách chữa trị cũng như bổ sung các loại thảo dược phù hợp bạn nhé. Thông thường nếu chỉ xuất phát do âm hư nội nhiệt, thận âm hư hỏa bốc, bạn có thể tham khảo thêm các loại thảo dược bổ gan thận như atiso, diệp hạ châu, mã đề, nhân trần. Ngoài ra bạn nên ngân chân trước khi đi ngủ để kích thích khí huyết lưu thông và giúp cơ thể dễ chịu hơn.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Tôi bị nóng gan bàn chân thì có cần thiết phải thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng của tôi không?
Chào bạn! Chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp hỗ trợ sức khỏe thần kinh. Đảm bảo rằng bạn có đủ vitamin B12, B6, và folate trong chế độ ăn uống của mình. Nếu bạn có bất kỳ thiếu hụt nào, bạn có thể cân nhắc bổ sung vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, chế độ ăn uống không thể thay thế việc điều trị y tế, vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ về cách kết hợp chế độ ăn uống và điều trị.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Có khi nào nóng gan bàn chân không phải do bệnh không?
Chào bạn! Cảm giác nóng gan bàn chân không phải lúc nào cũng do một bệnh lý cụ thể. Đôi khi, tình trạng này có thể xuất phát từ các nguyên nhân không liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên nếu cảm giác nóng gan bàn chân của bạn kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, như đau, tê, hoặc yếu cơ, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chào bác sĩ, tôi thường xuyên cảm thấy nóng và rát ở gan bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Tôi đã thử thay đổi giày dép và chăm sóc chân nhưng tình trạng này vẫn không cải thiện. Xin dược sĩ cho tôi biết liệu có phải gặp bệnh lý gì và nên điều trị như thế nào?
Chào bạn, xin hỏi triệu chứng của bạn kéo dài bao lâu rồi và có theo kèm các triệu chứng khác không? Nếu bạn đã thử các biện pháp thay đổi sinh hoạt một thời gian dài mà không cải thiện thì hãy gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bác sĩ, tôi thường xuyên cảm thấy nóng và rát ở gan bàn chân, điều này làm tôi khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của tôi. Tôi đã thử nhiều cách như trên nhưng vẫn không thấy cải thiện. Tôi cũng đi khám tại phòng khám tư nhưng không có bệnh lý gì cả. Liệu có loại thuốc hay sản phẩm nào có thể giúp giảm triệu chứng này không? Nếu có, tôi nên tìm kiếm sản phẩm như thế nào?
Chào bạn, cảm giác nóng và rát ở gan bàn chân, đặc biệt khi không có bệnh lý cụ thể sau khi khám, có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, mệt mỏi, hoặc các vấn đề thần kinh không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này, bạn có thể thử một số cách sau:
– Thực phẩm chức năng:
+ Magnesium: Thiếu hụt magnesium có thể góp phần vào cảm giác nóng rát. Bổ sung magnesium có thể giúp cải thiện tình trạng này.
+ Omega-3 fatty acids: Các chất béo omega-3 có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe thần kinh.
– Phương pháp chăm sóc chân tại nhà: Ngâm chân với nước ấm và muối hoặc sử dụng đệm lót chân hoặc giày dép thoải mái
Nếu sau khi thử các sản phẩm và phương pháp trên mà tình trạng của bạn không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, bạn nên tiếp tục tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để điều trị kịp thời.