Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ - Cách điều trị và lưu ý
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ – Cách điều trị và lưu ý

    Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyen Hoang

    Biên tập viên: Linh Chi

    08/03/22

    Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý là hai trường hợp có những điểm khác biệt. Việc nhận diện đúng từng tình trạng sẽ giúp lựa chọn được cách xử lý kịp thời. Dưới đây là những thông tin giúp bạn nhận biết từng dạng này.

    5/5 - (10 bình chọn)

    1. Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý là gì?

    Khi đề cập tới việc phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý người ta thường nghĩ ngay tới bệnh vàng da ở trẻ em. Bởi trẻ sơ sinh là đối tượng gặp phải cả hai tình trạng này. Còn với người trưởng thành chỉ có vàng da bệnh lý ở người lớn mà không có vàng da sinh lý.

    Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin trong máu. Đây là chất có màu vàng được sinh ra khi tế bào hồng cầu bị phân hủy. Biểu hiện lâm sàng là màu sắc da chuyển vàng tại nhiều vùng trên cơ thể. Tình trạng này có thể quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên. Để kiểm tra, hãy ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vòng 5 giây. Sau khi bỏ ra, nếu nơi vừa ấn tay có màu vàng rõ rệt thì xác định trẻ đã bị vàng da.

    Vàng da ở trẻ có hai dạng là vàng da sinh lý (chiếm khoảng 75%) và vàng da bệnh lý. Mỗi loại sẽ được phân biệt bằng các triệu chứng khác nhau. Cách xử lý và mức độ nguy hiểm cũng không giống nhau.

    Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

    2. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

    Vậy vàng da sinh lý khác vàng da bệnh lý như thế nào? Dưới đây là cách phân biệt:

    Yếu tố VÀNG DA SINH LÝ VÀNG DA BỆNH LÝ
    Thời điểm xuất hiện Sau 24 giờ tuổi Trong vòng 24 giờ sau sinh
    Thời gian kéo dài – 1 tuần với trẻ đủ tháng

    – 2 tuần với trẻ sinh non

    – Hơn 1 tuần với trẻ đủ tháng

    – Hơn 2 tuần với trẻ sinh non

    Mức độ vàng da Nhẹ. Chỉ vàng vùng mặt, cổ, ngực, bụng trên rốn. Vàng đa đậm. Vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân, kết mạch mắt.
    Triệu chứng bất thường Không Bỏ bú, không tỉnh táo, thiếu máu, gan lách to, co giật…
    Nồng độ bilirubin trong máu – Không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng

    – Không quá 15mg% ở trẻ sinh non

    – Hơn 12mg% ở trẻ đủ tháng

    – Hơn 15mg% ở trẻ sinh non

    3. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

    Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Riêng đối với vàng da bệnh lý thì có thể xuất phát từ một số căn bệnh nguy hiểm cần được can thiệp y khoa.

    3.1. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý

    Khi nhắc tới bệnh vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thực chất là một tình trạng không đáng ngại. Bởi nó xuất phát từ thể trạng đặc biệt của trẻ giai đoạn này.

    Trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao. Tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và thay thế bằng tế bào mới. Trong khi đó, chức năng gan của trẻ lúc này chưa hoàn thiện. Nên gan không đủ sức lọc và đào thải hết bilirubin ra khỏi máu. Điều này sẽ khiến lượng bilirubin dần tích tụ gây vàng da.

    3.2. Nguyên nhân gây vàng da bệnh lý

    Dưới đây là một số lý do gây bệnh vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh:

    – Bất đồng nhóm máu mẹ con: Máu của thai nhi không tương thích với máu của mẹ. Thường gặp nhất là bất đồng nhóm máu ABO và bất đồng nhóm máu hệ Rh. Nó khiến cho lượng sắt trong máu thấp và lượng bilirubin trong máu cao. Từ đó trẻ bị thiếu máu, vàng da.

    – Xuất huyết dưới da: Đây là tình trạng có các đốm nhỏ màu đỏ nâu dưới bề mặt da trẻ.

    – Bệnh lý tan máu: Các tế bào hồng cầu lúc này sẽ phân hủy nhanh hơn. Điều này sẽ đẩy hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao hơn.

    – Bệnh lý gan mật bẩm sinh: Gan đóng vai trò lọc thải bilirubin trong cơ thể. Do đó, bất kỳ bệnh lý về gan nào cũng ảnh hưởng tới quá trình xử lý bilirubin. Bên cạnh đó, teo đường mật, giãn đường mật… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

    Nguyên nhân gây vàng da bệnh lý

    Bất đồng nhóm máu mẹ con có thể là nguyên nhân gây vàng da bệnh lý ở trẻ

    4. Vàng da có nguy hiểm không?

    Nhiều cha mẹ không khỏi băn khoăn vàng da sinh lý có nguy hiểm không hay vàng da bệnh lý có nguy hiểm không. Vàng da sinh lý sẽ tự biến mất mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho sức khỏe.

    Đối với vàng da bệnh lý chỉ tính riêng các triệu chứng bất thường đi kèm đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển thành biến chứng như:

    – Bệnh não cấp do tăng bilirubin: Do lượng bilirubin quá lớn, thâm nhập vào não. Đặc trưng bởi hôn mê, giảm trương lực và giảm bú.

    – Bệnh não mạn do tăng bilirubin: Hay còn được gọi với tên vàng da nhân. Lúc này trẻ có biểu hiện của bại não, thiểu năng trí tuệ và gánh chịu các tàn tật khác.

    5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

    Như đã đề cập ở trên, vàng da sinh lý không đáng ngại. Nhưng khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của vàng da bệnh lý, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Đặc biệt với trường hợp hôn mê, co giật thì phải được cấp cứu ngay. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm. Do đó, để đảm bảo an toàn hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ nếu cha mẹ cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào.

    Dưới đây là một vài dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay:

    – Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.

    – Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.

    – Vàng da toàn thân, vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân.

    – Đi kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…

    6. Điều trị vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

    Trong hầu hết các trường hợp vàng da sinh lý chỉ biểu hiện nhẹ, thoáng qua và tự khỏi nên không cần điều trị vàng da sinh lý. Bởi sau khoảng 1 hoặc 2 tuần tuổi, gan của trẻ sẽ phát triển hơn. Lúc này gan sẽ đủ sức để đào thải hết lượng bilirubin trong máu. Tình trạng vàng da sẽ tự biến mất.

    Còn đối với vàng da bệnh lý thì cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Liệu vàng da bệnh lý có chữa được không? Câu trả lời là có nếu được điều trị kịp thời, đúng cách. Hiện các phương pháp điều trị phổ biến là:

    – Truyền dịch và dùng thuốc: Giúp tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin gián tiếp.

    – Chiếu đèn: Đây được coi là phương pháp hiệu quả, đơn giản. Ánh sáng đèn sẽ tác động vào lượng bilirubin dưới da để chuyển hóa nó thành chất hòa tan được trong nước. Từ đó được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Ở phương pháp này, ngoại trừ mắt và bộ phận sinh dục, toàn bộ cơ thể trẻ sẽ được để dưới đèn sắc xanh dương.

    – Thay máu: Được dùng trong trường hợp điều trị chiếu đèn vàng da không đem lại hiệu quả hoặc có khả năng biến chứng cao. Lượng máu phù hợp với trẻ sẽ được thay thế cho máu có hàm lượng bilirubin cao trong máu trẻ.

    Điều trị vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

    Chiếu đèn là phương pháp điều trị khá phổ biến

    >>Xem thêm: Chi tiết quy trình điều trị vàng da bằng chiếu đèn

    7. Lưu ý của chuyên gia

    Để phòng tránh tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, điều mẹ có thể làm là:

    – Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt trong thai kỳ. Khám thai theo lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi thai kỳ và phát hiện sớm các bệnh lý. Điều này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ sinh non, cân nặng thấp hơn hoặc vượt quá mức cho phép, nhiễm trùng bào thai.

    – Ngay sau khi sinh hãy cho trẻ bú sữa mẹ và giữ ấm cho trẻ.

    – Theo dõi sát biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường. Ít nhất vài lần trong ngày hãy để trẻ trong điều kiện đủ ánh sáng để dễ dàng quan sát màu sắc da của trẻ.

    Trong trường hợp trẻ bị vàng da, đặc biệt là điều trị vàng da bệnh lý, cha mẹ hãy:

    – Phối hợp tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị. Không nên quá lo lắng.

    – Theo dõi sát thay đổi của trẻ để kịp thời thông báo với bác sĩ những dấu hiệu bất thường.

    – Tăng cường cho trẻ bú sữa để nạp thêm nước và năng lượng cho trẻ.

    – Không để trẻ nằm buồng tối liên tục.

    Trên đây là cách nhận biết vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần biết. Hãy theo sát sự thay đổi của trẻ để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin đừng ngần ngại gọi tới tổng đài 0343 44 66 99.

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Nguyễn Minh Hoàng

    Tốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nóng gan uống lá gì? Tham khảo 10 bài thuốc “cây nhà lá vườn” 02/12/22
      Khi bị nóng gan, cơ thể thường có biểu hiện mệt mỏi, mẩn ngứa, nóng trong. Lúc này, hầu hết…
      {Khám phá} Bộ tứ tinh chất thảo dược hỗ trợ giải độc gan, bảo vệ gan 05/06/23
      Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm “bẩn”, rượu bia, thuốc… khiến nhiều người quan tâm tới…
      #13 loại lá tắm chữa mẩn ngứa hiệu quả từ lần đầu sử dụng 11/03/22
      Trong dân gian để chữa mẩn ngứa, người ta thường dùng các loại lá để nấu nước tắm. Cách làm…
      Bệnh nang gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 03/11/22
      Nang gan là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Đó là thắc mắc của nhiều…
      Xem tất cả bài viết