Công việc, cuộc sống áp lực, căng thẳng khiến bạn khó ngủ, mất ngủ. Đừng vội dùng thuốc tây, hãy thử phương pháp ngâm chân trị mất ngủ dưới đây. Chỉ 15 phút mỗi tối bạn có giấc ngủ sâu, sảng khoái. Theo dõi ngay bài viết để bổ sung bí kíp chữa mất ngủ cho mình.
1. Vì sao ngâm chân có tác dụng cải thiện mất ngủ?
Theo Y học cổ truyền, bàn chân được ví là “trái tim thứ 2” của cơ thể. Nơi đây chứa hơn 20 huyệt đạo, chi phối tuần hoàn máu, thúc đẩy lưu thông và điều hòa kinh mạch. Vì vậy, ngâm chân trị mất ngủ là liệu pháp được Y học cổ truyền đánh giá cao.
Theo nghiên cứu, trong quá trình ngâm chân với nước ấm, các mạch máu ở bàn chân sẽ giãn nở to hơn. Từ đó, khí huyết lưu thông tốt tạo cảm giác thư giãn, giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi. Khi tinh thần thoải mái giúp bạn có giấc ngủ sâu và chất lượng.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, ngâm chân còn giúp tăng cường sức khỏe, thải độc cơ thể và giảm đau nhức xương khớp.
Với những công dụng tuyệt vời như vậy, từ lâu người Trung Quốc có câu “ngâm chân mỗi ngày, hơn uống thuốc bổ”. Thực tế, ngâm chân là cách đơn giản và hiệu quả nhất để thư giãn tinh thần, kích thích huyệt vị, thông kinh lạc, lưu thông khí huyết. Những tác dụng này giúp thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, từ đó cải thiện mất ngủ.
Mất ngủ – Đi tìm nguyên nhân mà cách điều trị
2. 10 cách ngâm chân trị mất ngủ – Giải pháp tự nhiên cho giấc ngủ sâu
Buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, hãy thử cảm giác thư giãn ngâm chân trong nước ấm. Lúc này những mệt mỏi, căng thẳng cuộc sống, công việc sẽ dần tiêu tan, giúp bạn có giấc ngủ chất lượng.
Hãy áp dụng với những cách ngâm chân trị mất ngủ sau:
2.1. Ngâm chân trị mất ngủ với nước muối ấm
Dùng nước muối ấm ngâm chân trị mất ngủ, bạn đã nghe đến phương pháp này chưa? Cách này được nhiều người truyền tai nhau áp dụng và đánh giá hiệu quả.
Theo Đông y, muối tính hàn, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, giải độc. Ngâm chân với nước muối ấm giúp tuần hoàn máu, thư giãn đầu óc, xoa dịu tình trạng nhức mỏi xương khớp. Từ đó, giúp cơ thể thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.
Cách thực hiện đơn giản:
- Cho 2 – 3 lít nước nóng vào chậu.
- Tiếp tục cho thêm 2 thìa muối hạt to vào khuấy đều. Sau đó thêm ít nước lạnh để giảm độ nóng của nước. Chỉ nên để nước ở nhiệt độ 40 độ C.
- Đưa chân vào ngâm khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Cuối cùng dùng khăn sạch lau khô chân.
2.2. Mất ngủ, khó ngủ – Thử ngay cách ngâm chân nước gừng
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích hoạt huyết, làm ấm cơ thể. Từ đó, chúng giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, hỗ trợ điều trị tốt chứng mất ngủ.
Vì vậy, ngâm chân với nước ấm, đặc biệt là kết hợp muối và gừng giúp đầu óc thoải mái, dễ ngủ.
Cách làm với gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 100g gừng tươi và thực hiện như sau:
- Gừng nguyên vỏ, rửa sạch, đập dập.
- Đun sôi 2 lít nước, cho gừng vừa đập và 2 thìa muối trắng vào. Đun thêm 5 phút để tinh chất gừng hòa vào nước, muối tan.
- Sau đó tắt bếp, để nước nguội còn khoảng 45 độ thì ngâm chân.
- Thực hiện ngâm chân 15 – 20 phút mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nước gừng ấm kết hợp với mùi hương nhẹ của gừng sẽ giúp bạn thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
2.3. Ngâm chân trị mất ngủ với nước ấm và sả
Không chỉ có gừng, sả cũng là gia vị nhà bếp được nhiều người áp dụng để trị mất ngủ. Bởi, mùi thơm từ tinh dầu sả nhẹ nhàng, dễ chịu xua tan mệt mỏi.
Ngoài ra, ngâm chân với sả cũng giúp bạn cải thiện tình trạng hôi chân hiệu quả.
Để chuẩn bị nồi nước ngâm chân với sả, bạn cần có 2 lít nước, 5 nhánh sả, 1 thìa cà phê muối hạt.
Cách thực hiện:
- Đập dập sả, sau đó cho vào nồi nước cùng muối đun sôi 5 phút.
- Đổ phần nước đã đun ra chậu, pha thêm nước mát cho vừa đủ ấm để ngâm chân.
- Ngâm chân, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng trong 15 phút.
2.4. Đun nước ngải cứu ngâm chân trị mất ngủ
Thêm một bài thuốc nữa ngâm chân cải thiện mất ngủ là sử dụng ngải cứu. Theo Đông y, ngải cứu tính ấm, có tác dụng cầm máu, khử hàn. Ngâm chân với nước lá ngải cứu đun giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện triệu chứng đau đầu, căng thẳng. Đồng thời, giúp tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Ngoài ra, mùi thơm từ nước ngải cứu đun rất dễ chịu, đem lại cảm giác thư thái, giúp bạn dễ ngủ.
Cách thực hiện như sau:
- Hái một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- Đun sôi 2 lít nước cùng ngải cứu chừng 5 – 7 phút để tinh dầu ngải cứu phai ra nước.
- Đổ nước ngải cứu vào chậu, thêm nước lạnh để giảm nhiệt độ nước nóng xuống còn 40-50 độ C.
- Sau đó, ngâm chân trong 15 – 20 phút.
- Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn có thể dùng phần ngải cứu chà xát lên lòng bàn chân kết hợp xoa bóp. Cách này giúp đả thông kinh mạch bị tắc nghẽn hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ: An thần ngủ ngon Tâm Bình – Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
2.5. Ngâm chân bằng nước quế chữa mất ngủ, khó ngủ
Nếu bạn đang tìm một bài thuốc chữa mất ngủ, khó ngủ đơn giản tại nhà không nên bỏ qua mẹo hay từ quế.
Theo Đông y, quế có tác dụng trừ hàn, giảm đau, làm thông kinh mạch, kích thích lưu thông máu. Theo Y học hiện đại, trong quế có thành phần cinnamaldehyde có khả năng giảm stress, cải thiện đau đầu. Đồng thời, quế giúp giải tỏa căng thẳng, dễ đi vào giấc ngủ.
Với mẹo ngâm chân từ quế, bạn áp dụng như sau:
- Vỏ quế tán nhỏ, đem đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.
- Sau đó, đổ nước nóng ra chậu, chờ nước nguội còn 40 độ.
- Đưa cả hai chân vào ngâm trong 10 phút.
Thử ngâm chân nước quế ấm mỗi tối và cảm nhận hiệu quả cải thiện mất ngủ từ bài thuốc này.
2.6. Nước ngô thù dù chữa mất ngủ – Mẹo hay ít người biết
Ngô thù dù hay còn gọi là cây ngô thù, ngô vu. Thảo dược này có chứa tinh dầu thơm giúp giảm đau, hạ huyết áp. Đồng thời, dược liệu cũng nổi tiếng với tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện khó ngủ, mất ngủ.
Với cây ngô thù dù, bạn thực hiện như sau:
- Ngô thù dù rửa sạch, để ráo nước, sau đó đun sôi chừng 15 phút.
- Vớt bỏ bã, thêm giấm gạo vào nồi nước ngô thù dù vừa nấu.
- Điều chỉnh nhiệt độ nước xuống còn 40 độ.
- Sau đó, tiến hành ngâm chân, nên ngâm 15 phút mỗi tối để cảm nhận hiệu quả.
2.7. Ngâm chân với nước lá lốt giảm mất ngủ
Tiếp theo, bạn có thể cải thiện mất ngủ với bài thuốc ngâm chân từ lá lốt. Lá lốt không chỉ đơn thuần là loại rau mà còn là vị thuốc chữa bách bệnh.
Ngoài tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp, lá lốt còn giúp hoạt huyết, giảm áp lực căng thẳng cho thần kinh, cải thiện giấc ngủ.
Cách thực hiện với lá lốt như sau:
- Lá lốt cần 100g, rửa sạch, để ráo nước.
- Đun sôi chừng 2 lít nước, sau đó cho lá lốt và 1 thìa muối vào hòa tan.
- Để nước nguội bớt và ngâm chân trong 15 phút. Nên kết hợp ngâm và chà xát lá lốt vào lòng bàn chân.
2.8. Ngâm chân với hoa hồng
Ngâm chân với hoa hồng, bạn tin bài thuốc này trị mất ngủ không? Các chuyên gia cho biết, hoa hồng có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, điều hòa giấc ngủ sâu. Đồng thời, hoa hồng giúp điều trị chứng tê bì tay chân và đau mỏi lưng. Do đó, hãy thử áp dụng với hoa hồng để thư giãn và có giấc ngủ sâu mỗi tối.
Với hoa hồng bạn thực hiện như sau:
- Cho 10g cánh hoa hồng vào nước đun sôi.
- Đổ ra thau, chờ nước ấm ở nhiệt độ thích hợp là có thể ngâm chân.
- Ngâm chân từ 15 – 20 phút để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
2.9. Bài thuốc ngâm chân từ Đan sâm, Bạch truật
Trong dân gian còn lưu truyền bài thuốc đông y được đánh giá có hiệu quả trong điều hòa giấc ngủ.
Bài thuốc đó gồm 20g Đan sâm, 15g Bạch truật, 12g Hoàng liên, 10g Viễn chí, 15g Toan táo nhân, 10g Trân châu mẫu. Các nguyên liệu này cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi chừng 10 phút.
Sau đó, vớt bỏ bã, đổ phần nước ra chậu, nước 15 phút cho nước ấm thì đưa chân vào ngâm.
Bài thuốc này có tác dụng bổ dương, đào thải khí lạnh, đồng thời giải tỏa căng thăng thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
2.10. Bài thuốc ngâm chân từ Hoa cúc, Hoàng cầm
Bài thuốc này cần chuẩn bị 20g Từ thạch, 15g Sinh long cốt, 15 hoa cúc, 12g Hoàng cầm, 20g Dạ giao đằng. Cho các nguyên liệu cùng 2 lít nước vào sắc. Sau 10 phút có thể tắt bếp, bạn có thể chờ nguội hoặc pha thêm nước để ngâm chân.
Bài thuốc này phù hợp với người mất ngủ, người có triệu chứng đau đầu, bốc hỏa, bứt rứt không yên.
3. Lưu ý cần tránh khi ngâm chân chữa mất ngủ
Mặc dù ngâm chân có lợi cho sức khỏe, đặc biệt giúp cải thiện giấc ngủ và tinh thần. Tuy nhiên, khi ngâm chân, các bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối không ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Bởi, thời điểm này cơ thể tập trung máu đến hệ tiêu hóa giúp hấp thu thức ăn. Nếu ngâm chân, máu dồn xuống chân ảnh hưởng đến khả năng hấp thu.
- Không nên ngâm chân với nước quá nóng. Nhiệt độ nước ngâm thích hợp từ 40 – 50 độ C.
- Không nên ngâm chân quá lâu. Nếu ngâm chân quá 20 phút sẽ gây rối loạn phân bố tuần hoàn của cơ thể. Ngoài ra, nếu ngâm vào mùa đông, thời gian ngâm quá lâu gây khô da.
- Phụ nữ không nên ngâm chân vào những ngày đèn đỏ. Lúc này nên ưu tiên máu đến tử cung hạn chế đau bụng.
- Sau khi ngâm chân xong không nên ngủ ngay, cần lau khô và đợi chân cân bằng nhiệt độ với cơ thể.
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu chi tiết tác dụng cũng như 10 bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ. Ngâm chân mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ. Do đó hãy dành thời gian thực hiện mỗi tối. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc nào muốn được tư vấn để cải thiện chứng mất ngủ, liên hệ hotline miễn cước 1800 28 28 85.
Xem thêm:
- TOP 14 thuốc nam trị mất ngủ tốt nhất – Bật mí từ chuyên gia YHCT
- 20+ mẹo chữa mất ngủ tại nhà – Thử ngay nếu đang đếm cừu
- Bấm huyệt chữa mất ngủ – 9 huyệt không thể bỏ qua
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.