Sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe tốt, tuy nhiên bị bệnh mỡ máu có nên ăn khoai lang không vẫn là câu hỏi mà nhiều người bệnh đang quan tâm và tìm kiếm câu trả lời. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua một số tác dụng của khoai lang đối với con người, đặc biệt là với các trường hợp mỡ máu cao.
1. Tác dụng của khoai lang với sức khỏe
Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt tốt cho sức khỏe. Từ lâu, Đông y đã xem loại củ này như một vị thuốc bồi bổ cơ thể, ích khí, tiêu viêm, nhuận tràng,… Khoai lang cũng được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh như: vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, di tinh ở nam giới, kiết lỵ, xơ vữa động mạch,…
Khoai lang có rất nhiều loại như: khoai lang trắng, khoai lang đỏ, khoai lang tím, vàng,… Trong đó, loại khoai lang vàng và đỏ được đánh giá là có nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể. Điển hình là các chất chống oxy hóa, vitamin A (dưới dạng beta – caroten), vitamin C, canxi, mangan, kali,…
Một số công dụng điển hình của khoai lang:
- Tăng cường hệ tiêu hóa.
- Kiểm soát đường huyết trong máu.
- Quản lý cân nặng.
- Ngăn chặn các bệnh về tim mạch.
- Chống viêm hiệu quả, hỗ trợ các bệnh về xương khớp.
- Điều hòa huyết áp, cholesterol…vv
Rối loạn mỡ máu: Tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng nguy hiểm
2. Bị mỡ máu có nên ăn khoai lang không?
Với hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào, y học ghi nhận có thể ăn khoai lang để giảm lượng mỡ trong máu, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoai lang giúp giảm lượng mỡ máu và ức chế hoạt động của cholesterol xấu gấp 10 lần so với nhiều thực phẩm khác.
Ngoài ra, khoai lang chứa nhiều chất xơ, ít béo được dùng nhiều trong việc giảm cân, ngăn chặn nguy cơ máu nhiễm mỡ ở người béo phì. Chiết xuất caiapo trong khoai lang trắng giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn. Từ đó, hiệu quả trong việc điều trị tiểu đường – một trong những nguyên nhân làm rối loạn mỡ máu. Ăn khoai lang thường xuyên còn giúp bạn giảm 20% nguy cơ đột quỵ.
Như vậy, có thể khẳng định: Người mỡ máu nên ăn khoai lang để cải thiện bệnh và nâng cao sức khỏe bản thân. Song song với đó cần ăn khoai lang đúng cách để tận dụng hết giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho cơ thể.
3. Lưu ý khi ăn khoai lang cho người bệnh mỡ máu
Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh máu nhiễm mỡ. Bạn có thể ăn khoai lang luộc, làm nước ép, hoặc nấu cháo khoai lang. Tuy nhiên, người bệnh mỡ máu cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
3.1 Thời điểm ăn khoai lang tốt nhất
Nên ăn khoai lang vào bữa trưa. Bởi hàm lượng canxi trong khoai cần 4-5h để hấp thu hết. Ánh sáng mặt trời ban ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu canxi tốt hơn. Khi cơ thể đã hấp thụ hết lượng canxi cần thiết, bạn mới thực sự hào hứng với bữa tối của mình.
3.2 Không nên ăn khoai lang khi đói
Trong khoai lang chứa đường nếu ăn khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột. Bên cạnh đó, có thể gây hạ đường huyết khiến cơ thể mệt mỏi.
Nếu muốn ăn khoai lang khi đói, bạn cần luộc hoặc nướng khoai thật kỹ để phá hủy chất men trong khoai.
3.3 Không ăn cùng lúc khoai lang và quả hồng
Lượng đường trong khoai lang có thể bị lên men trong dạ dày, làm tăng tiết axit dịch vị. Lượng axit này khi kết hợp cùng tanin trong hồng tạo phản ứng kết tủa. Lâu ngày khiến dạ dày viêm loét, chảy máu.
3.4 Không ăn cả vỏ
Khoai lang tốt cho người mỡ máu cao nhưng nếu bạn ăn cả vỏ lại vô tình làm hại hệ tiêu hóa. Những đốm đen, vị đắng chát của vỏ khoai vừa làm mấy hương vị, còn có thể gây hiện tượng ngộ độc thực phẩm.
3.5 Các món từ khoai lang không nên ăn
Không nên chế biến khoai thành các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ. Những món ăn này sẽ trực tiếp khiến mỡ máu có xu hướng tăng cao hơn. Bạn chỉ nên chế biến khoai lang thành các món như: Khoai hấp, luộc, nấu cháo hoặc làm sinh tố khoai lang.
Kết luận chung
Khoai lang là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều xơ, ít béo rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao. Người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình các món khoai luộc, hấp, cháo để đa dạng bữa ăn, hỗ trợ việc điều trị bệnh mỡ máu tốt hơn.
Bên cạnh ăn khoai lang, người bệnh mỡ máu nên ăn thêm các loại rau củ quả giàu vitamin khác như cà rốt, rau xanh, nấm rơm, rong biển,… cùng với đó là kết hợp cùng chế độ thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cũng như hạn chế các biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra.
XEM THÊM:
- Chữa mỡ máu bằng lá xoài – Áp dụng 3 cách này để “Quét sạch” mỡ xấu
- Mỡ máu có nên ăn lạc? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng
- Chiết xuất cam Bergamot – Thảo dược quý đẩy lùi mỡ máu cao từ miền nam nước Ý
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Nguyễn Minh HoàngTốt nghiệp Thạc sỹ Dược tại Vương quốc Anh, được truyền niềm đam mê với sự nghiệp “làm thuốc cứu người” từ truyền thống gia đình, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng hiện là giảng viên tại Đại học Dược Hà Nội. Tiếp thu tinh hoa y học truyền thống cùng kiến thức y học hiện đại trong nước và quốc tế, Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng sẽ đem tới những thông tin y dược đầy đủ, chính xác và cập nhật nhất.