[Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH TIÊU HÓA

    [Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    19/11/21

    Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Tuy nhiên, chúng không chỉ đơn thuần là loại rau gia vị mà còn được mệnh danh là “thần dược” chữa bệnh. Vậy lá mơ lông có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

    5/5 - (14524 bình chọn)

    1. Lá mơ lông là cây gì?

    Lá mơ lông không chỉ là loại rau đơn thuần mà còn là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau và hiệu quả trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ và đau nhức xương khớp.

    Tên khoa học: Paederia tomentosa

    Tên gọi khác: Lá thúi địch, ngưu bì đống, mơ tam thể, mơ leo, dây mơ lông.

    Họ: Cà phê

    Tìm hiểu về thảo dược lá mơ

    Tìm hiểu về thảo dược lá mơ

    2. Đặc điểm nhận diện

    Lá mơ là dạng cây thân leo, dễ phát triển. Lá mọc đối nhau, đầu nhọn, mặt dưới màu tím nhạt, mặt trên màu xanh. Giữa là có đường gân nổi rất rõ được bao phủ bởi lớp lông mịn bên trên.
    Hoa của lá mơ lông mọc thành từng chùm ở ngọn hoặc nách lá, có hình dáng như loa kèn. Hoa màu trắng có 6 cánh, ở giữa là màu tím nhạt. quả hình tròn, dẹt, được bao phủ bởi lớp vỏ màu vàng.

    Khi vò nát lá mơ lông có mùi thối, đó là lý do vì sao nhiều nơi gọi là cây thúi địch. Ở Việt Nam có 5 loại lá mơ, tuy nhiên lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

    3. Phân bổ

    Lá mơ lông xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên nhiều nhất là Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam. Tại nước ta, cây có mặt ở khắp nơi, ở vùng quê cây có thể được trồng làm hàng rào, lấy lá làm thực phẩm hoặc dược liệu.

    4. Bộ phận làm dược liệu

    Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá mơ. Ngoài lá, thân và rễ cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Lá mơ có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Lá mơ có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc phơi khô với số lượng lớn dùng dần. Thân và rễ được cắt ngắn dùng tươi hoặc phơi khô.

    Lá mơ lông là bộ phận chủ yếu làm dược liệu

    Lá mơ lông là bộ phận chủ yếu làm dược liệu

    5. Thành phần hóa học của lá mơ lông

    Trong lá mơ lông chứa rất nhiều tinh dầu, trong đó phải kể đến như:

    • Bisulfur carbon
    • Sulfur dimethyl disulphit
    • Paederin
    • Alkaloid
    • Scanderoside

    6. Tác dụng của lá mơ lông

    Theo Y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng mát. Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.

    Theo Sách Dược tính chỉ nam, lá mơ lông có vị ngọt bùi, hơi cay, không độc. Công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, bền chắc ruột già. Hiệu quả trong điều trị chứng đau bụng, tiêu chảy.

    Ngoài ra, mơ lông còn hỗ trợ điều trị chứng kiết lỵ, đi ngoài ra máu, các chứng trẻ em cam tích, bụng đầy hơi, phong thấp, ho đàm, viêm phế quản.

    7. Lá mơ lông có chữa được tiêu chảy, viêm đại tràng không?

    Từ xa xưa, dân gian đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, viêm đại tràng, khó tiêu, đầy bụng, sa trực tràng…

    Theo các tài liệu Đông y, lá mơ có vị ngọt đắng, tính bình, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Điển hình, lá mơ lông có công dụng kháng viêm, thanh nhiệt giải độc, kích thích tiêu hóa… Từ đó, hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm đại tràng.

    Ngoài ra, nhiều nghiên cứu Y học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá mơ lông có dược tính cao. Có thể kể đến như Sulfur dimethyl disulphit được cho là hoạt chất tương tự như kháng sinh. Thành phần này có tác dụng kháng viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.

    Lá mơ có chữa được viêm đại tràng không?

    Lá mơ có chữa được viêm đại tràng không?

    8. Công dụng của mơ lông và các bài thuốc thường dùng

    Mơ lông được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc, điển hình như bài thuốc sát khuẩn, điều trị kiết lỵ, chữa viêm đại tràng, chữa bệnh xương khớp… Cách thực hiện cụ thể như sau:

    8.1. Bài thuốc lá mơ lông sát khuẩn, chữa kiết lỵ

    Lá mơ có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela – hai vi khuẩn gây tình trạng kiết lỵ. Những người bị kiết lỵ, sử dụng thuốc tây không đỡ, nên áp dụng cách này:

    • Mơ lông rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với lòng đỏ trứng gà.
    • Dùng lá chuối để lót xuống đáy chảo rồi đổ hỗn hợp lá mơ và trứng gà lên, đun lửa nhỏ.
    • Khi chín một mặt thì lật nướng tiếp mặt còn lại cho chín đều.
    • Ăn món này liên tục 2-3 ngày, chữa đau bụng tiêu chảy, kiết lỵ và các bệnh liên quan đường ruột.

    Lưu ý: Không dùng lòng trắng trứng vì chúng gây khó tiêu. Lá chuối được sử dụng phải còn tươi giúp món trứng gà lá mơ chín từ từ, không mất tinh dầu của lá mơ.

    Bài thuốc lá mơ lông

    Bài thuốc lá mơ lông

    8.2. Mơ lông trị giun

    Để chữa giun kim và giun đũa, bạn lấy lá mơ tam thể (30 – 50g), giã nhỏ, thêm ít muối, ăn sống hoặc vắt lấy nước uống. Dùng liền 3 buổi sáng vào lúc đói, giun sẽ ra.

    Ngoài ra, bạn có thể lấy lá mơ lông (30g), cho vào 50ml nước chín, giã vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút, vào 7-8 giờ tối trước khi đi ngủ, giun sẽ ra.

    8.3. Giảm đau nhức xương khớp ở người già

    Người già thường bị phong thấp, đau khớp, nhức mỏi khi thời tiết thay đổi. Có 3 cách giúp giảm đau hiệu quả từ lá mơ, bạn có thể tham khảo:

    Cách 1: Lá mơ lông sắc lấy nước uống, có thể sử dụng cả thân và lá đều được.

    Cách 2: Giã dập lá mơ lông rồi cho vào tách, đổ nước sôi vào hãm như trà. Sau đó, rót nước ra cốc, cho thêm một chút rượu vào uống.

    Cách 3: Cắt nhỏ thân và lá mơ, sau đó, phơi khô. Lấy 1kg lá mơ lông khô ngâm với 2 lít rượu trong 10 ngày. Mỗi ngày uống 1-2 ly. Ngoài uống, bạn có thể sử dụng để xoa bóp giúp giảm đau.

    8.4. Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng

    Những người gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài sau khi ăn đồ lạ, thường xuyên bị đầy bụng, chướng hơi… có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Để cải thiện triệu chứng trên, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc từ lá mơ như sau:

    • Lá mơ rửa sạch, băm nhỏ.
    • Gừng tươi giã nhuyễn, lọc lấy nước.
    • Trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà với nhau.
    • Chưng cách thủy cho đến khi chín và ăn ngay lúc nóng.
    • Mỗi ngày ăn 1 lần, thực hiện trong 15 ngày liên tiếp để đạt hiệu quả cao nhất.

    8.5. Trị chứng bí tiểu tiện

    Người bị bí tiểu tiện có thể sử dụng bài thuốc lá mơ này. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần hái 1 nắm lá mơ lông, sắc với nước uống. Uống kiên trì 2-3 lần sẽ thấy cải thiện tình trạng bí tiểu.

    Sắc nước lá mơ lông trị bí tiểu

    Bài thuốc trị bí tiểu

    8.6. Điều trị chứng cam tích (suy dinh dưỡng) ở trẻ nhỏ

    Từ xa xưa đã áp dụng bài thuốc mơ lông trong điều trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ. Bậc cha mẹ có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

    • Sử dụng rễ mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn.
    • Hai nguyên liệu trên cho vào sắc với 2 bát nước cho tới khi còn 1 bát thì dừng lại.
    • Chia lượng nước đó thành 2 phần cho trẻ uống trong ngày.

    9. Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

    Lá mơ lông có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về phong thấp, đau bụng, viêm đại tràng… Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:

    • Các bài thuốc từ lá mơ chỉ có tác dụng hỗ trợ, không có khả năng điều trị bệnh một cách triệt để.
    • Người bệnh không sử dụng bài thuốc kể trên thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ.
    • Sử dụng lá mơ sạch làm thuốc. Dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống thì nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử trùng.
    • Sử dụng đúng liều lượng theo khuyến cáo hoặc hướng dẫn của thầy thuốc.
    • Không nên dùng lá mơ lông với những trường hợp dị ứng với thành phần lá.
    • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin lá mơ có tác dụng gì. Nếu gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, ngoài việc áp dụng các bài thuốc từ lá mơ lông, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý.

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại Tràng Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng co thắt

    95.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Đại tràng EXTRA Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng. Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.

    175.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (193) Đã bán 5.6k

    Viên tiêu hóa Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá, viêm đại tràng.

    60.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    16 bình luận cho “[Tìm hiểu] Lá mơ có tác dụng gì? 6 bài thuốc tuyệt vời ít ai biết”

    1. Nguyễn Như Tân viết:

      Mến chào Dr Hằng,
      Một sự tình cờ Tôi được người bạn là GS Phan Thị Chung Thuỷ giới thiệu về trạng ưeb này,
      Tôi đã đọc bài thuốc lá mơ lông của các bạn, tôi rất thích và sẽ áp dụng ngay cho bệnh nhân của Tôi
      Hy vọng, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
      BS Như Tân

    2. Ngon viết:

      Toi dang bi tri ngoai . Nay di ngoai ra mua .xin tu van de dieu tri

    3. Trần Thúy viết:

      Lá mơ có thể giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu không?

      • Chào bạn, từ xưa lá mơ đã được xem là một “”thần dược”” tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Các chất trong lá mơ có tác dụng kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm tình trạng viêm loét, từ đó làm giảm cảm giác đau bụng, khó chịu. Lá mơ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng. Lá mơ còn có khả năng tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, hiệu quả của lá mơ có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu tình trạng đầy hơi, khó tiêu của bạn kéo dài và không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    4. Trần Thuận viết:

      Lá mơ có thể giúp làm dịu da bị cháy nắng không?

      • Chào bạn !
        Lá mơ không chỉ nổi tiếng với tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa mà còn được nhiều người tin dùng để chăm sóc da, đặc biệt là làn da bị cháy nắng. Các chất trong lá mơ giúp làm dịu da bị kích ứng, giảm tình trạng đỏ rát, ngứa ngáy. Lá mơ còn có khả năng kháng viêm, giúp giảm sưng tấy và làm lành vết thương trên da cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu da bị khô ráp do cháy nắng.
        Tuy nhiên, lá mơ chỉ có tác dụng làm dịu da tạm thời, không thể thay thế các phương pháp điều trị y khoa.
        Chúc bạn mạnh khỏe!

    5. Lê Giang viết:

      Mình nghe nói lá mơ lông có thể trị được cả mụn nhọt không biết đúng không?

      • Chào bạn. Ngoài các tác dụng được kể trên bài viết, lá mơ lông còn có rất nhiều lợi ích khác trong đó có cả chữa mụn nhọt. Theo Y học cổ truyền thì lá mơ lông giúp thanh nhiệt cơ thể nên có thể hạn chế mụn nhọt.
        Bên cạnh đó, các chất thành phần có trong lá có khả năng kháng khuẩn, chống viêm ngăn cản, tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn cho da. Lá mơ lông có khả năng loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da ngăn không cho mụn tái phát.
        Chúc bạn mạnh khỏe.

    6. Minh Tiệp viết:

      Mình không thích mùi vị của lá mơ, có cách sử dụng nào khác không?

      • Chào bạn. Bạn có thể sử dụng lá mơ để đun nước tắm hoặc để đắp lên da. Tuy nhiên, những cách này chỉ thường sử dụng cho các bệnh có biểu hiện trên da, hay dành cho các tổn thương nhìn thấy được. Cách này có hiệu quả trong trị rôm sẩy, mụn nhọt, mụn trứng cá, bỏng nhẹ hay giảm sưng do côn trùng cắn. Khác với việc uống hay ăn lá mơ lông thì có tác dụng với các bệnh tiêu hóa, đại tràng.
        Chúc bạn mạnh khỏe.

    7. Phạm Thị Vân viết:

      Nếu đun lá mơ lông cho trẻ uống mà thêm đường vào cho ngọt và trẻ dễ uống thì có sao không?

      • Chào bạn!
        Nếu bạn muốn đun lá mơ lông cho trẻ uống và thêm đường để làm ngọt, có một số điều cần lưu ý:
        – Lượng đường: Thêm một lượng nhỏ đường có thể giúp trẻ dễ uống hơn, nhưng cần tránh thêm quá nhiều đường để không làm tăng lượng calo và gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
        – Kiểm tra tác dụng phụ: Đảm bảo rằng trẻ không có phản ứng bất lợi nào với lá mơ lông và không gặp vấn đề về tiêu hóa.
        – Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thảo dược nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với sức khỏe của trẻ.
        Chúc bạn và trẻ sức khỏe!

    8. Trang Nguyễn viết:

      Ăn lá mơ lông nhiều quá có sao không?

      • Chào bạn!
        Lá mơ lông có nhiều lợi ích cho sức khỏe, như hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, có thể gây ra một số vấn đề như:
        1. Rối loạn tiêu hóa: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến khó tiêu hoặc tiêu chảy.
        2. Tương tác thuốc: Nếu bạn đang dùng thuốc, lá mơ lông có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ hoặc hiệu quả của thuốc.
        Tốt nhất là nên ăn lá mơ lông với lượng vừa phải và cân nhắc kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng để đảm bảo sức khỏe toàn diện. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
        Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [6 bài thuốc từ Cây Mần Ri] chữa thoát vị đĩa đệm chớ bỏ qua 08/01/21
      Cây Mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là bài thuốc phổ biến. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về…
      Hệ vi khuẩn đường ruột là gì? Vai trò, cách cải thiện vi khuẩn đường ruột 22/12/20
      Hệ vi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Trong cơ thể chúng…
      Hội chứng ruột kích thích (IBS): Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh 25/11/23
      Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Theo…
      Trẻ rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Chuyên gia khuyên bạn 26/10/20
      Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra ở trẻ em, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe…
      Xem thêm