“Gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không?” Chuyên gia giải đáp
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    “Gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không?” Chuyên gia giải đáp

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    13/05/21

    Cách đây 1 tuần tôi đi khám sức khỏe, phát hiện chỉ số ALT 50 UI/L, AST 55UI/L. Bác sĩ thông báo tôi mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Hiện tại, tôi đang rất hoang mang không biết gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không? Rất mong nhận được tư vấn, giải đáp từ chuyên gia.

    5/5 - (14 bình chọn)

     (Anh Nguyễn Trọng Võ, 35 tuổi, Hưng Yên)

    Chào anh Nguyễn Trọng Võ, với câu hỏi của anh, Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng xin được giải đáp như sau: Thứ nhất, gan nhiễm mỡ không có khả năng lây lan nên anh hoàn toàn có thể yên tâm. Thứ hai, bệnh có chữa được không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng bệnh, mức độ tổn thương, phương pháp điều trị, người bệnh có thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hay không… để rõ hơn về vấn đề này, anh Võ và độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Bệnh gan nhiễm mỡ ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

    Gan nhiễm mỡ được hiểu là tình trạng chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể, cũng không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe. Người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt, gan nhiễm mỡ tiến triển nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

    1.1. Xơ gan

    Gan nhiễm mỡ ở mức độ 1, 2 không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi chuyển sang mức độ 3 (mỡ trong gan vượt quá 25% trọng lượng gan), xơ gan sẽ bắt đầu xuất hiện.

    Xơ gan càng nặng, sợi xơ nhiều các tế bào gan càng bị tổn thương, lúc này gan bị biến đổi cấu trúc, suy giảm chức năng gan, khó phục hồi.

    Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng tới sức khỏe

    Biến chứng của gan nhiễm mỡ

    1.2. Ung thư gan

    Mỡ trong gan tích tụ gây ra tình trạng viêm gan, xơ gan kéo dài. Bệnh nhân nếu không thực hiện phương pháp điều trị phù hợp, kiên trì, kết hợp với tác nhân tấn công từ tế bào Kupffer gây viêm khiến cho tế bào gan chết hàng loạt dẫn tới ung thư gan.

    Đây được xem là mức độ nghiêm trọng nhất của biến chứng gan, căn bệnh có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào.

    1.3. Rối loạn các cơ quan khác

    Ngoài biến chứng trên gan, gan nhiễm mỡ còn gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới các bệnh lý, rối loạn cơ quan khác như: Ung thư đại – trực tràng, loãng xương, thiếu hụt vitamin D…  ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đe dọa tính mạng.

    Xem thêmGan nhiễm mỡ là bệnh gì? Xem ngay triệu chứng để chẩn đoán bệnh

    2. Bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không?

    Câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa khỏi, nếu phát hiện bệnh sớm, tích cực điều trị và tuân thủ phác đồ của bác sĩ.

    Thông thường, gan nhiễm mỡ độ 1 và 2 – bệnh nhẹ, chức năng gan chưa bị tổn thương nhiều. Vì thế, việc điều trị không gặp nhiều khó khăn. Bệnh sẽ tiến triển tốt nếu kiên trì thay đổi chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý.

    Trường hợp gan nhiễm mỡ độ 3 – giai đoạn nặng, bệnh vẫn có thể chữa khỏi, tuy nhiên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài lâu hơn.

    gan nhiễm mỡ có chữa khỏi không

    Gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị tốt

    3. Bệnh gan nhiễm mỡ có lây không?

    Khác với bệnh viêm gan B, C lây qua đường tình dục, mẹ sang con hoặc truyền máu hay viêm gan A lây qua đường ăn uống. Gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học không phải do virus gây ra. Do đó, gan nhiễm mỡ là bệnh không lây nhiễm.

    Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh virus, không lây nhiễm

    Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh virus, không lây nhiễm

    4. Các phương pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

    Có rất nhiều phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ, bạn có thể tham khảo 1 trong những cách sau:

    4.1. Điều trị bằng thuốc tây

    Hiện nay, Y học vẫn chưa có phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh gan nhiễm mỡ. Các phương pháp chủ yếu là hỗ trợ cho bệnh nhân kèm theo điều trị các bệnh lý khác (VD tiểu đường…). Tuy nhiên, người bệnh có thể kết hợp các loại thuốc tân dược để kiểm soát bệnh. Cụ thể:

    • Choline: Thường được chỉ định cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu bia, giúp giảm tổn thương gan.
    • Các loại vitamin: Vitamin B, C hay E có tác dụng rất tốt trong việc điều trị gan nhiễm mỡ, giúp đào thải chất béo dư thừa trong gan, đồng thời phục hồi chức năng gan.
    • Acid amin: Chỉ định cho những trường hợp bị rối loạn chức năng gan.
    • Nhóm thuốc statin: Nhóm thuốc phù hợp với đối tượng bị gan nhiễm mỡ kèm mỡ máu cao.

    Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, dù là vitamin hay thuốc điều trị gan nhiễm mỡ thì người bệnh đều phải cẩn trọng, thực hiện theo chỉ thị của bác sĩ. Bởi, nếu lạm dụng, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như: teo cơ vân, đau dạ dày…

    4.2. Điều trị gan nhiễm mỡ bằng Đông y

    Theo quan niệm Đông y, gan nhiễm mỡ là do chức năng tạng phủ, đặc biệt tỳ (cơ quan tiêu hóa) không vận hóa được, đàm thấp dẫn đến tình trạng mỡ tích tụ tại gan. Vì vậy, để điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ phải giải quyết cả gốc và ngọn, tức là vừa cải thiện chức năng tạng tỳ, vừa tiêu trừ mỡ thừa trong gan.

    Từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng các vị thuốc để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như:

    Những bài thuốc này được thực hiện theo phương pháp đun sắc hoặc hãm trà uống hàng ngày. Chúng chỉ phù hợp cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn nhẹ, tổn thương gan còn ít.

    4.3. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

    Lối sống sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan. Một lối sống lành mạnh, khoa học cho bạn lá gan khỏe mạnh và ngược lại.

    Theo Heathline, để điều trị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống:

    • Nhiều trái cây và rau xanh chứa chất chống oxy hóa, giàu chất xơ giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa trong gan
    • Bổ sung sữa, thịt, cá, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…
    • Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
    • Ăn nhiều cá tươi – thực phẩm giàu axit omega-3 giảm nồng độ cholesterol trong máu, giảm gan nhiễm mỡ.
    • Tránh xa rượu bia, nước uống có gas, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, nội tạng động vật…

    Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp chế độ luyện tập thể dục hàng ngày, mỗi ngày 30 phút, vừa tăng cường sức khỏe, vừa giảm mỡ thừa trong gan.

    5. Lưu ý khi chữa gan nhiễm mỡ

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, gan nhiễm mỡ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát hoặc diễn biến phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi điều trị:

    • Khi được chẩn đoán mắc bệnh, tuyệt đối không nên tham khảo các bài thuốc chữa bệnh trên mạng, bởi chưa biết tình trạng bệnh của mình ở mức độ nào, sử dụng thuốc vô tội vạ là vô cùng nguy hiểm.
    • Sử dụng thuốc tây, thuốc nam đều chuyển hóa qua gan và có thể gây hại cho gan. Vì vậy, không nên tự tiện sử dụng thuốc.
    • Trong thời gian điều trị, cần khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.

    Qua bài viết trên, chắc hẳn anh Nguyễn Trọng Võ cũng như bạn đọc đã có câu trả lời “bệnh gan nhiễm mỡ có chữa được không, có lây không”. Nếu còn băn khoăn gì về bệnh, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết hoặc gọi điện đến tổng đài tư vấn sức khỏe 0865344349 để được hỗ trợ.

    Xem thêm:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      [Hỏi – Đáp] Mỡ máu cao uống linh chi được không? Cần lưu ý gì? 28/06/22
      Tôi được người quen biếu ít nấm linh chi để bồi bổ sức khỏe, nhưng không biết bị mỡ máu…
      Thuốc Rosuvastatin là thuốc gì? Công dụng và lưu ý khi dùng 28/04/21
      Thuốc Rosuvastatin là một trong các loại thuốc tây điều trị mỡ máu cao. Tuy nhiên cần lưu ý tới…
      [Top 5] que thử mỡ máu phổ biến nhất – Cách sử dụng và lưu ý 24/05/24
      Que thử mỡ máu là dụng cụ không thể thiếu trong máy đo mỡ máu tại nhà. Khác với máy,…
      {Hỏi – đáp} Chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Cần làm gì để kiểm soát? 30/09/21
      Hỏi: Mẹ tôi năm nay 70 tuổi, chỉ số huyết áp đo được là 150/90mmHg. Vậy cho tôi hỏi, trường…
      Xem thêm