Đau cơ mông: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH THẦN KINH TỌA

    Đau cơ mông: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    04/01/21

    Đau cơ mông không chỉ đơn thuần do căng cơ mà đôi khi tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như đau thần kinh tọa, đau cơ hình quả lê hay viêm bao hoạt dịch… Để tìm hiểu đau cơ mông nguyên nhân do đâu, cách điều trị và lưu ý ra sao, hãy cùng chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng qua bài viết dưới đây.

    5/5 - (610 bình chọn)

    1. Hội chứng đau cơ mông là gì?

    đau cơ mông là gì

    Mông bao gồm các nhóm cơ, dây chằng, dây thần kinh bao bọc lấy phần xương chậu.

    Mông được cấu tạo từ các cơ và mô mỡ, bao bọc khung xương chậu và khớp chậu đùi. Đây là nơi có nhiều mạch máu thần kinh từ trong chậu hông đi ra rồi đi xuống mặt sau của đùi.

    Cơ mông gồm 3 nhóm cơ chính:

    • Cơ mông lớn (đóng vai trò duỗi khớp hông)
    • Cơ mông nhỡ
    • Cơ mông bé (ổn định khớp hông và khớp gối)

    Những cơ mông này có nhiệm vụ như:

    • Hỗ trợ xương cụt, xương đùi và thân giữa, thân dưới
    • Cơ mông lớn giúp duỗi khớp hông, tạo lực đẩy cơ thể về phía trước theo phương ngang
    • Cơ mông nhỡ và cơ mông bé giúp ổn định khớp hông, khớp gối, giữ tư thế thẳng và tạo hiệu quả khi chuyển động
    • Khi kết hợp chung cơ mông giúp hấp thụ lực và giảm tải áp lực cho lưng dưới
    • Giảm rủi ro chấn thương, giúp ổn định thân dưới

    Đau cơ mông là hiện tượng các cơ vùng mông gặp tổn thương. Tình trạng này rất dễ bị bỏ qua vì đôi khi những hoạt động thường ngày của bạn cũng khiến mông đau nhức mỏi như ngồi nhiều, căng cơ…

    Một số trường hợp khi các cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm có thể liên quan đến các bệnh lý cụ thể.

    2. Nguyên nhân gây đau cơ mông

    Đau cơ mông không chỉ đơn thuần là dấu hiệu khi tổn thương mà còn do những yếu tố tác động từ dây thần kinh hoặc bệnh lý tác động gây đau. Cụ thể:

    2.1. Đau mỏi cơ mông là dấu hiệu khi gặp chấn thương, căng cơ

    Các vết bầm tím xuất phát từ nguyên nhân mông bị tác động một lực gây tổn thương mao mạch, dễ xuất hiện các vết bầm tím hoặc đen. Lâu dần các vết này sẽ chuyển sang màu xanh vàng và biến mất.

    Chấn thương này không quá nghiêm trọng do chỉ tác động vào phần bên ngoài của cơ mông và tự khỏi qua thời gian.

    Tương tự như vậy, tình trạng đau căng cơ mông do cử động đột ngột cũng dẫn tới tổn thương cơ vùng mông nhưng nếu duỗi từ từ cơ nhiều lần hoặc nghỉ ngơi cũng sẽ hết. Thông thường đau mông do căng cơ do các hoạt động thể thao cường độ mạnh, không khởi động kỹ trước khi tập hoặc thay đổi phương hướng đột ngột.

    2.2. Nguyên nhân do hội chứng mông chết

    Hội chứng mông chết hay còn gọi là viêm gân cơ mông chủ yếu gặp ở các đối tượng đặc thù phải ngồi một chỗ, không vận động hoặc ít vận động như dân văn phòng, lái xe.

    Theo Phòng chống bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế, hội chứng mông chết phát triển khi cơ mông ngoài bị suy yếu, sẽ gây nên các triệu chứng như:

    • Đau cơ mông trái hoặc phải
    • Đau một bên mông
    • Đau lưng, đau hông dữ dội
    • Đau nhức đầu gối, đau mắt cá chân do cơ thể đang cố bù lại sự mất cân bằng
    • Cơ mông yếu đi

    2.3. Zona thần kinh

    Zona thần kinh ở mông cũng là thủ phạm gây nên các cơn đau mông gây sưng tấy, nổi mụn nước ở vùng mông bị tổn thương. Người bệnh có thể đau một bên mông hoặc hai bên tùy thuộc vào vị trí zona.

    2.4. Trĩ

    Trĩ là hậu quả do áp lực trong tĩnh mạch hậu môn và trực tràng khi bạn cố rặn khi đi vệ sinh hoặc do táo bón, gây nên các cơn đau, rát thậm chí chảy máu hậu môn.

    Khi hậu môn bị tổn thương có thể gây ra những cơn đau lan ra các cơ mông xung quanh.

    2.5. Đau cơ mông do các bệnh lý về xương khớp

    đau cơ mông do bệnh lý cơ xương khớp

    Bệnh lý xương khớp cũng là thủ phạm gây đau mông.

    Do cơ mông liên quan đến hệ thống dây thần kinh nối dài khắp cơ thể và xương hông nên khi một trong những cơ quan này bị tác động ở vùng mông sẽ gây nên các cơn đau cơ vùng mông. Một số bệnh lý xương khớp gây đau cơ như:

    Đau thần kinh tọa do dây thần kinh bị chèn ép không chỉ gây nên các cơn đau lưng mà còn gặp phải các triệu chứng như:

      • Đau lưng, đau cơ từ mông xuống chân
      • Đau nhói, đau rát vùng thắt lưng lan xuống mông
      • Chân tay tê yếu, ngứa ran
    • Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm
      • Khi đĩa đệm ở các đốt sống xương cùng bị tổn thương có chệch ra khỏi vị trí ban đầu đè lên các dây thần kinh gần đó, gây nên cơn đau nhức cơ mông dữ dội hoặc âm ỉ
    • Viêm khớp
      • Viêm khớp cột sống thắt lưng L4-L5 gây nên các cơn đau lưng lan xuống mông, đau cơ mông khi ngồi
    • Hội chứng khớp cùng chậu
      • Khi sụn bọc khớp cùng chậu tổn thương, bị bào mòn làm tăng áp lực khi vận động, gây ra các cơn đau nhức từ vùng lưng lan xuống hông, mông và lan xuống cả bắp chân.
    • Viêm bao hoạt dịch  ở khớp háng
      • Tình trạng viêm bao hoạt dịch khớp háng cũng có thể gây ra các cơn đau nhức tại háng
      • Các cơn đau có thể lan sang mông và bắp chân kèm theo sưng tấy đỏ
    • Hội chứng cơ hình lê cũng là thủ phạm gây đau cơ mông

    >> Tìm hiểu ngay: Đau dây thần kinh tọa uống thuốc gì an toàn nhất?

    3. Chẩn đoán

    Để biết đau cơ mông có liên quan đến bệnh lý cụ thể nào, ngoài thăm khám bằng mắt thường để xem có tổn thương hoặc viêm nhiễm hay không, các bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp như:

    • Chụp X-quang: xác định những bất thường ở khung chậu, hông như viêm khớp, hoại tử mạch của hông, gãy xương hay những bất thường bẩm sinh và khối u.
    • Chụp MRI khu vực cột sống thắt lưng và khung chậu để loại bỏ bệnh lý tiềm ẩn.
    • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân và sinh hóa máu: giúp loại trừ trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và khối u.

    Khi triệu chứng đau cơ mông không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên chủ động thăm khám. Ngoài ra, nếu có những biểu hiện đi kèm dưới đây, bạn cũng đừng nên chủ quan:

    • Căng hoặc đau ê ẩm vùng mông kéo dài
    • Hai chân tê yếu, suy giảm sức lực, có cảm giác ngứa ran hoặc tê kéo dài xuống mặt sau của chân
    • Khó kiểm soát tiểu tiện
    • Cường độ đau tăng dần, dữ dội ngay cả khi nghỉ ngơi
    • Sốt cao trên 40 độ trở lên

    4. Chữa đau cơ mông thế nào?

    chữa đau cơ mông

    Cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau để có cách điều trị thích hợp.

    Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau cơ mông thông thường sẽ tự hết qua một thời gian. Trường hợp đau nhẹ, bạn có thể giảm đau tại nhà bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá hoặc kê cao chân. Ngoài ra bạn có thể dùng thêm một số phương pháp điều trị như:

    • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen và acetaminophen
    • Chườm nóng
    • Tập vật lý trị liệu kéo giãn cơ mông để thư giãn và tăng cường cơ bắp ở mông

    Nếu các triệu chứng đau cơ mông nghiêm trọng hơn có thể để xuất các phương pháp điều trị khác như:

    • Sử dụng thuốc giãn cơ giúp giãn cơ mông, giảm đau
    • Điện trị liệu giúp giảm đau dữ dội và ngừng co thắt cơ ở mông
    • Phẫu thuật: thông thường phương pháp này ít khi cần nhưng nếu không có phương pháp điều trị nào hiệu quả có thể chỉ định phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh gây đau

    5. Lưu ý từ bác sĩ khi đau cơ mông

    Ngoài nguyên nhân trực tiếp gây đau mông còn có những nguyên nhân gián tiếp gây ra triệu chứng này, do vậy để phòng tránh đau cơ mông, bạn nên phòng ngừa từ bệnh lý ban đầu bằng cách:

    • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe toàn thân, giúp săn chắc cơ bắp và giảm nguy cơ bị thương
    • Làm nóng cơ thể trước khi tập luyện để hạn chế căng cơ
    • Đừng cố gắng chịu đựng các cơn đau
    • Tránh các áp lực quá lớn lên hông gây nên hội chứng cơ mông sâu

    Trên đây là một số thông tin về đau cơ mông, các bệnh lý liên quan và cách điều trị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này nên theo dõi để biết cụ thể nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị thích hợp. Ngoài ra bạn có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được tư vấn giải đáp hoặc chat trực tiếp với chúng tôi tại đây.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ

    10 bình luận cho “Đau cơ mông: Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý từ bác sĩ”

    1. Bùi Thị Thùy Linh viết:

      Tôi bị đau vùng mông trái gần xuống bắp đùi rồi mấy ngày sau tôi bị tiểu buốt là bệnh gì ạ

      • Chào bạn, hiện tượng đau vùng mông trái gần xuống bắp đùi nhiều khả năng là bệnh đau thần kinh tọa. Nguyên nhân chủ yếu là do tổn thương ở đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh tọa chạy dọc từ sau lưng xuống chân. Việc bạn bị tiểu buốt có thể do bệnh lý ở thận, tiết niệu; hoặc cũng có thể do dây thần kinh bị chèn ép gây ra.
        Bạn bị tình trạng trên lâu chưa? Bạn nên đến khám cơ sở y tế để bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị giúp bạn nhé. Ngoài ra cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin về đau thần kinh tọa ở đây:
        https://tambinh.vn/benh-dau-than-kinh-toa/
        Chúc bạn sức khỏe!

    2. Nguyễn Tâm viết:

      Xin chào Bác sĩ. Chị gái em bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 và gai cột sống, hiện tại chị bị tê nhức từ vùng mông vfa tê bì 2 chân. Cho em hỏi cách điều trị thế nào ạ. Em cám ơn Bác

      • Chào bạn, chị gái bạn đã bị tình trạng này lâu chưa? Với tình trạng này chị bạn nên đến khám ở cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ nắm được tình trạng cụ thể và cho lời khuyên tốt nhất. Ngoài ra chị bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và rèn luyện hợp lý để cải thiện tình trạng. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại: https://tambinh.vn/thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-l4-l5-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri
        Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn có thể chủ động liên hệ hotline 0343446699 để các Dược sĩ Tâm Bình hỗ trợ tư vấn giúp bạn nhé!
        Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe!

    3. Ngọc viết:

      Tôi bị đau vùng mông trái, nằm cũng đau
      Nhiều lúc bình thường duỗi chân lúc nằm sẽ thoáng bị đau

      • Chào bạn! đau vùng mông do rất nhiều nguyên nhân gây ra như bài viết chia sẻ. Ngoài đau vùng mông trái bạn có kèm theo đau lưng lan xuống vùng mông, chân , vận động khó khăn không? bạn chia sẻ cụ thể tình trạng mình gặp phải hoặc để lại SĐT để các Dược Sĩ Tâm Bình hỗ trợ tư vấn cho bạn nhé. Nếu cần tư vấn về chăm sóc sức khỏe bạn có thể liên hệ hotline 0343 446699 để được hỗ trợ nhé.

    4. Ngà viết:

      Tôi bị đau cơ mông bên phải. Đau không cố định. 1 tháng hoặc vài tháng đau một lần, mỗi lần kéo dài 3 đến 4 ngày. Mỗi lần đau, chỉ đau vùng mông âm ỉ đau bên trong xương. Khi đau nhiều quá tôi khó trong việc vận động và đi lại. Tôi đã đi chụp XQ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu của bệnh.

      • Chào bạn! Đau cơ mông do rất nhiều nguyên nhân gây ra như bài viết chia sẻ. Bạn chia sẻ cụ thể hơn về độ tuổi, công việc hiện tại của bạn là gì? ngoài đau cơ vùng mông bạn có kèm theo các triệu chứng đau lưng hay đau lan từ mông xuống chân không? Bạn để lại SĐT để được các Dược Sĩ Tâm Bình tư vấn cụ thể cho mình nhé

    5. lê thị minh thảo viết:

      mỗi lần quan hệ xong là em bị tê 2phan mông ở phía dưới.e nằm khoảng 5 tới 10 phút xong mới trở lại bình thường.e mới bị đây khoảng 1thang.

      • Chào bạn! Tình trạng tê mông sau quan hệ có thể do áp lực lên dây thần kinh ở vùng mông khi quan hệ. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc gây khó chịu, bạn nên thử thay đổi tư thế quan hệ để giảm áp lực. Nếu không cải thiện, bạn nên đi khám để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn sức khỏe!

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Ho nhiều đau sườn phải thì làm thế nào? 07/08/19
      Mỗi khi ho nhiều đau sườn phải, mọi người hay thắc mắc không hiểu triệu chứng này biểu hiện cho…
      Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai – Mẹ bầu chớ nên chủ quan 26/09/19
      Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là trường hợp rất hay gặp. Bài viết sau sẽ chỉ…
      Viêm dây thần kinh cánh tay nguy hiểm ra sao? Cách chữa tốt nhất 04/08/19
      Viêm dây thần kinh cánh tay là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ…
      Đau thần kinh tọa có quan hệ được không? Áp dụng ngay 7 cách này! 16/11/20
      Đau thần kinh tọa có quan hệ được không, quan hệ thế nào cho đúng? là thắc mắc khó nói…
      Xem thêm