Dùng rượu tỏi để điều trị bệnh thấp khớp là một phương pháp đơn giản, an toàn lại hiệu quả. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp.
2. Công dụng của rượu tỏi trong điều trị bệnh thấp khớp
Ngoài việc sử dụng thuốc tây và phẫu thuật, sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh thấp khớp cũng là lựa chọn của nhiều người. Trong củ tỏi có nhiều thành phần có lợi cho xương khớp, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp, cụ thể là:
✅ THÀNH PHẦN | ⭐ CÔNG DỤNG VỚI XƯƠNG KHỚP |
✅ Allicin | ⭐ Chống nhiễm khuẩn, giảm đau. |
✅ Selen | ⭐ Ngăn chặn, ức chế quá trình hình thành phản ứng viêm. |
✅ Chất chống oxy hóa | ⭐ Bảo vệ sụn khớp, ngăn ngừa tổn thương, chống thoái hóa xương khớp. |
✅ Phytoncid | ⭐ Kháng khuẩn, giảm đau; ngừa vi khuẩn xâm nhập, tấn công sụn khớp; giảm sưng đau. |
✅ Cholesterol tốt | ⭐ Cải thiện lưu thông máu, nuôi dưỡng mô xương khớp. |
✅ Canxi, Magie, Sắt, Phốt pho, Kali | ⭐ Cung cấp dưỡng chất, giúp sụn khớp, xương chắc khỏe, dẻo dai. |
3. Công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp
Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu chữa bệnh thấp khớp. Tỏi trắng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày khi được sử dụng như một loại gia vị. Tỏi đen là loại tỏi được lên men từ 30 – 45 ngày, có vị ngọt, mềm dẻo. Tỏi đen có tác dụng tốt hơn tỏi trắng.
Công thức cho từng loại như sau:
3.1. Rượu tỏi trắng chữa bệnh thấp khớp
Loại tỏi được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất để chữa các bệnh về xương khớp là tỏi trắng. Bạn có thể dùng tỏi ta có tép nhỏ hoặc tỏi Lý Sơn, tỏi cô đơn đều được. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại tỏi đảm bảo chất lượng, không bị óp, thối và tồn dư chất bảo quản.
– Công dụng:
Rượu tỏi trắng giúp giảm các triệu chứng đau do viêm khớp dạng thấp, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, rượu tỏi trắng còn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp.
– Chuẩn bị:
- Bình thủy tinh sạch
- 100ml rượu nếp trắng từ 45 – 50 độ
- 40g tỏi trắng khô bóc vỏ
– Cách thực hiện:
- Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào bình ngâm cùng rượu trong vòng 10 ngày.
- Thỉnh thoảng nên lắc đều bình rượu.
- Khi ngâm rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm.
Khi ngâm rượu tỏi trắng sẽ chuyển từ màu trắng sang màu vàng ngà và cuối cùng là vàng đậm
3.2. Rượu tỏi đen tốt cho xương khớp
Quy trình chế biến tỏi đen khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, tỏi đen lại có tác dụng vượt trội hơn nhiều so với tỏi trắng tươi. Nếu không tự chế biến được, bạn có thể mua sẵn tỏi đen để ngâm rượu hoặc sử dụng máy để làm.
– Công dụng:
Rượu ngâm tỏi đen có công dụng hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, bổ sung các chất cần thiết cho xương, chống oxy hóa các tế bào nói chung và tế bào sụn khớp nói riêng.
– Chuẩn bị:
- Bình thủy tinh sạch
- Từ 1 – 1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 30 – 60 độ
- 200g tỏi đen
– Cách thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, cho vào bình ngâm cùng rượu
- Sau 2 – 3 ngày thì lắc đều bình rượu.
- Sau 4 – 7 ngày ngâm có thể sử dụng rượu. Do tỏi đen đã được lên men nên rượu tỏi đen có thời gian ngâm ngắn hơn rượu tỏi trắng.
Tỏi đen có tác dụng tốt hơn tỏi trắng
4. Cách dùng rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp
– Cách dùng rượu tỏi trắng:
- Sử dụng 1 thìa cà phê cho một lần uống.
- Mỗi ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Có thể pha thêm với nước ấm cho dễ uống.
- Thông thường một bình rượu có thể sử dụng trong vòng 20 ngày. Do đó, để sử dụng liên tục bạn nên ngâm gối rượu khi bình rượu trước đã sử dụng được 10 ngày.
– Cách dùng rượu tỏi đen:
- Uống 1 hoặc 2 chén mắt trâu sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.
- Khi uống hết rượu mà tỏi vẫn còn có màu đen thì có thể đổ rượu vào ngâm tiếp một lần nữa.
Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
5. Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
5.1. Chống chỉ định
- Người đang sốt, nhiễm trùng chân răng không nên sử dụng rượu tỏi.
- Người nóng trong, táo bón.
- Người bị huyết áp thấp nên tránh vì rượu tỏi có tác dụng hạ huyết áp.
- Người chuẩn bị phẫu thuật không nên sử dụng vì tỏi có khả năng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu được chỉ định trong ca mổ.
5.2. Xử lý mùi tỏi
- Rượu tỏi có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống. Do đó người bệnh cần làm quen dần, có thể thử ít một trước khi dùng đúng liều lượng.
- Để khử mùi tỏi trong miệng sau khi uống, bạn có thể ăn một chút trái cây và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
5.3. Kết hợp với các phương pháp khác
- Người bệnh có thể kết hợp xoa bóp hàng ngày, ngâm chân với nước muối ấm hoặc thảo dược mỗi tối trước khi đi ngủ.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, sắt, protein,.. vào thực đơn. Hạn chế các chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
- Giữ chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ ấm cho cơ thể.
- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn: Lựa chọn môn thể thao và cường độ tập phù hợp với thể trạng và diễn biến bệnh. Nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.
- Kết hợp sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh thấp khớp như Glucosamine,…
- Tham vấn ý kiến của bác sỹ khi đang sử dụng đồng thời các biện pháp điều trị khác.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã nắm được công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, hãy gọi tới hotline 0865 344 349 để được giải đáp miễn phí!
>>> XEM THÊM:
- Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp
- Tại sao thấp khớp gây thiếu máu? Cách phòng tránh hiệu quả
- Chữa viêm khớp dạng thấp ở đâu? Gợi ý 15 địa chỉ uy tín nhất
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Cách ngâm rượu tỏi
https://hellobacsi.com/chuyen-de/benh-tai-mui-hong/cach-ngam-ruou-toi/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.