9+1 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và cực hiệu quả - Thử ngay
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH GAN

    9+1 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn và cực hiệu quả – Thử ngay

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Lê Lan Anh

    04/07/23

    Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Hiện tượng này gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình. Vậy, phải làm gì để giảm ngay cơn ngứa ngáy này? Tham khảo ngay 10 mẹo chữa mề đay cho bà bầu an toàn, hiệu quả dưới đây.

    5/5 - (150 bình chọn)

    1. Hiểu rõ về tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa khi mang thai

    Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 1 người bị nổi mề đay, mẩn ngứa. Tình trạng này gây ra những cơn ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu kèm biểu hiện nổi mẩn đỏ. Hiện tượng này kéo dài và lặp đi lặp lại khiến cho mẹ bầu mệt mỏi, thậm chí mất ăn, mất ngủ.

    Tình trạng mề đay, mẩn ngứa khi mang thai thường xuất hiện ở vùng bụng, nổi trên các vết rạn da. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở chân, tay, đùi… Thông thường, nổi mề đay sẽ xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ hoặc 3 tháng cuối.

    Triệu chứng nổi mẩn ngứa trong 3 tháng đầu có thể hết sau một thời gian khởi phát nếu được điều trị bằng phương pháp phù hợp và kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể là biểu hiện của bệnh lý nào đó như ứ mật thai kỳ… Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, khi có biểu hiện nổi mề đay, bà bầu nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Qua đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.

    Ngoài ra, với những trường hợp nhẹ, mẹ bầu có thể tham khảo các mẹo chữa nổi mề đay đơn giản tại nhà. Đây cũng được xem là liệu pháp an toàn, hiệu quả.

    chữa mề đay cho mẹ bầu

    >>> Nổi mề đay – Đâu là phương pháp điều trị an toàn, dứt điểm

    2. Mẹo chữa mề đay cho bà bầu từ bài thuốc dân gian có an toàn không?

    Các mẹo chữa nổi mề đay cho bà bầu từ bài thuốc dân gian chỉ nên áp dụng khi mới xuất hiện triệu chứng. Phương pháp này tồn tại ưu, nhược điểm nhất định:

    2.1. Ưu điểm

    • Có độ an toàn cao cho mẹ và thai nhi trong bụng;
    • Dược liệu có sẵn, dễ tìm, không tốn kém;
    • Cách thực hiện đơn giản và dễ áp dụng tại nhà

    2.2. Nhược điểm

    • Chỉ dùng khi tình trạng bệnh mới, mức độ nhẹ
    • Có hiệu quả chậm, tùy thuộc vào cơ địa từng người bệnh.

    3. 10 mẹo chữa mề đay cho bà bầu giảm ngay cảm giác ngứa ngáy, khó chịu

    Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai nhi, mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo chữa mề đay, mẩn ngứa sau:

    3.1. Bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người – Tắm ngay lá khế

    Tắm nước lá khế sắc là mẹo chữa mề đay, mẩn ngứa được nhiều bà bầu áp dụng. Cách chữa này đáp ứng tốt với những trường hợp bị nổi mề đay diện rộng.

    Theo Y học cổ truyền, lá khế có công dụng lợi tiểu, kháng viêm, giảm ngứa ngáy. Vì vậy, sử dụng bài thuốc lá khế sẽ hỗ trợ giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn.

    Ngoài ghi chép đông y, một số nghiên cứu hiện đại cũng cho biết lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn, phục hồi tổn thương da.

    Lá khế là vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị mề đay

    Lá khế là vị thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị mề đay

    Cách thực hiện như sau:

    • Chuẩn bị một nắm lá khế tươi (có thể dùng kèm với cành non);
    • Đem lá khế đi rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng chừng 10 phút;
    • Tiếp theo, bạn vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước;
    • Khi nước sôi, giảm nhỏ lửa đun thêm 3 – 5 phút nữa thì tắt;
    • Đổ nước ra chậu, thêm nước lạnh vào pha cho ấm;
    • Dùng nước này để ngâm, tắm toàn thân. Có thể sử dụng bã lá khế đắp lên những vùng da bị ngứa.

    3.2. Tắm bột yến mạch

    Bột yến mạch có đặc tính chống viêm, làm dịu da, giúp giảm ngứa, sưng tấy. Vì vậy, tắm bột yến mạch được nhiều chị em áp dụng để cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa khi mang bầu.

    Cách thực hiện:

    • Bạn chỉ cần đổ chén yến mạch nguyên chất đã được xay nhuyễn vào bồn tắm.
    • Đưa người vào ngâm trong 20 phút kết hợp với massage da nhẹ nhàng, nhất là vùng mẩn ngứa.
    • Ngoài ra, mẹ bầu có thể cho bột yến mạch vào một miếng vải mỏng, cột chặt lại để tắm và vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa.
    • Tắm ngày một lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ thấy mẩn ngứa được cải thiện.

    3.3. Chữa nổi mề đay tại nhà với nha đam

    Đây cũng là phương pháp làm giảm ngứa ngáy hiệu quả cho mẹ bầu. Bởi, nha đam được nghiên cứu có công dụng làm mát da, kháng khuẩn, chống dị ứng.

    Với mẹ bầu, khi xuất hiện các nốt mề đay trên cơ thể, bạn thực hiện những bước sau:

    • Lấy một nhánh nha đam, rửa thật sạch.
    • Dùng dao lọc bỏ vỏ ngoài, lấy phần thịt chà nhẹ nhàng lên vùng da bị mẩn đỏ.
    • Hoặc bạn có thể xay nhuyễn thịt nha đam thành gel, đắp lên vùng mẩn ngứa.
    • Hãy giữ nguyên gel nha đam trên da chừng 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.

    Kiên trì áp dụng phương pháp này, bạn sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc.

    Sử dụng nha đam cũng giúp bạn giảm mẩn ngứa hiệu quả

    Sử dụng nha đam cũng giúp bạn giảm mẩn ngứa hiệu quả

    3.4. Chườm gạc lạnh – Cách chữa ngứa nổi mề đay cho bà bầu

    Chườm lạnh được xem là phương pháp giảm ngứa, khó chịu nhanh chóng cho người bị mề đay. Khi thực hiện mẹo này, gạc lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại, giảm mẩn đỏ, ngứa. Ngoài ra, chườm lạnh còn giúp cho bà bầu có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo làm giảm cơn ngứa tạm thời.

    Cách thực hiện như sau:

    • Mẹ bầu chuẩn bị một túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc khăn mềm bọc sẵn đá.
    • Đặt trực tiếp túi đá hoặc khăn bọc đá lên vùng da bị mẩn ngứa chừng 10 – 20 giây. Thực hiện liên tục lặp đi lặp lại 5 – 10 phút.
    • Sau đó, bạn để da nghỉ chừng 20 phút và thực hiện lại.
    • Lưu ý, không nên chườm liên tục có thể sẽ khiến da bị bỏng lạnh gây rát.

    3.5. Tắm nước chè xanh giảm ngay cơn ngứa ở mẹ bầu

    Tắm nước chè xanh cũng được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu khi bị mề đay, mẩn ngứa.

    Theo Y học cổ truyền, nước chè xanh có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, làm mát da. Ngoài ra, Y học hiện đại cũng chỉ ra hoạt chất EGCG trong dược liệu này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa bội nhiễm ở vùng bị nổi mẩn đỏ. Vì vậy, mẹ bầu có thể an tâm khi áp dụng chè xanh để cải thiện tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay.

    Nước lá chè xanh giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mề đay an toàn cho mẹ bầu

    Nước lá chè xanh giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chữa mề đay an toàn cho mẹ bầu

    Cách thực hiện với chè xanh như sau:

    • Dùng 200g lá chè xanh, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng chừng 5-10 phút.
    • Tiếp theo, cho chè xanh vào nồi nước sạch sẵn 500ml nước, đun sôi.
    • Sau đó, dùng nước chè xanh pha với nước sạch để tắm mỗi ngày.
    • Áp dụng 2-3 ngày liên tục triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay sẽ được cải thiện.

    3.6. Chữa mề đay, mẩn ngứa cho mẹ bầu bằng mướp đắng

    Có rất nhiều mẹo chữa mề đay an toàn cho mẹ bầu, trong đó phải kể đến bài thuốc mướp đắng.

    Theo nghiên cứu, trong mướp đắng có nhiều vitamin như A, C, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào da. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, chữa lành những tổn thương trên da. Vì vậy, mướp đắng được liệt kê vào các thảo dược chữa mề đay, chàm, viêm da cơ địa…

    Cách thực hiện với mướp đắng như sau:

    • Dùng 1 quả mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt rồi giã nát;
    • Vệ sinh vùng da bị mề đay rồi thoa mướp đắng lên da. Hãy giữ nguyên hỗn hợp trên da 10 phút.
    • Sau đó bạn rửa lại với nước sạch. Áp dụng 2-3 ngày liên tục ở những vị trí xuất hiện nhiều nốt mẩn.

    Hoặc bạn có thể dùng lá mướp đắng đun sôi lấy nước, sau đó dùng nước đó pha với nước sạch để tắm. Cách này cũng có tác dụng giảm ngứa, nổi mề đay.

    3.7. Mẹ bầu thử áp dụng mẹo chữa mề đay với lá kinh giới

    Chữa mề đay bằng lá kinh giới là một trong những mẹo dân gian an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng.

    Theo Đông y, kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng sát khuẩn, kháng viêm cao. Y học hiện đại cũng nghiên cứu và chỉ ra, kinh giới chứa hoạt chất menthol racemic, d-menthol… có tác dụng tiêu viêm, khử trùng tự nhiên.

    Với tác dụng này, lá kinh giới được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay, mẩn ngứa.

    Cách thực hiện với lá kinh giới như sau:

    • Chuẩn bị một nắm lá kinh giới, rửa sạch, để ráo nước;
    • Sau đó cho hết kinh giới vào chảo, sao nóng cho tới khi lá se lại. Bạn bọc lá kinh giới vào khăn sạch và chườm trực tiếp lên da.
    • Thực hiện cách này 5 phút, có thể sao lại kinh giới và tiếp tục chườm nóng lên vùng da bị mẩn đỏ.

    3.8. Tắm muối biển giảm mẩn ngứa

    Muối không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp gia đình mà còn là nguyên liệu phổ biến điều trị bệnh da liễu.

    Theo Đông y, muối có tính hàn, có khả năng sát khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Vì vậy, muối được sử dụng phổ biến trong điều trị mẩn ngứa, mề đay.

    Y học hiện đại cũng chỉ ra, muối có đặc tính giảm ngứa, tiêu viêm. Khi kết hợp với các thảo dược khác sẽ tạo thành hỗn hợp giảm mề đay, mẩn ngứa.

    Bạn có thể áp dụng với muối biển như sau:

    • Chuẩn bị 2 chén muối, 1 muỗng canh dầu oliu.
    • Cho muối vào bồn tắm pha với nước ấm, khuấy đều cho muối hòa tan.
    • Tiếp theo, bạn cho 1 muỗng dầu oliu vào nước tắm, dùng tay khuấy đều.
    • Mỗi lần tắm ngâm ít nhất 15 phút, sau đó tắm tráng lại với nước sạch.
    • Thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ thấy triệu chứng được cải thiện đáng kể.

    3.9. Ngải cứu trị mẩn ngứa

    Ngải cứu là thảo dược tự nhiên có lợi cho sức khỏe và được sử dụng như bài thuốc chữa bệnh da liễu.

    Theo nghiên cứu, trong ngải cứu chứa cineol, tetradecatrilin, dehydro… giúp giảm đau, xoa dịu cơn ngứa, chống viêm, sát khuẩn hiệu quả.

    Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, để ráo nước;
    • Cho ngải cứu vào chảo cùng 1 thìa muối biển, sao nóng tới khi thấy mùi thơm.
    • Đổ hỗn hợp này vào túi chườm hoặc chiếc khăn mỏng rồi chườm trực tiếp lên da.
    • Có thể đổ ra sao lại và chườm liên tục trong 5 – 10 phút.
    Áp dụng bài thuốc ngải cứu để xoa dịu cơn ngứa

    Áp dụng bài thuốc ngải cứu để xoa dịu cơn ngứa

    3.10. Tắm nước sài đất

    Theo Đông y, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, được sử dụng trong các bài thuốc tiêu độc, giải nóng gan, trị mạo cảm, chữa viêm bàng quang.

    Trong dân gian, họ thường dùng lá sài đất tương, giã nát để đắp lên vùng da bị loét hoặc mẩn ngứa.

    Theo Y học hiện đại, thành phần tannin, saponin, pectin, mucin… có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da. Vì vậy, người bị mề đay có thể áp dụng bài thuốc này.

    Cách thực hiện với sài đất như sau:

    • Giã nát lá cây sài đất hoặc cho lá vào máy xay sinh tố, lọc bỏ phần bã ép lấy nước.
    • Đun phần nước đã lọc được với 2 lít nước. Sau 5 – 10 phút thì tắt bếp, để nguội.
    • Mẹ bầu pha thêm với nước lạnh để tắm, nên pha nước ấm tắm cho dễ chịu.

    4. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi chữa mề đay?

    Để cải thiện nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay, bên cạnh việc áp dụng những mẹo kể trên, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

    • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ các món có khả năng gây dị ứng.
    • Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh viêm da.
    • Nếu sử dụng mỹ phẩm hãy lựa chọn những thương hiệu chính hãng có thành phần thiên nhiên an toàn. Không sử dụng các chất tẩy, hóa chất độc hại cho da.
    • Không tiếp xúc dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa…
    • Lựa chọn quần áo thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi để mặc.
    • Chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
    • Dành thời gian luyện tập thể dục, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

    Bài viết trên đã giới thiệu xong các mẹo chữa mề đay cho mẹ bầu. Mặc dù chúng có tác dụng nhẹ nhưng nếu kiên trì thực hiện mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu, xóa tan cơn ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chủ động thăm khám da liễu để được hướng dẫn cách điều trị mề đay hiệu quả.

    Xem thêm:

     

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Nóng gan nổi mụn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 06/06/22
      Nóng gan nổi mụn, đặc biệt vào những ngày nắng nóng là nỗi lo của nhiều người. Tình trạng này…
      Cây chó đẻ chữa bệnh gan có tốt không? Thắc mắc của nhiều người bệnh 04/08/22
      Cây chó đẻ hay còn gọi là Diệp hạ châu từ lâu đã trở thành dược liệu quen thuộc trong…
      [Giải đáp] Cấu tạo và chức năng của gan đối với cơ thể như thế nào? 19/07/21
      Gan là một trong 5 tạng phủ, liên quan đến hơn 500 hoạt động của cơ thể và dễ bị…
      Nóng trong người nên ăn gì kiêng gì để làm mát cơ thể? 16/06/22
      Nóng trong người gây ra những bức bối, khó chịu cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe. Để cải thiện…
      Xem thêm