Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng - Cách điều trị
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH MỠ MÁU

    Cao huyết áp là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Trang Vũ

    07/07/21

    Cao huyết áp là tình trạng sức khỏe khó phát hiện do các triệu chứng không rõ ràng, bệnh diễn tiến âm thầm. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, làm tăng nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

    5/5 - (17 bình chọn)

    Nội dung bài viết được tham vấn chuyên môn từ Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Nguyên phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện y dược cổ truyền Việt Nam.

    1. Cao huyết áp là bệnh gì?

    Huyết áp cao hay tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch vượt ngưỡng cho phép, gây nên các vấn đề về sức khỏe, điển hình là bệnh tim. Theo thời gian, áp suất lưu thông máu trong động mạch tăng cao sẽ gây nhiều sức ép đến các mô, làm tổn hại mạch máu.

    cao huyết áp

    Cao huyết áp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm, đáng báo động

    Tăng huyết áp (THA) có thể phát triển âm thầm trong vài năm. Người bệnh khó nhận biết được triệu chứng của mình. Chính vì vậy, cần kiểm tra sức khỏe và đo huyết áp thường xuyên để nhận biết các thay đổi bất thường của bản thân.

    2. Huyết áp bao nhiêu là cao?

    Huyết áp (HA) được biểu thị bằng 2 con số (đơn vị đo: mmHg):

    • Huyết áp tâm thu (số cao hơn): đây là lực mà tim bơm máu đi khắp cơ thể.
    • Huyết áp tâm trương (số thấp hơn): biểu thị lực cản đối với lưu lượng máu trong mạch.

    Tại Việt Nam, việc đánh giá, chẩn đoán và điều trị cao huyết áp thường tuân theo hướng dẫn điều trị cập nhật từ hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Bỏ qua một số yếu tố về tuổi tác, giới tính, đánh giá chỉ số huyết áp được phân loại như sau:

    Phân loại HA Tâm thu HA Tâm trương
    Mức tối ưu <120 <80
    Bình thường <130 <85
    Tiền THA 130-139 85-89
    THA độ 1 140-159 90-99
    THA độ 2 160-179 100-109
    THA độ 3 ≥180 ≥110
    THA tâm thu đơn độc ≥140 <90

    Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp ở mức tốt nhất khi đạt dưới 120/80mmHg. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90mmHg được coi là tình trạng tăng huyết áp.

    3. Nguyên nhân làm tăng huyết áp

    Tùy vào từng loại cao huyết áp mà nguyên nhân xảy ra có thể khác nhau:

    3.1 Nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát

    Đây là loại THA phát triển theo thời gian mà không xác định được nguyên nhân. Hầu hết ở người trưởng thành đều có loại cao huyết áp này. Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa xác định chính xác cơ chế khiến huyết áp của chúng ta từ từ tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng này có thể chịu tác động từ nhiều yếu tố như:

    • Di truyền: THA là một bệnh có khuynh hướng di truyền, hoặc xảy ra do đột biến gen.
    • Thể chất thay đổi: Ví dụ như thận bị lão hóa làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của cơ thể, khiến huyết áp tăng lên.
    • Môi trường sống: Lối sống thiếu khoa học cũng giúp kích hoạt tình trạng CHA.
    nguyên nhân cao huyết áp

    Tăng huyết áp là bệnh lý có khuynh hướng di truyền

    3.2 Nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

    Tình trạng này có thể xu hướng xuất hiện đột ngột, do nhiều nguyên nhân như:

    • Có tiền sử bệnh thận, tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…
    • Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine,…
    • Sử dụng các chất kích thích: bia rượu, thuốc lá,…
    • Tăng huyết áp trong thai kỳ: thường xảy ra sau tuần thứ 20 do thiếu máu, nhiều nước ối, đa thai, thai phụ quá trẻ hoặc quá già,…

    4. Đối tượng nguy cơ

    Bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp nếu thuộc các đối tượng sau:

    • Người cao tuổi.
    • Người thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể chất.
    • Người hay sử dụng rượu bia, chất kích thích.
    • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
    • Trong gia đình có tiền sử cao huyết áp.

    5. Triệu chứng

    Hầu hết người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Ngay cả khi kết quả đo huyết áp đạt mức nguy hiểm. Tuy nhiên, một số biểu hiệu của tăng huyết áp nặng có thể bao gồm:

    • Đau đầu
    • Khó thở
    • Chảy máu cam
    • Đỏ bừng mặt
    • Chóng mặt
    • Tức ngực
    • Có máu trong nước tiểu

    Cách duy nhất để biết bạn có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên. Bạn có thể mua máy đo huyết áp để tự kiểm tra huyết áp tại nhà mỗi ngày.

    6. Cao huyết áp ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

    Áp lực quá lớn lên thành động mạch do tăng huyết áp có thể làm hỏng mạch máu và các cơ quan khác. Chỉ số đo được càng cao, không được kiểm soát trong lâu dài thì mức độ nguy hiểm càng lớn.

    biến chứng cao huyết áp

    Một số biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể phải đối mặt

    6.1 Tổn thương động mạch

    Huyết áp cao có thể gây cứng và dày động mạch (xơ vữa động mạch). Tình trạng này dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Bên cạnh đó, THA lâu ngày khiến mạch máu yếu dần và phình ra, tạo thành chứng phình động mạch. Trường hợp phần phình ra bị vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

    6.2 Tổn thương tim

    Tim phải làm việc liên tục để bơm máu chống lại áp suất cao hơn trong mạch. Điều này gây ra phì đại tâm thất trái, cản trở quá trình bơm máu, dẫn đến suy tim, loạn nhịp tim, đau tim,…

    6.3 Gây hại cho não bộ

    Các động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn làm cản trở lưu lượng máu đến não. Lúc này người bệnh dễ gặp phải các cơn thiếu máu cục bộ, gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng ghi nhớ, suy luận.

    Ngoài ra, người bệnh cao huyết áp còn dễ mắc phải các bệnh về chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

    7. Điều trị cao huyết áp như thế nào?

    Một số trường hợp nhẹ có thể kiểm soát huyết áp tại nhà thông qua chế độ ăn uống, tập luyện hoặc giảm cân,… Tuy nhiên với các trường hợp tăng huyết áp nặng hoặc kèm các bệnh liên quan như bệnh thận, đái tháo đường, mỡ máu,… Bác sĩ có thể yêu cầu thêm một số phương pháp điều trị như sau:

    7.1 Sử dụng thuốc hạ huyết áp

    Các loại thuốc được dùng trong điều trị huyết áp bao gồm:

    • Thuốc lợi tiểu: chlorthalidone, hydrochlorothiazide.
    • Thuốc ức chế ACE: lisinopril, benazepril, captopril.
    • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): candesartan (Atacand), losartan (Cozaar).
    • Thuốc chặn canxi: amlodipine (Norvasc), diltiazem (Cardizem, Tiazac).

    Trong quá trình sử dụng các loại thuốc này, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

    Xem thêm TOP 10 loại thuốc hạ huyết áp tốt nhất bác sĩ khuyên dùng

    7.2 Điều trị cao huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

    Một số trường hợp nguy hiểm, người bệnh cần được cấp cứu và có chế độ chăm sóc đặc biệt. Bệnh nhân có thể phải thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình. Người bệnh và gia đình cần phối hợp với bác sĩ để tối đa hóa hiệu quả điều trị.

    8. Phòng ngừa bệnh cao huyết áp

    Để phòng ngừa và hạn chế các biến chứng do tăng huyết áp gây ra, chúng ta cần chú ý một lối sống với:

    • Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm tốt cho tim mạch như rau xanh, hoa quả thay vì thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, cần tránh xa chất kích thích, đồ uống chứa cồn.
    • Tập thể dục mỗi ngày: ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe,… Tập thể dục cũng là cách kiểm soát cân nặng tốt cho cơ thể.
    • Theo dõi huyết áp thường xuyên: sớm phát hiện được nguy cơ tăng huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà hoặc đến các phòng khám, cơ sở y tế.

    Ngoài huyết áp cao, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh nên kiểm tra thường xuyên các chỉ số: Mỡ máu, đường huyết, cân nặng, vòng bụng. Chi tiết tại video:

    Ngoài ra, kiểm soát các bệnh lý có thể dẫn đến huyết áp cao cũng là cách phòng ngừa bệnh và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bạn và người thân.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    TIN XEM NHIỀU:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Bổ Gan Tâm Bình - Hỗ trợ thải độc gan, giảm nổi mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt, tăng cường chức năng gan.

    180.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Mỡ máu Tâm Bình - Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol và triglyceride, hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa mạch máu.

    200.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Máu nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì? 10 thực phẩm càng ăn càng giảm mỡ 10/09/24
      Tôi mới bị mỡ máu trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Thời gian này không có những dấu hiệu…
      Gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả nhất! 22/04/21
      Gan nhiễm mỡ độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh lý gan nhiễm mỡ nên nhiều người còn khá…
      Khám phá 15 loại thực phẩm tăng cholesterol tốt (HDL) 18/06/21
      Nâng cao chỉ số HDL-cholesterol cũng là một trong những cách cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Để hiện…
      {Tổng hợp} 12+ cách giải độc gan, thải độc gan tại nhà siêu tiết kiệm 05/08/21
      Hỏi: Dạo gần đây tôi có biểu hiện nổi mẩn đỏ, mụn nhọt ở lưng, người ngứa ngáy, khó chịu.…
      Xem thêm