Xét nghiệm chỉ số gan nhiễm mỡ giúp người bệnh biết được tình trạng gan mật của mình như thế nào. Từ đó có phương án điều trị và bảo vệ gan sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để biết được chỉ số gan nhiễm mỡ bình thường là bao nhiêu? Như thế nào là nguy hiểm?
1. Sự cần thiết của xét nghiệm chỉ số gan nhiễm mỡ
Hầu hết những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu đều không xuất hiện triệu chứng, biểu hiện cụ thể. Dẫn đến việc chẩn đoán chậm trễ, gây khó khăn trong điều trị. Chúng ta chỉ thực sự biết mình mắc bệnh khi khám sức khỏe định kỳ, thông qua sự bất thường ở các chỉ số aminotransferase máu hoặc alkaline trong những xét nghiệm thường quy.
Do đó, việc xét nghiệm chỉ số gan nhiễm mỡ là hết sức cần thiết giúp bạn biết được mình có đang thực sự sở hữu một lá gan khỏe mạnh hay không. Ngoài ra, nhiều người chỉ chú trọng việc siêu âm hay chụp cắt lớp mà bỏ qua các xét nghiệm. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ cho độ nhạy khoảng 60% trong việc phát hiện gan nhiễm mỡ. Bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm chỉ số khác để có được kết quả chính xác nhất.
: Gan nhiễm mỡ là bệnh gì? – Tìm hiểu ngay!
2. Có những chỉ số gan nhiễm mỡ nào trong xét nghiệm?
Bạn cần siêu âm và xét nghiệm máu để biết được mình có bị gan nhiễm mỡ hay không? Dưới đây là một số chỉ số cần quan tâm:
2.1 Chỉ số Transaminase
Trong xét nghiệm Transaminase sẽ bao gồm 2 chỉ số là:
- Chỉ số ALT (Alanine Transaminase): loại enzyme xuất hiện chủ yếu ở gan. Nồng độ ALT trong máu cao là dấu hiệu cảnh báo gan bị tổn thương.
- Chỉ số AST (Aspartate Transaminase): cũng được tìm thấy nhiều trong gan. Nồng độ AST cao báo hiệu nguy cơ tiềm ẩn các bệnh lý về gan.
Tỷ lệ ALT và AST giúp phần nào chẩn đoán mức độ và nguyên nhân gây bệnh gan. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh về gan sẽ có mức tăng chỉ số ALT cao hơn AST.
2.2 Xét nghiệm chỉ số men gan mật
Chỉ số ALP (photpho kiềm – APL): xuất hiện trong gan, xương và ống mật. Nồng độ enzyme này cao báo hiệu gan đang bị tổn thương.
Chỉ số GGT (Gamma-glutamyltransferase): enzyme được tìm thấy chủ yếu trong gan. GGT cao là biểu hiện của tổn thương gan mật. Loại enzyme này rất dễ bị ảnh hưởng bởi rượu bia, các loại thuốc,…
2.3 Chỉ số Albumin
Albumin là một chất có trong gan. Khi gan bị tổn thương sẽ mất đi khả năng sản xuất albumin. Do đó, khi xét nghiệm sẽ thấy nồng độ chất này giảm đi so với mức bình thường.
2.4 Chỉ số globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch là những loại protein có liên quan đến hệ miễn dịch. Trong đó sẽ có một số lượng được sinh ra ở gan và số khác được tạo ra từ bạch cầu. Globulin tăng mạnh ở những người mắc bệnh gan mãn tính.
2.5 Chỉ số Prothrombin time (PT)
PT giúp xác định thời gian đông máu của cơ thể. Trong trường hợp máu khó đông chính là dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ. Trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng, thiếu vitamin K, PT sẽ kéo dài hơn bình thường, gây chảy máu quá mức.
2.6 Chỉ số bilirubin
Bilirubin là chất có màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Nếu bilirubin tăng lên, có thể xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu. Khi nồng độ này cao lên trong máu, rất có thể gan của bạn đang gặp vấn đề.
3. Đánh giá chỉ số gan nhiễm mỡ bao nhiêu là nguy hiểm?
Hiện nay, để đánh giá gan có nhiễm mỡ hay không, trong xét nghiệm người ta dùng 4 chỉ số: ALT (SGPT), AST (SGOT), ALP và GGT.
Các chỉ số này ở trạng thái bình thường khi:
Chỉ số | Nồng độ bình thường (UI/L) |
ALT | 20-40 |
AST | 20-40 |
ALP | 35-115 |
GGT | 3-60 |
Bảng các chỉ số gan nhiễm mỡ ở mức bình thường
(!!) Khi các chỉ số này vượt ra khỏi ngưỡng trên, nghĩa là bạn có nguy cơ cao mắc gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ, 2 chỉ số ALT và AST thường tăng cao hơn 2-3 lần so với mức bình thường.
4. Làm gì khi mắc hoặc có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ có diễn tiến âm thầm, khó nhận biết. Bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để mà cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để kiểm soát sự phát triển lên các giai đoạn nguy hiểm.
Những việc bạn nên làm bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là sức khỏe của gan để sớm phát hiện sự bất thường.
- Xét nghiệm chức năng gan định kỳ ít nhất 1 năm/lần.
- Chú ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị, tránh lạm dụng những loại thuốc có thể hủy hoại chức năng gan.
- Nói không với rượu bia, chất kích thích. Đặc biệt là trong giai đoạn đang điều trị bệnh.
- Giữ tâm lý thoải mái. Tình trạng căng thẳng, stress có thể khiến biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là chất xơ và vitamin từ rau xanh và trái cây tươi.
- Luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
Số người mắc gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng. Do đó việc chẩn đoán và phòng ngừa bệnh cần được đẩy mạnh. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về chỉ số gan nhiễm mỡ trên đây đã phần nào cung cấp cho quý độc giả những kiến thức hữu ích xung quanh căn bệnh này.
XEM THÊM:
- Chỉ số triglyceride cao – Theo dõi để phòng biến chứng
- Gan nhiễm mỡ độ 2 – Điểm mặt những nguyên nhân làm khởi phát bệnh
- [Cẩm nang] 9+ cách chữa gan nhiễm mỡ tại nhà, uống đâu hiệu quả đó
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.