Hướng dẫn kỹ thuật châm cứu chữa thần kinh liên sườn mới nhất 2024
Kiểm tra đơn hàng Tuyển dụng
  • vi
  • en
  • BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP

    Hướng dẫn kỹ thuật châm cứu chữa thần kinh liên sườn mới nhất 2024

    Tham vấn y khoa: Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Biên tập viên: Linh Chi

    22/01/21

    Châm cứu chữa thần kinh liên sườn là một trong những biện pháp điều trị được đánh giá là khá an toàn và có hiệu quả. Chuyên gia sẽ lý giải cách tiến hành và những lưu ý trong quá trình thực hiện phương pháp này.

    5/5 - (53 bình chọn)

    1. Tác dụng của châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    Châm cứu chữa thần kinh liên sườn là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt chi phối dây thần kinh liên sườn. Hiệu quả của châm cứu đối với chữa trị đau dây thần kinh liên sườn có thể kể đến là:

    • Giải phóng cơ, dây thần kinh liên sườn bị chèn ép
    • Kích thích cơ thể sản sinh endorphin – chất giảm đau tự nhiên
    • Giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc tây giảm đau
    • Tạo cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng cho người bệnh
    • Hỗ trợ các phương pháp điều trị khác

    Châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    Xem thêmĐau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    2. Kỹ thuật châm cứu chữa đau dây thần kinh liên sườn

    Về kỹ thuật châm cứu nói chung có 14 kỹ thuật như: mai hoa châm, hào châm, mãng châm, điện châm, cấy chỉ, ôn châm, laser châm… Tuy nhiên, để điều trị đau dây thần kinh liên sườn người ta dùng điện mãng châm và thủy châm.

    2.1. Điện mãng châm

    • Dùng trong trường hợp đau thần kinh liên sườn do lạnh, chấn thương, zona.
    • Bác sĩ sẽ sử dụng máy điện châm 2 tần số bổ (từ 1 – 3Hz) và tả (từ 5 – 10Hz).
    • Người bệnh sẽ nằm, gối cao đầu hoặc ngồi.
    • Sử dụng kim châm cứu vô khuẩn loại 8 – 10 – 12 cm châm vào huyệt đạo
    • Cặp dây của máy điện châm sẽ được nối với kim đã châm vào huyệt theo tần số. Cường độ nâng dần từ 0 – 150 microAmpe tùy theo mức chịu đựng của người bệnh.
    • Thời gian trong vòng 20 – 30 phút/lần/ngày.
    • Liệu trình từ 15 – 30 lần.
    Điện mãng châm chữa thần kinh liên sườn

    Điện mãng châm chữa đau dây thần kinh liên sườn

    2.2. Thủy châm

    • Dùng trong trường hợp đau thần kinh liên sườn do lạnh, chấn thương, zona.
    • Người bệnh nằm hoặc ngồi
    • Bác sĩ sẽ tiến hành châm kim vào huyệt vị. Sau đó từ từ bơm thuốc vào huyệt qua bơm tiêm, mỗi huyệt từ 1 – 2 ml thuốc. Loại thuốc do bác sĩ chỉ định đối với từng người bệnh.
    • Mỗi lần thủy châm vào 2 – 3 huyệt/ngày.
    • Liệu trình từ 15 – 30 lần.
    Thủy châm chữa đau thần kinh liên sườn

    Thủy châm chữa đau dây thần kinh liên sườn

    3. Các huyệt vị châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh như do phòng hàn, huyết ứ, khí uất kết, đàm ẩm… mà bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt khác nhau.

    • A thị: là vị trí đau nhất vùng liên sườn khi day ấn.
    • Nội quan: ở giữa gân cơ tay lớn và bé, trên cổ tay 4 cm.
    • Dương lăng: điểm lõm giữa đầu trên xương chày và xương mác.
    • Tam âm giao: ở mé trong cẳng chân, trên mắt cá chân 4 ngón tay.
    • Phong long: tại giao điểm giữa nếp kheo chân và mắt cá chân ngoài, lên trên 16 cm.
    • Dương lăng tuyền: điểm lõm phía trước, dưới đầu nhỏ của xương mác, khe giữa cơ mác và cơ duỗi ngón chân.
    • Túc tam lý: cách chỗ lõm bờ dưới ngoài xương bánh chè đo xuống 6 cm.
    • Can du: nằm giữa đốt sống ngực số 9 và số 10 ngang ra 2 bên 1 khoảng cách bằng chiều rộng 2 đốt ngón tay.
    • Thần môn: trên lằn cổ tay, phần lõm giữa xương đậu và đầu dưới xương trụ.
    • Kỳ môn: nằm ở khoảng giữa sườn từ 6 – 7 từ trên xuống.
    • Hành gian: nằm giữa kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ hai, gần về phía mé ngón chân cái.
    • Trung quản: Nằm trên đường trắng giữa bụng, trên rốn 8 cm.
    huyệt vị châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn

    Tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt khác nhau

    4. Đối tượng chống chỉ định

    Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Theo webmd.com, châm cứu chống chỉ định đối với:

    • Người bệnh bị đau thần kinh liên sườn có chèn ép tủy như: Lao cột sống, u tủy, chấn thương cột sống
    • Người bị máu khó đông hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu
    • Người bị bệnh tim, sử dụng máy tạo nhịp tim
    • Người có tinh thần không ổn định
    • Phụ nữ mang thai
    chống chỉ định châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    Phụ nữ mang thai chống chỉ định châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    5. Quy trình châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    • Người bệnh được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị.
    • Trước khi tiến hành châm cứu, người bệnh sẽ được tư vấn, giải thích kỹ về quy trình.
    • Người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm hoặc ngồi ở tư thế phù hợp.
    • Xác định và sát khuẩn da vùng huyệt.
    • Châm kim vào huyệt theo kỹ thuật sử dụng trong khoảng thời gian từ 20 – 30 phút cho 1 lần châm.
    • Rút kim, sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
    • Theo dõi phản ứng tại vị trí châm kim và toàn thân trước, trong và sau châm cứu.
    • Hẹn lịch tái khám và lần điều trị tiếp theo.
    Quy trình châm cứu chữa thần kinh liên sườn

    Người bệnh sẽ được giải thích cặn kẽ quy trình châm cứu trước khi tiến hành

    6. Châm cứu điều trị đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?

    Theo mayoclinic.org, trong trường hợp bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị đảm bảo, rủi ro của châm cứu là rất thấp. Tuy hiếm nhưng người bệnh có thể gặp các trường hợp sau:

    • Đau nhức, chảy máu nhẹ, bầm tím nơi châm kim
    • Hoa mắt, chóng mặt
    • Vã mồ hôi
    • Mạch nhanh
    • Sắc mặt nhợt nhạt

    Khi xảy ra các hiện tượng này, bác sĩ sẽ nhanh chóng dừng châm cứu, lau mồ hôi, ủ ấm, cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể bấm một số huyệt để giúp người bệnh trở lại trạng thái bình thường.

    7. Châm cứu chữa đau dây thần kinh liên sườn ở đâu?

    Nhằm đảm bảo độ an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị. Sau đây là 5 địa chỉ châm cứu chữa thần kinh liên sườn:

    Bệnh viện Địa chỉ Thời gian khám
    Bệnh viện Châm cứu Trung ương Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội Thứ 2 – thứ 6: Từ 8h00 – 17h00
    Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương Số 22 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội Thứ 2 – thứ 6: Từ 7h30 – 16h30
    Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Số 1 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Thứ 2 – Thứ 6: Từ 6h30 – 17h00
    Viện Y Dược học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh Thứ 2 đến Thứ 6: Từ 6h30 – 19h00
    Bệnh viện Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh Số 179 – 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Thứ 2 – Thứ 6: Từ 6h00 – 16h30

    8. Lưu ý khi chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu

    TTƯT.Ths.Bs. Nguyễn Thị Hằng (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh – Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam) đưa ra một vài lời khuyên đối với bệnh nhân:

    • Để châm cứu chữa thần kinh liên sườn đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ.
    • Người bệnh cần kiên trì, không nóng vội trong quá trình điều trị.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
    • Trước khi châm cứu không nên ăn quá no hoặc quá đói.
    • Nếu trong quá trình chữa trị gặp bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần thông báo ngay với bác sĩ.

    Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về châm cứu chữa thần kinh liên sườn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. Chuyên gia của chúng tôi cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn thông qua tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn phí 0865 344 349 hoặc chat trực tiếp.

    Chat với bác sĩ ngay

    Chat với bác sĩ ngay

    XEM THÊM:

    Nguồn tham khảo

    Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

    Tham Vấn Y Khoa

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

    Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Viên Khớp Tâm Bình - Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp.

    96.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.8 (98) Đã bán 4.1k

    Viên Gout Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng đau do gút. Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

    160.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Thấp Diệu Nang Tâm Bình - Hỗ trợ giảm triệu chứng của đau thần kinh tọa, đau do thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy.

    84.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    4.9 (253) Đã bán 9.3k

    Khớp AKA Tâm Bình - Hỗ trợ khả năng vận động của khớp, duy trì và tái tạo sụn khớp, tăng tiết dịch khớp.

    185.000đ Bán chạy Thêm vào giỏ
    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gửi câu hỏi tư vấn





      Các bài viết khác

      Lười vận động và những tác động không ngờ tới xương khớp 05/09/23
      Lười vận động đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối trong một bộ phận dân cư, đặc…
      Thuốc Corticoid: Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng 17/10/19
      Thuốc Corticoid là một trong những nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Vậy thuốc Corticoid…
      Đau xương cụt có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? 21/09/19
      Đau xương cụt không những gây ra bất tiện trong cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức…
      Đau rễ thần kinh cột sống – Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị 20/08/21
      Đau rễ thần kinh cột sống gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.…
      Xem thêm