Sử dụng tim sen chữa mất ngủ là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách pha tim sen chữa mất ngủ. Nếu bạn đang mất ngủ và muốn thử tim sen thì đọc ngay bài viết này.
1. Tại sao tim sen có tác dụng chữa mất ngủ?
Tim sen hay còn có tên gọi khác là tâm sen, liên tâm. Đây là phần mầm màu xanh bên trong hạt sen.
Theo nhận định của giới Y học cổ truyền, tim sen có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, hạ hỏa, trấn kinh, an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Với Y học hiện đại, tim sen chứa alkaloid, nelumbin, liensinin… Các hoạt chất này có tác dụng ổn định hệ thần kinh trung ương, cải thiện tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, mất ngủ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tim sen có khả năng bồi bổ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Từ những dẫn chứng trên cho thấy, tim sen rất tốt cho đối tượng mất ngủ. Đối tượng mất ngủ do suy nhược cơ thể, thường xuyên lo âu, thần kinh căng thẳng có thể sử dụng tim sen để cải thiện.
Ngoài công dụng chữa mất ngủ, tim sen còn giúp:
- Ổn định huyết áp, tốt cho tim mạch
- Chữa bệnh ù tai
- Chữa chứng di tinh, mộng tinh
- Tăng cường sức khỏe
Tìm hiểu ngay:
Mất ngủ kéo dài: Nguyên nhân, tác hại, giải pháp điều trị hiệu quả
2. Hướng dẫn 7 cách pha tim sen chữa mất ngủ hiệu quả – Thử là mê
Có rất nhiều cách dùng tim sen chữa mất ngủ, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác. Với chứng mất ngủ, bạn có thể áp dụng những cách sau:
2.1. Cách pha trà tim sen độc vị chữa mất ngủ
Về bản chất, tim sen là dược liệu mang tính chữa mất ngủ. Vì vậy, khi sử dụng tim sen, bạn không nhất thiết phải kết hợp với bất kỳ nguyên liệu khác. Sử dụng độc vị tim sen cũng mang lại hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho một lượng tim sen vừa đủ vào bình trà;
- Đổ 200ml nước sôi để hãm như hãm nước trà, khoảng 15 – 20 phút;
- Khi tim sen lắng xuống đấy bình có thể gạn lấy phần nước để uống.
*Lưu ý: Không dùng quá nhiều tim sen hay pha quá loãng, điều này sẽ làm mất công dụng của bài thuốc.
2.2. Kết hợp tim sen với hoa nhài, táo nhân và lá vông
Với những trường hợp khó uống độc vị tim sen bởi vị đắng, bạn có thể kết hợp với các dược liệu khác để giảm độ đắng. Bên cạnh đó, các vị dược liệu như hoa nhài, táo nhân, lá vông cũng có tác dụng chữa mất ngủ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 3g tim sen, 3g hoa nhài, 3g táo nhân, 3g lá vông khô.
- Cho toàn bộ nguyên liệu vào bình trà;
- Tiếp theo, bạn cho nước sôi vừa đủ để hãm trà, hãm trong thời gian 10 – 15 phút.
- Khi các tinh chất dược liệu tan hoàn toàn trong nước, bạn gạn lấy phần nước.
- Kiên trì sử dụng trong nhiều ngày sẽ thấy có tác dụng ngủ ngon.
2.3. Chữa mất ngủ với tâm sen và cam thảo
Theo Đông y, cam thảo vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau hiệu quả. Nếu bạn bị mất ngủ, khó ngủ kèm theo nóng trong người thì có thể kết hợp tim sen với cam thảo.
Cách pha như sau:
- Chuẩn bị 2g cam thảo khô, 3g tâm sen.
- Cam thảo tán thành bột mịn, cho tâm sen và cam thảo vào bình trà.
- Tiếp theo, bạn cho nước sôi vào hãm như hãm trà, sau 15 phút có thể uống.
Cam thảo có thể hạn chế vị đắng của tim sen. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến dược tính của bài thuốc, người bệnh có thể sử dụng cam thảo dạng khô miếng hoặc dạng tán thành bột mịn.
2.4. Cách pha tim sen với hoa nhài, sinh thảo quyết minh chữa mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mãn tính) là tình trạng mất ngủ nhiều năm và khó cải thiện. Khi mắc phải, hầu hết người bệnh đều ngủ không sâu giấc, thường xuyên mệt mỏi.
Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể kết hợp tim sen cùng hoa nhài, thảo quyết minh sao vàng.
Cách pha như sau:
- Chuẩn bị 3-5g tim sen, 10g hoa nhài hoặc hoa hòe, 8-10g thảo quyết minh.
- Mang toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị cho vào ấm.
- Tiếp theo, bạn đổ 1 lít nước sôi để hãm như nước trà khoảng 20 phút.
- Gạn lấy phần nước cốt để uống thay cho nước trà. Có thể uống hết một lần hoặc dùng dần trong ngày.
2.5. Kết hợp tim sen, mạch môn, hạt muồng chữa chứng mất ngủ
Thêm một cách pha tim sen chữa mất ngủ nữa khi kết hợp với mạch môn, hạt muồng. Hai nguyên liệu được Đông y đánh giá là có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Cách pha tim sen như sau:
- Chuẩn bị 3-5g tim sen, 8-10g hạt muồng, 12g mạch môn.
- Toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, sao khô rồi hãm với lượng nước vừa đủ.
- Dùng nước vừa hãm để uống thay trà và dùng trong ngày.
2.6. Pha tim sen kết hợp với mật ong
Kết hợp tim sen với mật ong sẽ cho bạn thức uống vừa ngon lại tốt cho sức khỏe. Cái đắng của tim sent rung hòa với vị ngọt dịu của mật ong làm cho ly trà có vị thơm, lôi cuốn. Người mất ngủ có thể thử cách pha này để cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe.
Cách pha tim sen và mật ong:
- Đun sôi 500ml nước sôi để nguội về mức 95 độ C. Nếu không thể tự đo nhiệt độ thì có thể ước chừng.
- Dùng nước sôi tráng tách trà và ly uống 1 lượt.
- Sau đó, bạn dùng 3g tim sen cho vào tách trà rồi cho 1 ít nước nóng vào lắc nhẹ. Đổ nước đầu tiên đi.
- Tiếp theo, bạn cho 200ml nước vào tách trà tim sen, đợi chừng 5 phút.
- Sau 5 phút, bạn gạn trà lấy nước rồi pha thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều.
- Thưởng thức ly nước trà tim sen mật ong buổi tối để có cảm giác thư giãn, ngủ ngon.
2.7. Pha tim sen với hoa hòe, hoa cúc vàng
Theo Đông y, nụ hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện mất ngủ. Hoa cúc giúp an thần, có lợi cho người mất ngủ. Do đó, bạn có thể tham khảo bài thuốc kết hợp tim sen với hoa hòe, hoa cúc.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3-5g tim sen, 10g hoa hòe khô, 5g hoa cúc khô;
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm nước nóng vào lắc nhẹ, bỏ nước đầu;
- Tiếp theo bạn cho 500ml nước sôi vào hãm trà trong 15 phút, lấy nước này uống hàng ngày.
3. Một số lưu ý khi sử dụng tim sen chữa mất ngủ
Tim sen là nguyên liệu lành tính, an toàn và có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên, để đạt kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
3.1. Đối tượng không được sử dụng tim sen
Nếu thuộc nhóm đối tượng này, bạn không được sử dụng tim sen:
- Người có tỳ vị suy nhược, bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mạn tính
- Người huyết áp thấp
- Phụ nữ đang mang thai, cho con bú
3.2. Một số tác dụng phụ khi sử dụng tim sen
Khi sử dụng tim sen, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ sau:
- Rối loạn tiêu hóa, nhất là tiêu chảy
- Thành phần alkaloid có trong tim sen có tác dụng an thần nhưng nếu dùng với liều lượng nhiều, trong thời gian dài có thể tích lũy độc tính trong cơ thể. Thận trọng tránh dùng quá liều
3.3. Những lưu ý sử dụng tim sen đúng cách
- Mua tim sen ở những cơ sở bán hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sao vàng tim sen trước khi sử dụng là bước cần thiết giúp tim sen loại bỏ độc tố.
- Không dùng quá liều lượng tim sen trong 1 ngày để tránh phản tác dụng.
- Không dùng tim sen trong thời gian dài.
- Để đạt hiệu quả cải thiện giấc ngủ nên kết hợp sử dụng tim sen với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên.
- Trong quá trình chữa mất ngủ, người bệnh cần kiêng cafe, trà đặc.
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách pha tim sen chữa mất ngủ đơn giản nhưng hiệu quả. Mặc dù tim sen có tác dụng cải thiện mất ngủ nhưng người bệnh cũng cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Sau 1 thời gian áp dụng nếu không cải thiện phải đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.
Đừng quên liên hệ hotline 0343 44 66 99 để được chuyên gia tư vấn, hỗ trợ giải pháp cải thiện giấc ngủ.
Xem thêm:
- Cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ – Áp dụng ngay nếu bạn đang đếm cừu
- Bị mất ngủ nên ăn gì, kiêng gì? – Bổ sung hàng ngày cho bạn yên giấc mỗi đêm
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tác dụng của tim sen
https://vietnamtimes.org.vn/hues-lotus-tea-the-fine-art-in-the-tea-culture-20203.html - Tìm hiểu về tác dụng của tim sen
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4424443/
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.