Người bị bệnh gút rất quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bản thân. Do đó, khi đứng trước bất kỳ một loại thực phẩm nào người bệnh luôn băn khoăn liệu có nên ăn không và ăn với lượng bao nhiêu. Không nằm ngoài mối bận tâm đó, câu hỏi bệnh gút có ăn được mì tôm không cũng làm đau đầu nhiều người. Hãy cùng tìm lời đáp ngay dưới đây.
1. Tác hại của mì tôm đối với người bệnh gout
Mì tôm hay mỳ ăn liền là món ăn đã trở nên quen thuộc, thậm chí là món khoái khẩu của nhiều người. Bởi mì tôm chế biến nhanh, rẻ, hương vị thơm ngon. Nhưng việc ăn quá nhiều mì tôm có thể dẫn tới một số vấn đề cho người mắc bệnh gout.
– Giảm đào thải axit uric qua đường nước tiểu: Lượng muối lớn trong mì tôm sẽ tạo gánh nặng lên thận. Lâu dần nó sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận, khiến thận khó đào thải được lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
– Gia tăng phản ứng viêm: Muối, chất tạo ngọt, chất bảo quản trong mì tôm khi ăn lượng nhiều có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
– Gây tăng cân: Nhiều loại mì tôm thường chứa khoảng 60% thành phần từ bột mì và 40% chất béo không lành mạnh. Đây chính là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
– Làm loãng xương: Chất phosphate trong mì tôm làm giảm mật độ xương.
– Ít chất dinh dưỡng: Trong mì tôm hầu như không có chất xơ, vitamin, canxi.
Bệnh gút là gì? Có nguy hiểm không?
2. Bệnh gút có ăn được mì tôm không?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout. Người bệnh cần tránh nạp vào cơ thể những thực phẩm gây hại cho sức khỏe cũng như khiến bệnh chuyển biến xấu.
Như đã đề cập ở trên, mì tôm không mang lại lợi ích cho người bệnh gout. Do đó, câu trả lời cho bệnh gút có ăn được mì tôm không là nên hạn chế mì tôm.
3. Gợi ý 3 loại mì thay thế mì tôm cho người bệnh gút
Thay vì ăn mì tôm, người bệnh có thể thay thế bằng các loại mì khác. Nhìn chung, các loại mỳ này ít chất béo và muối. Thêm vào đó chúng chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, cách chế biến loại mì này cũng cầu kỳ hơn mì ăn liền. Thay vì ngâm ăn trực tiếp thì bạn phải nấu cùng các nguyên liệu khác.
– Mì gạo: Đây là loại mì được chế biến từ bột gạo tẻ không chứa purin và chất béo. Do đó, nó phù hợp với người bệnh gout.
– Mì gạo lứt: Nhiều người bệnh sử dụng gạo lứt chữa bệnh gout. Vì nó giúp tăng đào thải axit uric, chứa phytosterol và sterol chống viêm, giảm đau khớp. Hơn nữa, gạo lứt còn chứa lượng lớn canxi, magie giúp xương chắc khỏe. Gạo lứt cũng nằm trong chế độ ăn giảm cân của nhiều người. Do đó, người bệnh gout có thể sử dụng loại mì làm từ gạo lứt.
– Mì rau củ: Loại mì này được làm từ bột gạo tẻ và bột rau củ. Do đó, ngoài tinh bột, nó còn cung cấp thêm chất xơ, vitamin và chất khoáng. Các loại mì rau củ có thể kể đến là: Mì bí đỏ, mì chùm ngây, mì khoai lang…
4. Cách ăn mì tôm khi “thèm” đối với người bệnh gout
Nếu không thể chống lại cảm giác thèm mì tôm, người bệnh có thể ăn một chút loại mì này. Thay vì ăn cả vắt mì hãy bẻ đôi để ăn một nửa. Và chỉ nên ăn tối đa 2 bữa/tháng.
Ngoài ra có thể áp dụng cách nấu mì như sau:
– Vứt bỏ gói gia vị, gói mỡ: Việc này sẽ giúp giảm lượng chất béo, muối nạp vào cơ thể.
– Trụng vắt mì với nước sôi: Để loại bỏ bớt chất béo trong vắt mì. Đổ bỏ nước trụng.
– Nấu mì thay vì úp mì hoặc xào mì.
– Thêm rau xanh: Điều này sẽ giúp giảm lượng mì tôm nạp vào cơ thể cũng như cung cấp thêm chất xơ.
– Thêm thịt lợn nạc, thịt ức gà: Các loại thịt này vừa cung cấp dinh dưỡng vừa phù hợp với người bệnh gút.
5. Lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh gút
Người bệnh cần coi trọng các nguyên tắc chung của một chế độ ăn uống cân bằng như sau:
– Giảm cân: Nhiều nghiên cứu cho thấy, giảm cân góp phần giảm nồng độ axit uric. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể ở mức cho phép cũng là cách giúp giảm bớt áp lực lên khớp.
– Bổ sung tinh bột lành mạnh: Tinh bột là thành phần chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nhưng nên chọn cách bổ sung tinh bột từ nguồn lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt.
– Uống đủ nước: Nước là thành phần không thể thiếu với cơ thể, đặc biệt là với bệnh nhân gút. Cung cấp 2 lít nước mỗi ngày là con số nên đạt tới của người bị bệnh gút.
– Hạn chế chất béo bão hòa: Cơ thể cần chất béo nhưng nên cắt giảm chất béo bão hòa từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Trên đây là thông tin tham khảo cho bệnh gút có ăn được mì tôm không. Nếu cần tư vấn về chế độ dinh dưỡng và các vấn đề có liên quan tới bệnh gout hãy chat trực tiếp với chuyên gia.
XEM THÊM
- Giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được lạc không
- Bệnh gút có ăn được măng không? Lý giải từ chuyên gia
- Đi tìm câu trả lời cho bệnh gout ăn được quả bơ không
Tâm Bình giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.
- Tác hại đáng sợ của việc ăn nhiều mì tôm
https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-dang-so-cua-viec-an-nhieu-mi-tom-169101699.htm - Loại thực phẩm nên kiêng cho người bệnh gút
https://vfa.gov.vn/dinh-duong-hop-ly/loai-thuc-pham-nen-kieng-cho-nguoi-benh-gut.html
Tham Vấn Y Khoa
Ths.Bs Nguyễn Thị HằngThs.Bs Nguyễn Thị Hằng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú năm 2015. Bà là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, gan mật, tiêu hóa, sinh lý… Hơn 20 năm công tác tại các bệnh viện lớn, ThS.BS Nguyễn Thị Hằng đã cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp Y tế nước nhà, dành được nhiều giải thưởng, bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.